Thu hút 40-45% học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp
![]() |
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam |
Phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp
Theo đó, mục tiêu đặt ra là phát triển nhanh giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường lao động, của người dân và yêu cầu ngày càng cao về số lượng, cơ cấu, chất lượng nhân lực có kỹ năng nghề cho phát triển đất nước trong từng giai đoạn.
Cụ thể, đến năm 2025, phấn đấu bảo đảm quy mô, cơ cấu ngành, nghề đào tạo cho phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội đất nước; chất lượng đào tạo của một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 30%.
Một số chỉ tiêu chủ yếu như sau: Thu hút 40-45% học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào hệ thống giáo dục nghề nghiệp; học sinh, sinh viên nữ đạt trên 30% trong tổng chỉ tiêu tuyển sinh mới. Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80%. Phấn đấu có khoảng 70 trường chất lượng cao; khoảng 150 ngành, nghề trọng điểm, trong đó 5-10 ngành, nghề có năng lực cạnh tranh vượt trội trong các nước ASEAN-4.
![]() |
Ảnh minh họa |
Đến năm 2030, mục tiêu là tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục nghề nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực có kỹ năng nghề cho quốc gia đang phát triển, có công nghiệp hiện đại; chủ động tham gia vào thị trường đào tạo nhân lực quốc tế; một số trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4, trong đó một số nghề tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20; góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt 35-40%. Tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 90%.
8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
Để đạt được các mục tiêu chiến lược, Quyết định nêu rõ 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, trong đó “Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo” và “Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp” là giải pháp đột phá.
![]() |
Ảnh minh họa |
Các giải pháp cụ thể gồm: Hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp; Đẩy nhanh chuyển đổi số, hiện đại hóa cơ sở vật chất thiết bị và đổi mới chương trình, phương thức đào tạo; Phát triển đội ngũ nhà giáo, nghệ nhân, chuyên gia, người dạy nghề và cán bộ quản lý trong giáo dục nghề nghiệp; Gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp và thị trường lao động; Nghiên cứu ứng dụng khoa học và chuyển giao công nghệ; hướng nghiệp, khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo; Tăng cường huy động và nâng cao hiệu quả đầu tư tài chính cho giáo dục nghề nghiệp; Truyền thông, nâng cao hình ảnh, thương hiệu và giá trị xã hội của giáo dục nghề nghiệp; Chủ động và nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế về giáo dục nghề nghiệp.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Công an xác minh Trung tâm Anh ngữ Úc Châu đột ngột đóng cửa

Không để “quản lý kém” thì cấm học thêm, dạy thêm

Miễn học phí giảm gánh nặng chi phí cho hàng chục triệu gia đình

Nghiên cứu mức trần miễn học phí với địa phương chưa tự chủ ngân sách

Không lo học sinh dồn vào trường công khi miễn học phí

Vinschool và Vinmec hợp tác toàn diện, nâng chuẩn chăm sóc sức khỏe cho hơn 15.000 trẻ mầm non

Hà Nội dự kiến cần khoảng 1.800 tỷ đồng để miễn học phí

Hà Nội dành nguồn đầu tư rất lớn cho giáo dục và đào tạo

Không chỉ miễn học phí, người dân kỳ vọng trường lớp phải tốt hơn
