Tag

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn làm "đòn bẩy" giải quyết bài toán ô nhiễm nhựa

Môi trường 02/06/2023 16:28
aa
TTTĐ - Để xử lý và giảm thiểu rác thải nhựa, các chuyên gia cho rằng, cần sử dụng các đòn bẩy kinh tế, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn, thực thi các quy định người gây ô nhiễm phải trả tiền để thay đổi triệt để thói quen tiêu dùng.
Hành động vì đại dương không rác thải nhựa Giảm thiểu rác thải nhựa và ô nhiễm nhựa - Khoảng trống chính sách cần thu hẹp Mỗi địa phương cần có ít nhất một mô hình cụ thể về "Chống ô nhiễm nhựa"

Ứng dụng công nghệ hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Ô nhiễm nhựa là vấn đề toàn cầu, rác thải nhựa đang làm thay đổi môi trường sống và các quá trình tự nhiên, làm giảm khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh kế cũng như khả năng sản xuất và phúc lợi xã hội.

Hiện nay ở Việt Nam, trung bình mỗi năm thải ra khoảng 1,8 triệu tấn rác nhựa, trong đó có khoảng hơn 30 tỷ túi ni lông, 80% số túi ni lông đó đều bị thải bỏ sau khi dùng một lần. Việt Nam đứng thứ 4 trên 20 quốc gia ở top đầu, với khoảng 0,28-0,73 triệu tấn/năm, tương đương 6% tổng lượng rác thải nhựa ra biển của thế giới.

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn làm
Rác thải nhựa ùn ứ, ngập ngụa khắp nơi

Theo Kế hoạch hành động Quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030, Việt Nam đặt mục tiêu cắt giảm 50% rác thải nhựa đại dương vào năm 2025 và 75% vào năm 2030. Một số biện pháp đã được đưa ra như lệnh cấm sắp được áp đặt đối với việc sản xuất và nhập khẩu túi ni lông sử dụng trong nước vào năm 2026 và hầu hết các sản phẩm nhựa dùng một lần vào năm 2031.

Để mục tiêu cắt giảm rác thải nhựa đạt được như kì vọng, GS. TS Đặng Thị Kim Chi, Chủ tịch Hội đồng khoa học và kỹ thuật, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam nhấn mạnh một số biện pháp công nghệ, kĩ thuật hướng tới nền kinh tế tuần hoàn.

Theo GS.TS Đặng Thị Kim Chi, Việt Nam cần cải tiến, thay đổi các quá trình sản xuất công nghiệp nhằm giảm thiểu tối đa các chất thải nhựa, khuyến khích phát triển công nghệ thay thế các sản phảm nhựa bằng các sản phẩm mới thân thiện môi trường, khắc phục nhược điểm chậm phân hủy của nhựa thải.

Bên cạnh đó, chúng ta cần phát triển các công nghệ thu hồi và tái chế chất thải nhựa, nghĩa là sử dụng chất thải nhựa các loại thành nguyên liệu sản xuất cho các sản phẩm khác, giảm thiểu chất thải nhựa phải đi vào môi trường.

GS.TS Đặng Thị Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam
GS.TS Đặng Thị Kim Chi - Chủ tịch Hội đồng Khoa học, Hội bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam hấn mạnh một số biện pháp công nghệ, kĩ thuật hướng tới nền kinh tế tuần hoàn

Thực tế, chúng ta đã có nhiều giải pháp để tái chế các loại nhựa khác nhau, như tái chế bằng phương pháp cơ học với nhựa đồng nhất, với chất thải chứa nhựa lẫn trong nhiều loại chất thải sinh hoạt khác. Sản phẩm tái chế cơ học được sử dụng tiếp làm nguyên liệu cho các sản phảm nhựa dân dụng như ghế băng, hàng rào, trò chơi, bao bì, đồ chứa, phương tiện sử dụng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản do tính bền, nhẹ, dễ gia công, cắt nối. Trong khi đó, giải pháp tái chế hóa học giúp phân hủy hóa học để chuyển đổi từ loại nhựa này sang loại nhựa khác.

