Tag

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn tình trạng gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân

Xã hội 23/04/2019 10:39
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ thị về việc tăng cường xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc.

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn tình trạng gây nhũng nhiễu, phiền hà cho người dân

Cán bộ hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ trực tuyến.

Bài liên quan

Thủ tướng chỉ thị cơ quan nhà nước tăng cường sử dụng chữ ký số chuyên dùng Chính phủ

Thủ tướng chỉ thị chấn chỉnh kỷ luật chấp hành pháp luật về ngân sách nhà nước

Thủ tướng chỉ thị nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính

Thủ tướng chỉ thị tăng cường quản lý, đảm bảo an toàn hồ, đập

Thủ tướng chỉ thị về phòng tránh lũ ống, lũ quét, sạt lở đất

Thủ tướng chỉ thị nâng cao hiệu quả công tác nhân đạo và chữ thập đỏ

Chỉ thị nêu rõ: Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) đã có bước tiến mạnh với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đạt được kết quả tích cực, toàn diện trên tất cả các mặt, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, củng cố niềm tin của nhân dân, tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội.

Tuy nhiên, trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, ở nhiều ngành, nhiều cấp vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức, viên chức vì động cơ vụ lợi đã lợi dụng vị trí công tác; lợi dụng kẽ hở về cơ chế, chính sách, pháp luật; lợi dụng lòng tin, sự thiếu hiểu biết về chính sách, pháp luật của một bộ phận người dân để sách nhiễu, gây phiền hà, kéo dài thời gian giải quyết công việc, giải quyết không đúng quy định, không công bằng, không khách quan; khi giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp đã gây bức xúc, làm xói mòn lòng tin của người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội.

Để chấn chỉnh, khắc phục tình trạng trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu người đứng đầu cơ quan, đơn vị nghiêm túc quán triệt, chỉ đạo chặt chẽ, tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm xử lý, ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà trong giải quyết công việc; nghiêm chỉnh thực hiện đúng quy định việc tiếp công dân, tiếp nhận những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người dân theo đúng quy định. Trước hết, người đứng đầu các cơ quan đơn vị phải đề cao trách nhiệm nêu gương, gương mẫu thực hiện và tăng cường trách nhiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, kỷ luật, kỷ cương hành chính thuộc phạm vi quản lý nhà nước được giao.

Ngoài ra, thủ trưởng các đơn vị cần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vững vàng về chính trị, tư tưởng, trong sáng về đạo đức, lối sống, thành thạo về chuyên môn, nghiệp vụ trong quá trình giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp.

Mặt khác, chỉ thị cũng đề cập việc xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm, để cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý trực tiếp có hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp; xử lý ngay người đứng đầu có biểu hiện bao che, dung túng nhân viên dưới quyền có hành vi sai trái.

Các đơn vị công quyền tập trung chấn chỉnh công tác quản lý, siết chặt kỷ cương, kỷ luật hành chính, tăng cường kiểm tra, giám sát cán bộ, công chức, viên chức trong hoạt động công vụ, giải quyết công việc liên quan đến người dân, doanh nghiệp; đảm bảo giải quyết dứt điểm, kịp thời các kiến nghị, phản ánh, tố cáo của người dân và doanh nghiệp, tránh tình trạng giải thích không rõ ràng thay vì giải quyết triệt để vấn đề phát sinh.

Không yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 1 lần

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách, pháp luật thuộc phạm vi quản lý; nhận diện nguy cơ tham nhũng theo vị trí việc làm để có biện pháp kiểm tra, giám sát.

Đồng thời, lãnh đạo các cơ quan cần khắc phục ngay những sơ hở có thể gây phiền hà, sách nhiễu đối với người dân, doanh nghiệp; rà soát thủ tục hành chính theo hướng tinh giản, loại bỏ ngay các thủ tục không cần thiết, rườm rà, khó thực hiện, rút ngắn thời gian, đưa ra lộ trình giải quyết. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, thủ tục hành chính theo quy định, cán bộ các đơn vị không được yêu cầu doanh nghiệp, người dân bổ sung hồ sơ, tài liệu quá 1 lần.

