Thông qua Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa
Hà Nội tìm giải pháp phát triển thương mại, văn hóa Hà Nội có nhiều không gian tiềm năng chuyển đổi thành khu thương mại văn hoá Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá |
Đây là một bước cụ thể hóa quy định tại khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô, mở đường cho mô hình phát triển kinh tế - văn hóa gắn với bảo tồn di sản, gìn giữ bản sắc Thủ đô.
![]() |
Giám đốc Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Bạch Liên Hương trình bày tờ trình tại kỳ họp |
Thành lập theo 3 tiêu chí
Theo Nghị quyết, các khu này sẽ được thành lập tại các khu phố, tuyến phố, làng nghề, điểm dân cư nông thôn hiện hữu có lợi thế về vị trí thương mại và không gian văn hóa.
Đặc biệt, Hà Nội ưu tiên bố trí các khu phát triển tại khu vực định hướng phát triển theo mô hình TOD (Transit Oriented Development - đô thị định hướng giao thông công cộng) theo quy định của Luật Thủ đô.
Khu phát triển thương mại và văn hóa sẽ vận hành theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản; bảo đảm sự đồng thuận đa số đại diện của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ sở hữu nhà ở/công trình kiến trúc, hộ gia đình thường trú trong khu;
Được áp dụng các tiêu chuẩn, điều kiện về văn hóa kinh doanh, an ninh, trật tự, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường cao hơn so với các quy định chung để phát triển các hoạt động văn hoá, sáng tạo gắn với phát triển kinh tế bền vững, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa và ngành, nghề truyền thống, thu hút, phát triển du lịch trên địa bàn;
Cho phép triển khai thử nghiệm có kiểm soát các ý tưởng, sản phẩm, mô hình, công nghệ hoặc hoạt động văn hóa sáng tạo mới tại khu phát triển thương mại và văn hóa với khuôn khổ giới hạn không gian, thời gian, đối tượng và trách nhiệm, nhằm đánh giá tính khả thi và tác động trước khi áp dụng rộng rãi theo quy định tại Điều 25 của Luật Thủ đô, quy định của HĐND, UBND về thử nghiệm có kiểm soát.
Điều kiện để được xem xét thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa gồm 3 tiêu chí: Có địa điểm cụ thể và khả năng cải tạo hoặc xây dựng hạ tầng văn hóa- thương mại; có phương án hoạt động, tài chính khả thi; có trên 50% đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, trung tâm công nghiệp văn hoá (nếu có), chủ sở hữu nhà ở/công trình kiến trúc, hộ gia đình thường trú đồng thuận về tham gia, thành lập khu phát triển thương mại và văn hóa.
Căn cứ nguyên tắc, điều kiện về thành lập, tổ chức, hoạt động, quản lý khu phát triển thương mại và văn hóa, UBND cấp xã, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư lập hồ sơ đề nghị thành lập khu phát triển thương mại và văn hoá.
Hồ sơ phải thể hiện đầy đủ thông tin về quy mô, đặc điểm văn hóa, hệ thống di sản, phương án hoạt động, phương án đầu tư hạ tầng, các tiêu chuẩn áp dụng, mô hình quản lý và vận hành, dự thảo Quy chế hoạt động, danh sách các bên liên quan, phương án tài chính cũng như cam kết bảo vệ môi trường, an ninh, văn hóa, trật tự xã hội…
Đặc biệt, khuyến khích và ưu tiên đầu tư các hạng mục công cộng: hạ tầng giao thông, cảnh quan đô thị, công trình tiện ích, bảo tồn di sản văn hóa, trung tâm công nghiệp văn hóa, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ công tại khu vực...
![]() |
Đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết |
Đa dạng hoạt động, quản lý minh bạch
Theo Nghị quyết, hoạt động tại khu phát triển thương mại và văn hóa bao gồm:
Tổ chức lễ hội, biểu diễn nghệ thuật, hoạt động cộng đồng, mở lớp dạy nghề truyền thống, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản vật thể - phi vật thể, phát triển không gian trưng bày, bảo tàng nhỏ, nhà truyền thống…
Phát triển hệ thống chợ, cửa hàng, trung tâm thương mại gắn với đặc điểm văn hóa địa phương; tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại, quảng bá sản phẩm; các hoạt động dịch vụ khác, khuyến khích mô hình sáng tạo, thử nghiệm mô hình kinh doanh mới gắn với công nghiệp văn hóa.
Quảng bá, giới thiệu các hoạt động tham quan, du lịch tại khu phát triển thương mại và văn hóa đến du khách trong và ngoài nước; xây dựng và phát triển du lịch liên kết với các làng nghề, phố nghề và các điểm du lịch, khu du lịch khác.
Ngoài ra, khu phát triển thương mại và văn hóa được hoạt động khác mà pháp luật không cấm.
Hoạt động của khu phát triển đều do Hội đồng quản lý vận hành.
Hội đồng này gồm đại diện chính quyền cơ sở, tổ chức chính trị - xã hội và cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, nghệ nhân, người làm nghề truyền thống. Nhiệm kỳ không quá 5 năm và việc lựa chọn thành viên thông qua cơ chế dân chủ, phối hợp giữa các bên. Vai trò của Hội đồng bao gồm tổ chức vận hành, đại diện pháp lý, đề xuất mức thu - chi tài chính, giám sát hoạt động, bảo đảm trật tự - an toàn - cảnh quan - môi trường tại khu vực…
Khu phát triển thương mại và văn hoá chấm dứt hoạt động theo một trong các trường hợp: Hết thời hạn hoạt động theo quyết định thành lập của khu phát triển thương mại và văn hoá mà không tiếp tục được gia hạn; có trên 50% đại diện cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, hộ gia đình, cá nhân thực hành văn hóa đồng thuận về việc chấm dứt hoạt động; hoạt động không hiệu quả, không đạt được mục đích đề ra…
Về trách nhiệm quản lý, UBND TP có vai trò phê quyết định liên quan tới việc thành lập, tổ chức, điều chỉnh và chấm dứt hoạt động của khu phát triển thương mại và văn hóa; phê duyệt Quy chế hoạt động, các khoản thu, mức thu, cơ chế tài chính; hướng dẫn biểu mẫu, thủ tục liên quan.
UBND cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng dân cư, cá nhân thành lập, vận hành khu phát triển thương mại và văn hóa; Phối hợp, tạo điều kiện để Hội đồng quản lý, đơn vị vận hành thực hiện cung cấp các dịch vụ quản lý trong khu phát triển thương mại và văn hoá trên địa bàn; thực hiện các biện pháp hỗ trợ theo thẩm quyền; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện các biện pháp hỗ trợ; Kiểm tra công tác quản lý và vận hành khu phát triển thương mại và văn hoá.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Hà Thành - nghệ sĩ Gen Z triển vọng của Thủ đô

Phường Láng: Đêm hội mừng chính quyền địa phương 2 cấp

Phường Láng rộn ràng đêm hội

Quân khu 7 phát động cuộc thi tìm hiểu 80 năm lịch sử vẻ vang

Hà Nội quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước

Hai nghị quyết mở đường cho hành trình sáng tạo của Thủ đô

Tu bổ một số di tích trong khu phố cổ Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa dân gian trong biểu diễn nhạc nhẹ

Mẫu biểu trưng chính thức phục vụ tuyên truyền dịp Quốc khánh 2/9