Nhựa cũng có thể được sử dụng để đốt và cung cấp năng lượng dưới dạng nhiệt. Giá trị năng lượng của nhựa tương đương hoặc lớn hơn so với than. Phương pháp nhiệt đốt cháy tiêu hủy các chất thải nhựa làm giảm đáng kể thể tích khối lượng chất thải nhựa, tuy nhiên lại phát sinh các khí ô nhiễm là sản phẩm của quá trình cháy như CO2, SO2, NOx, kể cả Dioxin, fura … nên cần có biện pháp kiểm soát khí thải. Với phương pháp tái chế khí hóa, nhựa có thể chuyển đổi thành khí để sử dụng làm nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp hóa chất.

Cùng với tái chế, các công nghệ hiện nay cũng tập trung sản xuất các vật liệu tương ứng tính năng nhựa truyền thống nhưng đồng thời phải phân hủy được sau một thời gian nhất định để thay thế nhựa, nilon khó phân hủy sinh học.

Các sản phẩm phân hủy tuy có giá thành sản xuất cao hơn các loại nhựa truyền thống khó phân hủy nhưng dưới áp lực về việc bảo vệ môi trường, đã và đang được sử dụng ngày một rộng rãi hơn tại các nước Âu, Mỹ nhờ các chính sách hỗ trợ của chính phủ như giảm trừ một số loại thuế đối với các sản phẩm này. Tại Việt Nam, nhựa tự phân hủy cũng đã được nhiều đơn vị nghiên cứu và thương mại hóa, vừa có tính ứng dụng cao, vừa đem lại hiệu quả kinh tế.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về quản lý chất thải

Đánh giá về các chính sách hỗ trợ, bà Dương Thị Phương Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn, đào tạo và dịch vụ tài nguyên và môi trường nhận định, hệ thống chính sách, pháp luật về quản lý chất thải nói chung tiếp tục được hoàn thiện, đặc biệt sau khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được thông qua.

Trong đó, các chính sách về phân loại tại nguồn và thu phí theo khối lượng/thể tích chất thải phát sinh; Trách nhiệm thu hồi và tái chế sản phẩm, bao bì thải bỏ; Lộ trình cấm sản xuất tiêu dùng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và hạn chế chôn lấp trực tiếp… sẽ thúc đẩy giảm chất thải nhựa.

Ths. Dương Thị Phương Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường (Viện Chiến lược, Chính sách và Tài nguyên Môi trường)
Bà Dương Thị Phương Anh - Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn, Đào tạo và Dịch vụ Tài nguyên Môi trường (Viện Chiến lược, Chính sách và Tài nguyên Môi trường) cho rằng, cần đưa ra tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm tái chế

Công cụ kinh tế cho các hoạt động bảo vệ môi trường đã được quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng quy định về tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh, nhằm tạo cơ sở để huy động nguồn lực cho các hoạt động bảo vệ môi trường, hoạt động tái chế chất thải nhựa.

Tuy nhiên, chúng ta cũng thiếu các hướng dẫn về lựa chọn công nghệ tái chế, xử lý chất thải rắn; Thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn đối với các sản phẩm tái chế. Các quy định liên quan đến trách nhiệm tái chế, trách nhiệm xử lý của nhà sản xuất, nhập khẩu tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu cần có hướng dẫn cụ thể hơn để có thể áp dụng trong thực tiễn; Đồng thời cần ban hành các quy định tạo thị trường cho sản phẩm tái chế để có thể cạnh tranh với các sản phẩm được sản xuất từ nhựa nguyên sinh.

Để giải quyết ô nhiễm nhựa, PGS. TS Lưu Đức Hải - Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam cho rằng, Việt Nam cần tổ chức quản lý thu gom, phân loại tái sử dụng chất thải nhựa theo mô hình kinh tế tuần hoàn; Tăng cường áp dụng các giải pháp công nghệ kỹ thuật để xử lý chất thải nhựa; Tăng cường áp dụng công cụ kinh tế môi trường trong sản xuất, kinh doanh và xử lý chất thải nhựa (thuế môi trường sản phẩm nhựa, xử phạt vi phạm hành chính về thải bỏ chất thải nhựa); Đồng thời, nâng cao công tác giáo dục, truyền thông cho người dân về ô nhiễm nhựa.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm