Tag

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò trọng ân tình

Giáo dục 22/07/2024 14:15
aa
TTTĐ - Những câu chuyện về người trò trọng ân tình Nguyễn Phú Trọng vẫn vẹn nguyên trong kí ức người ở lại...
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Nguyện khắc ghi lời căn dặn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Giữ chức vụ cao nhất của Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn hướng về những ngôi trường, nơi mình từng học tập, trưởng thành. Tổng Bí thư luôn giản dị, khiêm nhường với vai một học trò cũ trở về...

Dù công việc bộn bề nhưng nhiều lần Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở về thăm trường cũ vào các dịp lễ trọng đại. Sáng 4/9/2014, Tổng Bí thư dự lễ khai giảng năm học mới tại trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội). Đây là ngôi trường Tổng Bí thư từng học tập trong 6 năm, từ năm 1957-1963.

Cố Tổng Bí Thư tại lễ khai giảng năm học mới ở Trường THPT Nguyễn Gia Thiều năm 2014- 2015 (Ảnh: Nhà trường cung cấp).
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại lễ khai giảng năm học mới ở Trường THPT Nguyễn Gia Thiều năm 2014- 2015 (Ảnh: Nhà trường cung cấp).

Đánh trống khai giảng năm học, Tổng Bí thư đồng thời hồi tưởng lại ký ức thuở học trò, khi "trường còn mái nhà tranh, sân đất" và gửi lời tri ân "Chúng tôi biết ơn thầy cô, ông bà bố mẹ và không bao giờ quên một thời thanh niên sôi nổi".

Ngày 14/11/2020, Tổng Bí thư lại một lần nữa về thăm trường cũ, nhân dịp nhà trường kỷ niệm 70 năm ngày thành lập. Thầy Lê Trung Kiên, Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Gia Thiều nhớ lại kỷ niệm khi đó, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước luôn xưng ''em'' và gọi ''thầy'' với Ban giám hiệu nhà trường.

“Em báo cáo các thầy, các cô, bây giờ em là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhưng khi về trường em xin phép được các thầy, các cô vẫn gọi em là Nguyễn Phú Trọng - cựu học sinh của trường. Trong buổi lễ, thầy cô cũng giới thiệu em là cựu học sinh Nguyễn Phú Trọng”, thầy Kiên nhắc lại lời Tổng Bí thư khi ấy.

Nhiều giáo viên, học sinh dự lễ còn nhớ, cựu học sinh Nguyễn Phú Trọng đã có những chia sẻ ấm áp, gần gũi về những kỷ niệm khi còn đi học và cả những tình cảm trân trọng đối với các thầy giáo, cô giáo cũ.

Đó là những năm tháng khó khăn, gian khổ, mỗi học sinh muốn đến trường phải đi bộ hàng chục cây số, phải vừa học vừa làm để trang trải cuộc sống… nhưng vượt lên tất cả, thầy và trò đã nỗ lực khắc phục khó khăn để dạy tốt và học tốt.

Tổng Bí thư và các học sinh Trường Nguyễn Gia Thiều (Ảnh: Nhà trường cung cấp).
Tổng Bí thư và các học sinh trường Nguyễn Gia Thiều (Ảnh: Nhà trường cung cấp).

Nhắc lại tên từng thầy cô hiệu trưởng, từng thầy cô giáo dạy các môn học, từng người bạn thân thiết thời còn đi học và đặc biệt là những kỷ niệm với thầy giáo chủ nhiệm - người đã 91 tuổi và cũng có mặt trong buổi lễ kỷ niệm, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định sẽ không bao giờ quên những kỷ niệm sâu sắc, những công lao dạy dỗ của các thầy cô, sự giúp đỡ của bạn bè, những ấn tượng tốt đẹp của 6 năm liên tục được học tập dưới mái trường thân yêu Nguyễn Gia Thiều.

Kết thúc sự kiện, Tổng Bí thư dành nhiều thời gian gặp gỡ, hỏi thăm các thầy, cô giáo từng dạy mình, trong đó có thầy giáo Lê Đức Giảng, giáo viên chủ nhiệm lớp 9B, 10B.

Được biết nhân lễ kỷ niệm 70 năm thành lập trường, Tổng Bí thư đã trao 70 suất học bổng cho các học sinh giỏi có hoàn cảnh khó khăn. Trước đó, Tổng Bí thư cũng từng tặng một số bộ máy tính cho thầy cô nhà trường để phục vụ công tác dạy học.

Cũng theo ông Lê Trung Kiên, mỗi lần về thăm trường, Tổng Bí thư đều dặn, chỉ về với tư cách cựu học sinh, muốn được giới thiệu là cựu học sinh chứ không phải nhà lãnh đạo. Trong những lần dự họp lớp cùng bạn và thầy cô, Tổng Bí thư luôn nói, xin thầy cô và các bạn cho em được để mọi chức tước ở ngoài căn phòng này. Đến nay, em chỉ là một học trò ngày nào của thầy cô...

Lên đại học, Tổng Bí thư học khoa Ngữ văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội (nay là Đại học Quốc gia Hà Nội). Đây cũng là nơi ông gửi gắm tình cảm đặc biệt.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò trọng ân tình
Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong lần về thăm trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011

Lần đầu tiên về thăm Đại học Quốc gia Hà Nội là khi Tổng Bí thư đang làm Bí thư Thành ủy Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đại học Đông Dương tiền thân của Đại học Quốc gia Hà Nội (16/5/1906 - 16/5/2006) và đón nhận Huân chương Sao vàng.

4 năm sau, ngày 16/11/2010, khi ở cương vị Chủ tịch Quốc hội, Tổng Bí thư đã về thăm và gặp mặt thân mật các lãnh đạo, thầy cô giáo của trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tổng Bí thư bày tỏ sự vui mừng khi được trở về thăm trường cũ và được thấy sự phát triển mạnh mẽ của nhà trường: Nhiều khoa, bộ môn với những ngành học mới được mở rộng; đào tạo và cung cấp cho đất nước hàng vạn cán bộ ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn; nhiều nhà giáo, nhà khoa học nổi tiếng với nhiều giải thưởng khoa học lớn của Nhà nước cũng trưởng thành và có thời gian làm việc, cống hiến tại trường.

Còn trong kí ức của các thầy cô giáo cũ vẫn vẹn nguyên hình ảnh về người học trò trọng nghĩa tình năm nao. Cô giáo Đặng Thị Phúc - cô giáo tiểu học của Tổng Bí thư nghẹn ngào khi nhớ lại hằng năm, vào ngày lễ 20/11 hay Tết Nguyên đán, trò Trọng dù bận nhiều việc lớn vẫn nhớ chúc mừng cô giáo cũ.

“Nhiều người nghĩ là cô giáo của Tổng Bí thư, chắc sẽ được biếu xén nhiều nhưng anh Trọng là người liêm khiết, anh cũng không giàu, chẳng có gì mà cho tôi. Mỗi dịp 20/11, Trọng gửi tặng bó hoa, hay ngày Tết là hộp bánh. Chỉ vậy thôi nhưng là món quà tinh thần rất lớn, là tình nghĩa thầy trò. Mới Tết Nguyên đán năm 2024 đây thôi, tôi vẫn còn nhận được lời chúc của Trọng mà giờ đã đi xa…”, chia sẻ với báo chí, cô Phúc nghẹn ngào.

Trước đó, năm 2019, người học trò Nguyễn Phú Trọng gây xúc động với lá thư viết tay gửi cô giáo thời tiểu học. Tổng Bí thư đã cất công tìm kiếm cô giáo cũ rất lâu. Khi tìm lại được cô, Tổng Bí thư đã trực tiếp đến tận nhà thăm hỏi và thường gửi thư kính thăm mỗi dịp Lễ, Tết hàng năm. Bức thư viết bằng mực xanh, rất ngắn gọn, giản dị gửi lời chúc đến cô giáo cũ dịp đón Xuân Kỷ Hợi. Cuối bức thư đề giản dị “Học trò cũ của cô”, kèm lời tri ân: “Em vẫn giữ mãi những kỷ niệm sâu sắc, không bao giờ phai mờ trong những năm tháng được cô dạy bảo”.

Đọc thêm

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô...
Lâm Đồng: Tiếp sức học sinh nghèo vượt khó tới trường Giáo dục

Lâm Đồng: Tiếp sức học sinh nghèo vượt khó tới trường

TTTĐ - Tại chương trình Hoa nắng số tháng 11/2024, Ban Tổ chức trao tặng 30 suất học bổng mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho 30 em học sinh vượt khó tới trường học tốt.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Xem thêm