Tag

Thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra với TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu

Tin tức 20/03/2025 13:37
aa
Sáng 20/3, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra năm 2025 đối với các Ban Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy các địa phương: TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Lập 7 Đoàn Kiểm tra về rà soát, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến các dự án giao thông trọng điểm Lập 7 tổ công tác kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn kiểm tra, đôn đốc tiến độ 4 tuyến cao tốc trọng điểm phía bắc Phó Thủ tướng Lê Thành Long kiểm tra, đôn đốc tiến độ 4 dự án đường cao tốc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc kiểm tra nhằm nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phát hiện và nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt, điển hình tiên tiến - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc kiểm tra nhằm nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phát hiện và nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt, điển hình tiên tiến - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự hội nghị có đồng chí Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TP HCM; các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc, Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn kiểm tra, các thành viên đoàn kiểm tra, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương.

Việc kiểm tra với Ban Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy 3 địa phương tập trung vào việc thực hiện 4 nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Trung ương gồm:

Thứ nhất, Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" và Kết luận số 121-KL/TW, ngày 24/1/2024 của Ban Chấp hành Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18, gắn với việc thành lập và hoạt động của các đảng bộ mới (Nghị quyết 18).

Thứ hai, Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 của Bộ Chính trị về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và Kết luận số 118-KL/TW, ngày 18/1/2025 điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Chỉ thị 35 (Chỉ thị 35).

Thứ ba, Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57).

Thứ tư, Kết luận 123-KL/TW, ngày 24/1/2025 của Ban Chấp hành Trung ương về Đề án bổ sung về phát triển kinh tế-xã hội năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng đạt 8% trở lên (Kết luận 123).

Thủ tướng đề nghị đoàn kiểm tra tiếp thu các ý kiến, trao đổi với các cơ quan được kiểm tra để rà soát lại, thống nhất về các số liệu, nội dung, nhất là đánh giá về những việc đã làm được, những việc chưa làm được, cách làm hay, kinh nghiệm tốt để nhân rộng, các đề xuất, kiến nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng đề nghị đoàn kiểm tra tiếp thu các ý kiến, trao đổi với các cơ quan được kiểm tra để rà soát lại, thống nhất về các số liệu, nội dung, nhất là đánh giá về những việc đã làm được, những việc chưa làm được, cách làm hay, kinh nghiệm tốt để nhân rộng, các đề xuất, kiến nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Phát biểu kết luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Đoàn kiểm tra đánh giá cao công tác chuẩn bị của các địa phương về các nội dung kiểm tra theo hướng dẫn của Bộ Chính trị, tiến hành tự kiểm tra và tạo điều kiện cho đoàn kiểm tra làm việc, trong bối cảnh công việc nhiều, đòi hỏi chất lượng cao, thời gian ngắn và tình hình đang có nhiều thay đổi.

Theo Thủ tướng, việc kiểm tra nhằm nắm tình hình, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn một số chuyên đề công tác trọng tâm năm 2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, phát hiện và nhân rộng những mô hình hay, cách làm tốt, điển hình tiên tiến, chỉ ra những việc chưa làm được để làm tốt hơn.

Kết quả kiểm tra và các ý kiến đều khẳng định việc kiểm tra là hết sức cần thiết, phù hợp tình hình thực tế, Thủ tướng đề nghị đoàn kiểm tra tiếp thu các ý kiến, trao đổi với các cơ quan được kiểm tra để rà soát lại, thống nhất về các số liệu, nội dung, nhất là đánh giá về những việc đã làm được, những việc chưa làm được, những khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ, cách làm hay, kinh nghiệm tốt để nhân rộng, các đề xuất, kiến nghị.

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Văn Nên phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Trưởng Đoàn kiểm tra ghi nhận, biểu dương các cấp ủy các địa phương đã nghiêm túc, chủ động, tích cực triển khai cả 4 nhiệm vụ được kiểm tra, đây đều là những trọng tâm trong chương trình công tác của Bộ Chính trị, Bí thư, đặc biệt là triển khai Nghị quyết 57 với các giải pháp mạnh mẽ hơn, quyết liệt hơn, sát tình hình hơn, hiệu quả hơn.

Từ đó, trên cơ sở kế thừa những kết quả trước đây, việc triển khai 4 nhiệm vụ bước đầu đạt hiệu quả tích cực; huy động được cả hệ thống chính trị vào cuộc; đại đa số người dân đồng tình, ủng hộ với tinh thần "Đảng đã chỉ đạo, Chính phủ đã thống nhất, Quốc hội đồng tình, nhân dân ủng hộ, Tổ quốc mong đợi thì chỉ bàn làm, không bàn lùi".