Tại cơ sở, người đứng đầu quán triệt nâng cao chất lượng công tác đối thoại với doanh nghiệp, người dân theo hướng thực chất, cầu thị; nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, vướng mắc của người dân, doanh nghiệp để giải quyết thực chất, dứt điểm, đề xuất với các cơ quan có thẩm quyền biện pháp xử lý đối với những bất cập trong quy định của pháp luật (nếu có).

Cán bộ cơ quan công quyền cần công khai thời gian, địa điểm tiếp dân của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trên trang thông tin điện tử (nếu có) và trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức; Công khai địa chỉ đường dây nóng, hộp thư điện tử và tổ chức tiếp nhận, xử lý, giải quyết kịp thời các phản ánh, kiến nghị, tố cáo của người dân, doanh nghiệp, nhất là về hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà; Công khai kết quả xử lý, nếu có lỗi thì phải công khai xin lỗi người dân, doanh nghiệp và khắc phục hậu quả, xử lý vi phạm theo đúng quy định. Các đơn vị thực hiện định kỳ báo cáo theo quy định về công tác phòng, chống tham nhũng.

Các đơn vị hướng tới đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý của các cơ quan hành chính Nhà nước, xây dựng Chính phủ điện tử từ cấp trung ương đến địa phương; đưa ra lộ trình cụ thể để triển khai dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 trở lên; khắc phục những hạn chế, hình thức tại một số trung tâm dịch vụ hành chính công. Tại những nơi thường xuyên tiếp xúc, giao dịch với người dân, doanh nghiệp phải có giám sát bằng công nghệ hiện đại (như ghi âm, ghi hình, giám sát trực tuyến…).

Đẩy mạnh việc thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp

Tại các trung tâm dịch vụ hành chính công cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về PCTN, phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong PCTN. Cụ thể, mỗi đơn vị cần đẩy mạnh việc thực hiện đánh giá sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và các tổ chức cung cấp dịch vụ công, coi đó là thước đo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, công vụ; chú trọng việc giám sát thực hiện quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp và những việc không được làm của người có chức vụ, quyền hạn; cùng với đó, lồng ghép thực hiện phương châm: "Kỷ cương, liêm chính, hành động, phục vụ."

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hội Nhà báo và các cơ quan thông tấn, báo chí tăng cường các biện pháp tuyên truyền sâu rộng về chính sách, pháp luật; hướng dẫn, khuyến khích người dân, doanh nghiệp sống, làm việc theo Hiến pháp, pháp luật, thực hành liêm chính, không tiếp tay với tiêu cực, tham nhũng.

Ngoài ra, các đơn vị nêu trên cần đi đầu trong việc tuân thủ các quy tắc, văn hóa ứng xử văn minh; tích cực, chủ động tham gia phát hiện các biểu hiện, các hành vi tham nhũng, lãng phí, thông tin kịp thời, chính xác, trung thực cho các cơ quan chức năng; tôn vinh những điển hình tốt; việc thông tin cần đảm bảo đúng bản chất, sự thật, không suy diễn, chủ quan, không đưa thông tin một chiều, sai lệch; Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ; xây dựng cơ chế giám sát, phát hiện vi phạm.

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường hoạt động giám sát trong thực thi công vụ của các cơ quan, tổ chức, công chức, viên chức nhà nước nhằm góp phần ngăn chặn, xử lý có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp.

Huyền Anh

Đọc thêm

Hải Phòng: Kiểm tra vận hành chính quyền địa phương mới sau sáp nhập Xã hội

Hải Phòng: Kiểm tra vận hành chính quyền địa phương mới sau sáp nhập

TTTĐ - Ông Hoàng Quốc Thưởng, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan thành phố Hải Phòng đã có buổi làm việc nhằm kiểm tra tình hình tổ chức, vận hành chính quyền tại xã Trường Tân mới sau sáp nhập.
LG Electronics Việt Nam triển khai dự án "Ươm mầm xanh, Gieo mật ngọt" Xã hội

LG Electronics Việt Nam triển khai dự án "Ươm mầm xanh, Gieo mật ngọt"

TTTĐ - Ngày 9/7, LG Electronics Việt Nam chính thức triển khai chương trình Đại sứ Cộng đồng LG 2025 (LG Ambassador Challenge 2025) tại Việt Nam, với dự án “Ươm mầm xanh, Gieo mật ngọt” tại Vườn Quốc gia Bến En, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hoá. Dự án do Hợp tác xã Bản Thổ thực hiện, hướng đến mục tiêu khôi phục rừng và hệ sinh thái bản địa, đồng thời tạo sinh kế cho người dân địa phương.
Hà Nội đảm bảo chăm lo chu đáo cho người có công Xã hội

Hà Nội đảm bảo chăm lo chu đáo cho người có công

TTTĐ - Các xã, phường mới trên cơ sở tiếp nhận bàn giao tiếp tục triển khai, thực hiện trong tháng cao điểm đền ơn đáp nghĩa; cơ bản đã triển khai xong việc thực hiện quà của Chủ tịch nước và TP đến các đối tượng chính sách theo quy định bảo đảm kịp thời, chu đáo.
Hồi sinh những dòng sông "chết": Quan trắc trực tuyến để có nhiều số liệu cụ thể hơn Môi trường

Hồi sinh những dòng sông "chết": Quan trắc trực tuyến để có nhiều số liệu cụ thể hơn

TTTĐ - Chuyên gia Hoàng Dương Tùng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho rằng, mỗi dòng sông ô nhiễm phải có các giải pháp khác nhau, không thể có giải pháp chung được. Muốn có giải pháp riêng phải có dữ liệu số, quan trắc riêng biệt.
Công an xã Phú Xuyên triển khai vận hành tốt mô hình "một cửa" Xã hội

Công an xã Phú Xuyên triển khai vận hành tốt mô hình "một cửa"

TTTĐ - Tinh thần chủ động, tác phong kỷ luật, thái độ phục vụ Nhân dân tận tụy, gần gũi đã và đang giúp lực lượng Công an xã Phú Xuyên ngày càng nhận được sự ủng hộ của người dân.
Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai Xã hội

Nghiên cứu đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách, pháp luật về đất đai

Sáng 10/7, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đánh giá 3 năm thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW và 1 năm thi hành Luật Đất đai năm 2024, đề xuất điều chỉnh, bổ sung một số nội dung Nghị quyết 18-NQ/TW làm cơ sở sửa đổi Luật Đất đai năm 2024.
Hà Nội đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số tuyến đường Đô thị

Hà Nội đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số tuyến đường

TTTĐ - Tại phiên làm việc sáng 10/7 của Kỳ họp thứ 25, HĐND thành phố Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết về việc đặt tên, đổi tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025 với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và công nghiệp Hà Nội Xã hội

Thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và công nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam vừa có văn bản thống nhất cho Hà Nội thành lập Công đoàn các Khu công nghệ cao và khu công nghiệp Hà Nội.
Đẩy mạnh liên kết vùng trong xử lý ô nhiễm các dòng sông Môi trường

Đẩy mạnh liên kết vùng trong xử lý ô nhiễm các dòng sông

TTTĐ - Để giải quyết vấn đề về ô nhiễm tại những dòng sông, các địa phương phải bắt tay hợp tác giải quyết, liên kết để có giải pháp tổng thể. Việc liên kết vùng không chỉ riêng về vấn đề thuỷ lợi, ứng phó thiên tai mà phải quyết liệt xử lý nước thải liên quan tới cả hệ thống dòng sông.
Hà Nội thông qua danh mục 150 khu đất làm nhà ở thương mại Xã hội

Hà Nội thông qua danh mục 150 khu đất làm nhà ở thương mại

TTTĐ - Sáng 10/7, tại kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Danh mục khu đất dự kiến thực hiện dự án thí điểm theo Nghị quyết số 171/2024/QH15 ngày 30/11/2024 của Quốc hội, gồm 150 khu đất với tổng diện tích đất khoảng 690,04ha.
Xem thêm