Tìm hiểu thế giới tự nhiên qua truyện ngụ ngôn Aesop và truyện cổ Andersen
Các em nhỏ có thể được giải đáp những thắc mắc của mình trong bộ sách "Tìm hiểu thế giới tự nhiên qua truyện ngụ ngôn Aesop và truyện cổ Andersen"
Bài liên quan
Việt Nam xếp hạng cao nhất thế giới trong chống dịch Covid-19
Giá dầu thế giới tăng, thị trường xăng dầu Việt Nam khởi sắc theo
Sau khi ra mắt hồi kết phiên bản Việt, "Móng vuốt quạ đen" sẽ có phim vào cuối năm 2020
Ra mắt cuốn sách “Pomodoro - Tuyệt chiêu quản trị thời gian"
Từ xưa tới nay, truyện ngụ ngôn của Aesop và truyện cổ Andersen luôn tràn đầy hấp dẫn không chỉ với trẻ nhỏ, mà ngay cả người trưởng thành cũng cảm thấy vô cùng cuốn hút.
Giờ đây, dưới sự biên soạn của Viện Tài nguyên Sinh vật Quốc gia Hàn Quốc, những câu chuyện ngụ ngôn của Aesop không chỉ còn chứa đựng những bài học về cách sống, những câu chuyện cổ của Andersen không còn chỉ là sự mộng mơ huyễn tưởng mà chúng còn đóng vai trò cung cấp kiến thức khoa học về thế giới tự nhiên cho các độc giả đặc biệt là lứa tuổi thiếu nhi.
Bộ sách "Tìm hiểu thế giới tự nhiên qua truyện ngụ ngôn Aesop và truyện cổ Andersen" thực sự là đáp án lý tưởng cho các em nhỏ với những tâm hồn đang chứa đầy những tò mò và tràn ngập đam mê khám phá.
"Tìm hiểu thế giới tự nhiên qua truyện cổ Andersen" và "Tìm hiểu thế giới tự nhiên qua truyện ngụ ngôn Aesop" là hai cuốn sách đã vinh dự đạt giải “Bộ sách Hàn Quốc thiếu nhi xuất sắc” và “Sách khoa học xuất sắc được Viện Khoa Học Sáng Tạo công nhận” tại Hàn Quốc năm 2016 và 2017.
Vượt qua sự giới hạn về những câu chuyện xưa cũ, đội ngũ biên soạn của Viện Tài nguyên Sinh vật Quốc gia Hàn Quốc đã thổi một làn gió mới vào những câu chuyện để chúng trở nên mới mẻ, hấp dẫn và bổ ích hơn.
Thay vì dừng lại ở mỗi câu chuyện, độc giả sẽ được dẫn dắt tiếp sang những trang thông tin về các loài động, thực vật xuất hiện trong các câu chuyện đó. Trong truyện ngụ ngôn Aesop không chỉ xuất hiện các nhân vật là con vật mà có cả những nhân vật khác trong thế giới tự nhiên như con người, cây cối, mặt trời.
Quả thật càng đọc truyện ngụ ngôn Aesop thì lại càng phát hiện ra nhiều điều khiến ta tò mò. Chẳng hạn như khi đọc truyện “Con cáo và chùm nho” có thể ta sẽ nảy ra câu hỏi: “Loài cáo có thích ăn nho thật không?”, “Cáo thường ăn gì nhỉ?”, “Thay vì cố hái nho, nếu cáo đi tìm một món ăn khác thì có dễ dàng hơn không?”
Với các nhà sinh thái học tại Viện Tài nguyên Sinh vật Quốc gia Hàn Quốc, còn những điều khác khiến họ trăn trở ngoài nội dung cổ tích của các câu chuyện. Đó chính là các nhân vật xuất hiện trong truyện của Andersen.
Các nhà sinh thái muốn kể cho các em thiếu nhi những sự thật liên quan đến các nhân vật trong truyện như: sự thật rằng có những loài vật thực sự có thể di chuyển tự do cả trên cạn và dưới nước y hệt như nàng tiên cá trong truyện cùng tên, sự thật rằng loài thiên nga trắng muốt và duyên dáng trưởng thành từ vịt con xấu xí có tên khác là “bạch điểu”.
Không phải tất cả các thiên nga đều có bộ lông trắng muốt, rằng loài lợn xuất hiện trong câu chuyện “Anh chàng chăn lợn” sự thật không phải là loài động vật bẩn thỉu như ta vẫn nghĩ.
Những thông tin dễ hiểu và gần gũi được cung cấp bởi Việc Tài nguyên Sinh vật Quốc gia Hàn Quốc sẽ là những bài học thú vị với các em nhỏ đang trong độ tuổi tò mò khám phá thế giới xung quanh. Các em sẽ có những giây phút vừa thư giãn khi được nghe những câu chuyện cổ tích, lại vừa tiếp thu được những kiến thức mới mẻ một cách tự nhiên không gượng ép.
Đội ngũ biên soạn bộ sách làm việc tại Viện Tài nguyên Sinh vật Quốc gia Hàn Quốc (National Institute of Ecology). Đây là cơ quan quốc gia chuyên nghiên cứu, giáo dục, triển lãm về môi trường tự nhiên để tạo nên một môi trường sống thân thiện, hài hòa giữa con người và tự nhiên.
Viện Tài nguyên Sinh vật Quốc gia Hàn Quốc mong rằng bất cứ nơi đâu các em dừng chân đều trở thành lớp học sinh thái – nơi các em có thể học hỏi, từ đó thêm yêu quí và có ý thức bảo vệ vẻ đẹp của tự nhiên… Việc cũng đang cố gắng, nỗ lực truyền đi những thông điệp quan trọng và cần thiết về thế giới tự nhiên thông qua những cuốn sách bổ ích và lí thú.