Đoàn kiểm tra sẽ tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện báo cáo, nhất là về những khó khăn, vướng mắc, các đề xuất, kiến nghị, các mô hình hay, cách làm tốt mang lại hiệu quả để báo cáo Bộ Chính trị.

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với TP HCM – một trung tâm, đầu tàu kinh tế lớn, Thủ tướng biểu dương địa phương này trong bối cảnh có biến động nhân sự lãnh đạo nhưng đã nhanh chóng ổn định tình hình, không để gián đoạn trong triển khai nhiệm vụ; làm tốt công tác chính trị, tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, giữ vững và phát huy đoàn kết, thống nhất.

Trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy, TP HCM đã giảm 15% tổ chức bên trong, giảm biên chế 20%. Đặc biệt, TP HCM tích cực đẩy mạnh, chủ động triển khai thực hiện Nghị quyết 57, việc thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số tương đối xuyên suốt so với các địa phương khác, đẩy mạnh phát triển giáo dục đào tạo, nhất là giáo dục ngoài công lập…

Thành phố cũng khẩn trương ban hành chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Kết luận 123, phấn đấu đạt tăng trưởng kinh tế 2 con số, cao hơn chỉ tiêu được giao (8,5%). Đồng thời, rất tích cực, nỗ lực xử lý các dự án tồn đọng, kéo dài nhiều năm.

Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Viết Thanh phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa-Vũng Tàu Phạm Viết Thanh phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Lưu ý thêm một số nội dung, Thủ tướng đề nghị TP HCM xây dựng kịch bản tăng trưởng cho các quý; thúc đẩy đầu tư công mạnh mẽ hơn nữa; tiếp tục xử lý các dự án tồn đọng; đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng, phát triển nhà ở xã hội và rà soát lại để xoá dứt điểm nhà tạm, nhà dột nát.

Với Bà Rịa-Vũng Tàu, Thủ tướng đề nghị phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, tiếp tục thực hiện hiệu quả các nghị quyết, kết luận, chỉ đạo của Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ.

Trong đó, lưu ý bố trí ngân sách nước từ 3-5% cho khoa học công nghệ để thực hiện Nghị quyết 57; có kịch bản tăng trưởng cho các quý; rà soát lại các dự án tồn đọng để đề xuất phương án xử lý; đẩy mạnh khai thác dầu khí; đẩy mạnh triển khai các dự án PPP để góp phần huy động vốn đầu tư khoảng 60% quy mô GRDP; đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư…

Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương Nguyễn Văn Lợi phát biểu tại hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Với Bình Dương, với vai trò là một địa phương có nhiều thuận lợi, Thủ tướng biểu dương tinh thần chủ động, sáng tạo, nỗ lực rất lớn, quyết liệt, đồng bộ trong triển khai các nhiệm vụ, đặc biệt là chủ động trong phát triển hạ tầng, thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Thủ tướng lưu ý, với lượng công nhân, lao động lớn, Bình Dương cần tập trung phát triển nhà ở xã hội, bảo đảm người dân tiếp cận bình đẳng về nhà ở; tiên phong trong giải quyết các vấn đề liên quan y tế, chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe người dân; tăng cường giáo dục-đào tạo – đây là những nền tảng cho đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; đẩy mạnh hơn nữa phát triển xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn…

Các đại biểu dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Các đại biểu dự hội nghị - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng lưu ý với cả 3 địa phương, tăng trưởng cao nhưng phải bền vững, trên nền tảng giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, như đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới, các ngành mới nổi; bảo đảm tiến bộ, công bằng, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường sáng, xanh, sạch, đẹp, khắc phục ô nhiễm môi trường.

Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đồng thời, các địa phương chuẩn bị tốt công tác sắp xếp địa giới hành chính, làm tốt công tác tư tưởng về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, bỏ cấp huyện; quán triệt tinh thần cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy lần này là tạo không gian phát triển mới, đẩy mạnh số hoá, thực hiện công dân số toàn diện, đơn giản hóa, cắt giảm thủ tục hành chính, giảm cấp trung gian, các cơ quan chuyển trạng thái từ bị động tiếp nhận, xử lý thủ tục, công việc sang chủ động tích cực, phục vụ nhân dân, doanh nghiệp, tạo thuận lợi, giảm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp, phòng chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.

Thủ tướng mong muốn sau khi được kiểm tra, các địa phương tiếp tục làm tốt hơn nữa các việc triển khai các chủ trương lớn của Đảng; đột phá tăng trưởng nhanh, bền vững; sắp xếp, tinh gọn bộ máy và chuẩn bị, tổ chức tốt đại hội Đảng các cấp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc
Thủ tướng mong muốn sau khi được kiểm tra, các địa phương tiếp tục làm tốt hơn nữa các việc triển khai các chủ trương lớn của Đảng; đột phá tăng trưởng nhanh, bền vững; sắp xếp, tinh gọn bộ máy và chuẩn bị, tổ chức tốt đại hội Đảng các cấp - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thủ tướng lưu ý các địa phương khẩn trương kiện toàn lại các ban chỉ đạo, tổ công tác liên quan thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính, triển khai Đề án 06.

Thủ tướng mong muốn sau khi được kiểm tra, các địa phương tiếp tục làm tốt hơn nữa các việc triển khai các chủ trương lớn của Đảng, thực hiện tốt hơn nữa việc đột phá phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đột phá tăng trưởng nhanh, bền vững; sắp xếp, tinh gọn bộ máy và chuẩn bị, tổ chức tốt đại hội Đảng các cấp.

Thủ tướng cũng cho ý kiến về một số kiến nghị, đề xuất của các địa phương, trong đó Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc chỉ đạo chung trên cả nước để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong đăng ký kinh doanh.

Đọc thêm

Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra Tin tức

Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra

TTTĐ - Đại biểu Đỗ Đức Hồng Hà băn khoăn về sự phù hợp và tính khả thi của việc áp dụng chung một trình tự, thủ tục đối với hoạt động thanh tra. Đại biểu nhận định về bản chất, quy định này bao gồm hai loại là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành hiện đang được luật hiện hành quy định thực hiện theo trình tự, thủ tục khác nhau.
Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội Tin tức

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

TTTĐ - Ngày 7/5, đồng chí Bùi Thị Minh Hoài, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội ký ban hành Quyết định số 8568-QĐ/TU kiện toàn nhân sự các tiểu ban chuẩn bị Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ thành phố.
Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện Tin tức

Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện

TTTĐ - Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) với đề xuất tái cấu trúc toàn diện hệ thống thanh tra theo hướng tinh gọn, bỏ cấp thanh tra chuyên ngành và cấp huyện...
Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng Tin tức

Đổi mới, linh hoạt, tạo đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

TTTĐ - Với việc đa dạng, linh hoạt các hình thức lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp 2014, đại biểu Quốc hội kỳ vọng việc sửa đổi Hiến pháp lần này sẽ tạo nên một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống chính trị, nhận được sự quan tâm và tham gia tích cực của Nhân dân...
Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện Tin tức

Đề xuất chấm dứt hoạt động của Viện kiểm sát cấp cao, cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) đề xuất kết thúc hoạt động của VKSND cấp cao và cấp huyện từ ngày 1/7/2025.
Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc Tin tức

Chất lượng cán bộ sẽ đánh giá bằng "KPI", sản phẩm công việc

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, tới đây sẽ có ban hành nghị định riêng về đánh giá cán bộ, có KPI, dữ liệu để đánh giá, lấy sản phẩm công việc làm thước đo, không định tính chung chung...
Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam Thời sự

Khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của Việt Nam

Việc đăng cai và tổ chức thành công Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 tại TP HCM là dấu ấn rõ nét, cho thấy vai trò ngày càng được nâng cao của Giáo hội Phật giáo Việt Nam trong cộng đồng Phật giáo quốc tế. Thành công của Đại lễ là một minh chứng hùng hồn, khẳng định nhiều giá trị nhân văn và thành tựu to lớn của đất nước, con người Việt Nam.
Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện Tin tức

Trình Quốc hội bỏ tòa án cấp cao và cấp huyện

TTTĐ - Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân (TAND) đề xuất kết thúc hoạt động của TAND cấp cao và TAND cấp huyện.
90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã Thời sự

90 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển về xã

TTTĐ - Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) quy định sẽ có khoảng 99 nhiệm vụ, quyền hạn của cấp huyện sẽ chuyển 90 nhiệm vụ về cấp xã và 9 nhiệm vụ còn lại chuyển lên cấp tỉnh.
Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về” Tin tức

Khắc phục triệt để cán bộ “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) cần có giải pháp khắc phục được triệt để tình trạng “sáng cắp ô đi, chiều cắp ô về”. Ngoài ra, việc bỏ biên chế suốt đời cũng cần gắn với công tác đánh giá thi đua, khen thưởng một cách rõ ràng.
Xem thêm