Tag

Thừa Thiên Huế: Trao sinh kế bền vững cho 1.000 nữ nông dân nghèo

Xã hội 24/07/2024 21:07
aa
TTTĐ - Từ tháng 9/2023 đến tháng 7/2024, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên - Huế giúp 1.000 nữ nông dân trên địa bàn 6 xã khó khăn, đặc biệt khó khăn phát triển sinh kế bền vững với tổng số vốn viện trợ hơn 4,9 tỷ đồng.
Hỗ trợ sinh kế bền vững cho 50 hộ nông dân tỉnh Hòa Bình Năm 2023 sẽ có 10.000 hộ ngư dân nghèo được hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững
Hội thảo tổng kết dự án “Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế”
Hội nghị tổng kết dự án “Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại Thừa Thiên Huế”

Trao cơ hội cải thiện sinh kế

Theo đó, từ tháng 9/2023 đến hết tháng 7/2024, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam phối hợp Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên - Huế thực hiện Dự án “Phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã đặc biệt khó khăn và các xã khó khăn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế” với tổng số vốn viện trợ hơn 4,9 tỷ đồng.

Qua triển khai 30 lớp tập huấn cho hơn 1.500 nữ nông dân, dự án lựa chọn 1.000 nữ nông dân trên địa bàn 6 xã khó khăn, đặc biệt khó khăn gồm: Phú Gia, Phú Diên (thuộc huyện Phú Vang), Giang Hải, Vinh Hưng (huyện Phú Lộc) và Phong Chương, Điền Hương (huyện Phong Điền) giúp phát triển kinh tế theo mô hình phù hợp năng lực, điều kiện của bản thân. Trong đó, có hơn 200 phụ nữ là người khuyết tật được trao cơ hội cải thiện sinh kế.

Bà Lê Thị Hiền, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, điểm đặc biệt của dự án là thiết lập đường dây nóng, tạo cơ chế phản hồi hai chiều công khai, minh bạch, giúp người dân dễ dàng tiếp cận thông tin, gửi góp ý và thắc mắc.

Điều này không chỉ đảm bảo trách nhiệm giải trình xuyên suốt trong quá trình quản lý, thực hiện dự án mà còn khuyến khích sự tham gia tích cực của cộng đồng, từ đó nâng cao hiệu quả và tác động lan tỏa của các hoạt động hỗ trợ.

Bà con nông dân tại 6 xã khó khăn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn khởi, vui mừng khi nhận được hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững
Bà con nông dân tại 6 xã khó khăn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn khởi, vui mừng khi nhận được hỗ trợ phát triển sinh kế bền vững

Mỗi người tự lập kế hoạch, lựa chọn mô hình sinh kế cho riêng mình. Từ đó, dự án hỗ trợ nguồn vốn 3,2 triệu đồng/người và tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt cho các nữ nông dân.

Khoản hỗ trợ tài chính được cung cấp theo kế hoạch phục hồi sinh kế của hộ gia đình đã được dự án thẩm định về tính khả thi khi triển khai. Tất cả quá trình đều có sự tư vấn, đồng hành của chuyên gia và đặt người dân vào vị trí chủ thể nhằm đảm bảo tính hiệu quả của phục hồi sinh kế khi dự án vận hành.

Bà Vũ Thị Quỳnh Hoa, Giám đốc Quốc gia, Tổ chức Oxfam tại Việt Nam cho rằng, trong đại dịch COVID-19, phụ nữ và trẻ em gái là những người bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Điều này không chỉ là thực tế ở Việt Nam mà trên toàn cầu. Họ vừa thiếu hỗ trợ về nguồn lực, vừa hạn chế trong khả năng tự chủ sinh kế, đồng thời gánh trên vai nhiều trách nhiệm chăm sóc gia đình.

Dự án hỗ trợ 6 xã khó khăn, đặc biệt khó khăn tại Thừa Thiên – Huế phát triển sinh kế bền vững với tổng số vốn viện trợ hơn 4,9 tỷ đồng
Dự án hỗ trợ 6 xã khó khăn, đặc biệt khó khăn tại Thừa Thiên – Huế phát triển sinh kế bền vững với tổng số vốn viện trợ hơn 4,9 tỷ đồng

Dự án đã tập trung hỗ trợ các nữ nông dân nghèo, cận nghèo và phụ nữ khuyết tật để họ không chỉ khắc phục những ảnh hưởng ngay sau đại dịch, mà còn thúc đẩy khả năng thích ứng với những khủng hoảng có thể xảy ra trong tương lai.

Nâng cao năng lực thích ứng với khủng hoảng

Bà Huỳnh Thị Me, ở thôn Kế Thượng Thanh (xã Phú Diên, huyện Phú Vang) chia sẻ “Gia đình tôi hoàn cảnh vốn đã khó khăn, lại bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 công việc, thu nhập càng bấp bênh, nay nhận được tiền hỗ trợ của dự án tôi rất xúc động vì có tiền giờ gia đình tôi có thể mua các con cây con giống để gia đình có thể phục hồi, phát triển sinh kế gia đình”.

bà Trương Thị Màu 52 tuổi (xã Giang Hải, huyện Phú Lộc) chia sẻ câu chuyện khi tham gia dự án
Bà Trương Thị Màu, 52 tuổi (xã Giang Hải, huyện Phú Lộc) chia sẻ câu chuyện khi tham gia dự án

Là một trong những người hưởng lợi từ dự án, bà Trương Thị Màu 52 tuổi (xã Giang Hải, huyện Phú Lộc) chia sẻ, thuộc hộ nghèo, chồng bà qua đời cách đây 5 năm, để lại ba người con thơ dại. Đại dịch COVID-19 khiến công việc buôn bán của chị bị gián đoạn, kinh tế gia đình càng lao đao.

Bà tham gia lớp tập huấn kỹ thuật nuôi heo của dự án, cùng với số vốn được hỗ trợ, chị vay mượn thêm để mua 3 con heo giống. Bà nhẩm tính lãi được 4,2 triệu sau 3 - 4 tháng nuôi, “Tôi hy vọng sau lứa nuôi này có thể bán để có tiền trang trải cho các con chuẩn bị bước vào năm học mới, và cũng dành phần vốn để tiếp tục tái đàn vụ sau.”

“Từ ngày chồng tôi mất đi, một mình nuôi ba đứa con ăn học rất áp lực, may có dự án và các cô chú trong Hội Chữ thập đỏ tỉnh, chính quyền địa phương quan tâm, mẹ con tôi đỡ vất vả hơn”, bà Màu xúc động.

Bà Lê Thị Mĩnh là phụ nữ đơn thân và bị khuyết tật ở chân, bày tỏ phấn khởi khi được dự án hỗ trợ vốn để mua heo giống
Bà Lê Thị Mĩnh là phụ nữ đơn thân và bị khuyết tật ở chân, bày tỏ phấn khởi khi được dự án hỗ trợ vốn để mua heo giống

Tương tự, bà Lê Thị Mĩnh, 57 tuổi, là phụ nữ đơn thân và bị khuyết tật ở chân từ nhỏ. Bà sống cùng mẹ già đã gần trăm tuổi trong tại thôn Lương Viên, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc. Bà Mĩnh chăn nuôi gà nhỏ lẻ nhưng gặp khó khăn do thiếu kỹ thuật, lời lãi không được bao nhiêu.

Tuy gặp khó khăn vận động, bà Mĩnh tham gia không sót buổi tập huấn nào của dự án. “Còn lớp nữa tôi cũng sẽ đi, đi để biết thêm càng tốt, nhờ số vốn dự án hỗ trợ, tôi mua 60 con gà choai về chăn nuôi, nhẩm tính thu được khoảng 7.000.000 đồng sau 3-4 tháng nữa”, bà Mĩnh phấn khởi nói.

Đại dịch COVID-19 đã tác động đáng kể đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước Việt Nam. Các nhóm dễ bị tổn thương như người nghèo, yếu thế, phụ nữ, trẻ em, người dân tộc thiểu số và người khuyết tật là những nhóm bị ảnh hưởng nhiều nhất. Người lao động nông thôn tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là các nữ nông dân, không nằm ngoài bối cảnh chung đó.

Bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho biết, Chính phủ New Zealand cam kết hỗ trợ Việt Nam phục hồi sau tác động của đại dịch COVID-19, tập trung vào phục hồi kinh tế cho các cộng đồng dễ bị tổn thương nhất ở các vùng nông thôn bị ảnh hưởng nặng nề nhất.

Bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho rằng nâng cao năng lực và hỗ trợ tài chính kịp thời giúp nông dân cải tiến các hoạt động sinh kế
Bà Caroline Rachel Beresford, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam cho rằng nâng cao năng lực và hỗ trợ tài chính kịp thời giúp nông dân cải tiến các hoạt động sinh kế

Trong khi các gói cứu trợ đã được chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội tại tỉnh Thừa Thiên - Huế triển khai thực hiện, cần có thêm các giải pháp hỗ trợ bền vững, đặc biệt nhằm giúp đỡ phụ nữ nông dân ở các vùng nông thôn.

Do đó, kinh nghiệm triển khai dự án đã chứng minh tầm quan trọng của việc thiết kế các hoạt động hỗ trợ dựa trên nhu cầu thực tế của người dân, đồng thời tăng cường sự tham gia tích cực của họ vào tất cả các hoạt động của dự án để đảm bảo lợi ích thiết thực và lâu dài.

Ngoài ra, sự phối hợp kịp thời giữa các tổ chức địa phương, chính quyền các cấp và các tổ chức cứu trợ trong nước là điều cần thiết để nâng cao năng lực thích ứng với khủng hoảng của người dân.

Đọc thêm

Lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Muôn mặt cuộc sống

Lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Ngày 17/4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần Thơ dự kiến còn 32 phường, xã và 11 trụ sở quận, huyện Muôn mặt cuộc sống

Cần Thơ dự kiến còn 32 phường, xã và 11 trụ sở quận, huyện

TTTĐ - Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ vừa cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về nội dung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, thành phố sau sắp xếp còn 32 phường, xã và nhiều nơi sẽ sử dụng trụ sở quận, huyện.
Quảng Trị lấy ý kiến cử tri đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình Xã hội

Quảng Trị lấy ý kiến cử tri đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình

TTTĐ - Quảng Trị sẽ cung cấp bản tóm tắt đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình với tỉnh Quảng Trị để lấy ý kiến của cử tri theo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động GPMB các dự án trọng điểm Xã hội

Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động GPMB các dự án trọng điểm

TTTĐ - Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Nguyễn Doãn Toản yêu cầu tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, huy động, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, tạo sự đồng thuận trong giải phóng mặt bằng các dự án trọng điểm; đảm bảo các điều kiện để tổ chức Lễ khởi công dự án cầu Tứ Liên đúng tiến độ vào ngày 19/5/2025, tiến tới hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) trong năm 2026.
Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ Xã hội

Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP, các cấp ủy đảng, chính quyền các quận, huyện có Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên đi qua đã tích cực, chủ động triển khai các bước tiến hành thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ đã đề ra.
Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở Xã hội

Nắm chắc tình hình tội phạm ma túy từ sớm, từ xa, từ cơ sở

Sáng 17/4, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị quán triệt Kết luận số 132 năm 2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36 năm 2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.
Lâm Đồng lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh Muôn mặt cuộc sống

Lâm Đồng lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh

TTTĐ - Ngày 16/4, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Kế hoạch số 3724/KH-UBND về việc lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình về đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị Đô thị

Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị

TTTĐ - Ngày 17/4, Trường Cao đẳng Đường sắt đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo về “An toàn trong vận hành đường sắt đô thị”.
Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội, an toàn lao động BHXH & Đời sống

Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội, an toàn lao động

TTTĐ - Sáng 17/4, tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện Gia Lâm, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm tổ chức buổi đối thoại trực tiếp, giao lưu trực tuyến với chủ đề “Những điểm mới về chính sách bảo hiểm xã hội và an toàn lao động”.
Yên Bái: Nỗ lực xóa nhà tạm cho người nghèo trước ngày 30/6 Muôn mặt cuộc sống

Yên Bái: Nỗ lực xóa nhà tạm cho người nghèo trước ngày 30/6

TTTĐ - Tính đến hết ngày 15/4/2025, toàn tỉnh Yên Bái đã có 2.196/2.208 nhà khởi công, đạt 99,5%; hoàn thành 1.070 nhà, đạt 48,5% kế hoạch theo đề án.
Xem thêm