Tiếp cận với nghệ thuật bậc thầy từ góc nhìn của truyện tranh đương đại
![]() |
![]() |
Triển lãm do Trung tâm Giao lưu Văn hóa Nhật Bản tại Việt Nam và Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh tổ chức.
Sau hơn 200 năm kể từ khi tập truyện tranh Hokusai Manga đầu tiên được xuất bản, công chúng ngày hôm nay vẫn bị cuốn hút bởi những câu chuyện kể bằng tranh của Katsushika Hokusai và một số họa sĩ khác cùng thời. Những người yêu thích Hokusai Manga còn xem những tác phẩm tranh vẽ kinh điển theo phong cách ukiyo-e (“tranh vẽ về hiện thực xã hội”) của họa sỹ Katsushika Hokusai là khởi nguồn của truyện tranh manga hiện đại. Tuy nhiên, hai loại hình tranh truyện này nhìn qua bề ngoài lại không thể hiện sự kế thừa trong đó. Liệu rằng truyện tranh ngày nay và những tác phẩm “kinh điển” bậc thầy ngoài giống nhau về cái tên manga còn có những điểm chung nào khác nữa chăng?
Quỹ giao lưu Quốc tế Nhật Bản (The Japan Foundation) đã hai lần tổ chức triển lãm liên quan tới manga đương đại, đầu tiên là triển lãm Manga: Truyện tranh Nhật Bản ngắn hiện đại (Manga: Short comics from Mordern Japan) (Châu Âu, 1999-2003) và Không gian mới của Manga: Nghệ thuật truyện tranh đương đại Nhật Bản (Manga Realities: Exploring the Art of Japanese Comics Today) (Châu Á, 2010-11).
Triển lãm đầu tiên giới thiệu cách từng tác giả kể chuyện và triển lãm thứ hai giới thiệu cách từng tác giả xây dựng một thế giới riêng biệt trong từng tác phẩm. Triển lãm lần này với mục đích tôn vinh Hokusai và manga của ông chứ không đi theo chiều hướng trưng bày mang tính lịch sử nghệ thuật. Có nghĩa là nó sẽ không đi sâu vào làm nổi bật ông, hay cách ông sáng tác manga, hay ý nghĩa văn hóa của các đặc điểm trong manga đương đại.
Cũng không giống như những triển lãm tranh của Hokusai trước đây, triển lãm “Manga Hokusai Manga” tiếp cận tranh của Hokusai từ góc nhìn của truyện tranh đương đại, chú trọng vào thể loại, cách kể chuyện qua tranh và các yếu tố văn hóa liên quan hơn là đi sâu vào phân tích mối giao thoa giữa ngôn ngữ và hình ảnh hay là vai trò của các nhân vật nổi tiếng. Thêm nữa, thay vì chú trọng vào phân tích làm rõ sự ảnh hưởng của Hokusai Manga đối với manga hiện đại theo chiều dài lịch sử, triển lãm này lại để người xem tự suy ngẫm và đưa ra một quan điểm của riêng mỗi người về truyện tranh bằng cách so sánh các tác phẩm của các thời kỳ khác nhau được trưng bày lần này.
Mặc dù những năm gần đây, truyện tranh chỉ đơn thuần được xem như một hình thức giải trí, nhưng bên cạnh đó song song với văn học và nghệ thuật, truyện tranh cũng đã được lưu tâm và là đối tượng nghiên cứu cũng như phê bình. Qua triển lãm, BTC hy vọng khán giả sẽ đặc biệt thích thú với manga theo nhiều cách khác nhau.
Triển lãm mở cửa tới hết 26/5, vào cửa tự do (từ 8h30 - 18h, kể cả ngày lễ và cuối tuần)
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Các hoạt động nghệ thuật đa dạng, phong phú và hấp dẫn

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông
