Tag

TP HCM: Cần giải pháp hợp lý khi quy hoạch lại Công viên 23 tháng 9

Đô thị 13/09/2018 17:18
aa
TTTĐ - Từ lâu, Công viên 23 tháng 9 bị “xâm chiếm” biến thành các quán cà phê, sân khấu, bãi giữ xe... làm mất mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến lối đi bộ, không gian thư giãn của người dân TP HCM và du khách.

TP HCM: Cần giải pháp hợp lý khi quy hoạch lại Công viên 23 tháng 9

Một bãi giữ xe trong Công viên 23 tháng 9

Trả lại không gian cho công viên

Các công viên vốn là lá phổi xanh, nơi tản bộ, thư giãn của người dân thế nhưng hiện nay, nhiều công viên tại TP HCM bị lấn chiếm, sử dụng sai mục đích, khiến diện tích ngày càng bị thu hẹp.

Những công viên được người dân phản ánh nhiều nhất phải kể đến như: Công viên Gia Định, Phú Lâm, Lê Văn Tám, Lê Thị Riêng, Thảo Cẩm Viên… Nghiêm trọng nhất là Công viên 23 tháng 9, nằm giữa hai con đường Lê Lai và Phạm Ngũ Lão, quận 1.

Hầu hết các công viên này đều bị lấn chiếm, cho thuê làm quán cà phê, sân khấu, tổ chức hội chợ, bãi giữ xe…

Một quán cà phê tại Công viên 23 tháng 9
Một quán cà phê tại Công viên 23 tháng 9

Trước thực trạng Công viên 23 tháng 9 bị sử dụng sai mục đích, Văn phòng UBND TP HCM đã ra Thông báo số 447/TB-VP ngày 22/7/2018 về việc “Kết luận của Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong về quản lý, chỉnh trang, quy hoạch Công viên 23 tháng 9”.

Theo thông báo trên, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã đồng ý với ý kiến đề xuất của Sở GTVT tại tờ trình số 5589/SGTVT-CX ngày 7/5/2018 về việc quản lý, chỉnh trang, quy hoạch Công viên 23 tháng 9; Giao Sở GTVT xây dựng phương án cải tạo, xây dựng, chỉnh trang trong thời gian công viên chưa được đầu tư xây dựng hoàn chỉnh theo quy hoạch được phê duyệt.

Thông báo còn nêu rõ, giao Sở TN&MT chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất phải chấm dứt, không gia hạn hợp đồng cho thuê đối với các đơn vị đang sử dụng mặt bằng tại Công viên 23 tháng 9. Đối với các đơn vị đang sử dụng mặt bằng nhưng trong các văn bản pháp lý không ghi rõ thời gian hoàn trả thì yêu cầu di dời trước ngày 30/4/2019; đồng thời, khẩn trương chủ trì, phối hợp với Sở GTVT và các đơn vị chức năng liên quan xây dựng kế hoạch di dời cụ thể các công trình, trụ sở, quán ăn, bãi xe… Hoàn tất công tác di dời trước ngày 30/4/2019.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND TP cũng có ý kiến chỉ đạo, giao Sở QH-KT phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan khẩn trương hoàn thành công tác lập quy hoạch chi tiết 1/500 khu vực Công viên 23 tháng 9 trước quý III năm 2018.

Một bãi giữ xe trong Công viên.
Một bãi giữ xe trong Công viên.

Trước thông báo của Chủ tịch UBND TP, nhiều người dân tỏ ra phấn khởi, ủng hộ chỉ đạo này. Đồng thời, người dân cũng mong muốn, sau quy hoạch, công viên được chỉnh trang lại, trả lại màu xanh vốn có cho công viên, xóa bỏ các bãi giữ xe, sân khấu, quán cà phê gây mất mỹ quan đô thị.

“Thành phố cần có quy hoạch cụ thể về bãi giữ xe, các dịch vụ tiện ích sao cho phù hợp nhất để phục vụ người dân. Điều quan trọng là phải trả lại khoảng xanh, lối đi bộ, nơi thư giãn cho người dân và du khách”, anh Nguyễn Văn Thu, một người dân sống gần Công viên 23 tháng 9 chia sẻ.

Cần giải pháp hợp lý

Trước thông tin thành phố có chủ chương quy hoạch lại Công viên 23 tháng 9, nhiều tiểu thương đang kinh doanh tại chợ Sense Market – khu chợ dưới lòng đất của Công viên 23/9, tỏ ra hoang mang, lo lắng. Theo các tiểu thương, họ đầu tư vào đây rất nhiều tiền nhưng mới chỉ hoạt động được hai năm đã phải di dời sẽ gây nhiều tổn thất.

Theo Ban quản lý Sense Market, khu chợ dưới lòng đất này khánh thành từ tháng 3/2017. Khu chợ có diện tích hơn 10.000m2, trong đó có 5.000m2 là khu vực kinh doanh với gần 100 gian hàng ẩm thực Việt Nam, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan… và hàng trăm gian hàng thời trang. Cùng với đó là bãi xe dưới hầm rộng khoảng 6.000m2, mỗi ngày nơi đây đón khoảng 5.000 người tới tham quan, mua sắm và ăn uống.

Một góc Sense Market dưới lòng đất trong công viên
Một góc Sense Market dưới lòng đất trong công viên

Trước thông tin khu chợ có nguy cơ bị lấy lại mặt bằng, anh Võ Hoàng Phúc, chủ gian hàng kinh doanh các món ăn Nam Bộ tỏ ra rất lo lắng.

“Trước đây, tôi chủ yếu buôn bán ở vỉa hè, gây mất mỹ quan và việc kinh doanh cũng không được ổn định. Từ khi kinh doanh ở đây, lợi nhuận của tôi cao hơn so với bán ở vỉa hè. Tôi mong chính quyền thành phố sẽ xem xét cho tiếp tục duy trì chợ này để chúng tôi được ổn định kinh doanh”, anh Phúc chia sẻ.

Với việc UBND TP HCM sắp quy hoạch lại Công viên 23 tháng 9, ông Nguyễn Bình Phương, Giám đốc Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Cửu Long (Công ty Cửu Long), đơn vị đầu tư Sense Market cho biết, việc Sense Market bị thu hồi sẽ gây nên tổn thất rất lớn cho công ty cũng như các tiểu thương.

Theo ông Phương, trước đây các tầng hầm rất nhếch nhác, một khu vực được sử dụng làm nơi giữ xe vi phạm, một số khu vực bỏ hoang, nhiều đối tượng nghiện ma túy vào đây hút chích.

Khu chợ Sense Market được quy hoạch bài bản.
Khu chợ Sense Market được quy hoạch bài bản.

Sau khi được thành phố giao cải tạo, sử dụng tạm khu vực này, Công ty Cửu Long đã đầu tư khoảng 200 tỷ đồng, biến nơi đây thành một điểm đến cho người dân thành phố và đặc biệt là du khách nước ngoài. Bên cạnh đó, khu chợ cũng giải quyết việc làm cho khoảng 500 tiểu thương, trong đó nhiều tiểu thương là người bán hàng rong trên vỉa hè.

“Theo kế hoạch phải mất 6 năm dự án mới hoàn lại vốn nhưng chưa hết 2 năm đã bị thu hồi khiến chúng tôi đối diện với rất nhiều khó khăn”, ông Phương chia sẻ.

Còn theo bà Nguyễn Thị Tranh, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op, đơn vị trực tiếp quản lý khu chợ cho biết, ở Việt Nam, ngoài các trung tâm thương mại ở tầng hầm một số chung cư cao cấp thì Sense Market là chợ dưới lòng đất đầu tiên. Việc phải chấm dứt hoạt động là một điều đáng tiếc.

Mặc dù UBND TP HCM thu hồi để tái quy hoạch lại công viên sẽ gây ảnh hưởng lớn cho doanh nghiệp nhưng cả ông Phương và bà Tranh đều ủng hộ việc quy hoạch, chỉnh trang lại Công viên 23 tháng 9. Điều quan trọng là xem xét xử lý, giải quyết quyền lợi của doanh nghiệp và tiểu thương sao cho hợp lý.

Một tiểu thương tại Sense Market chia sẻ với phóng viên
Một tiểu thương tại Sense Market chia sẻ với phóng viên

Ghi nhận thực tế tại Công viên 23 tháng 9, phóng viên nhận thấy, ngoài khu chợ Sense Market dưới lòng đất, hiện tại nơi đây còn có nhiều quán cà phê, sân khấu Sen Hồng, bãi giữ xe hoạt động.

Theo người dân sống quanh công viên và nhiều du khách cho biết, chính các sân khấu, quán cà phê, bãi giữ xe trên mặt đất đang gây nên hình ảnh nhếch nhác, chiếm hết mảng xanh của công viên. Còn việc tồn tại của khu chợ dưới lòng đất thì người dân hoàn toàn ủng hộ, bởi việc ngôi chợ tồn tại không hề gây mất mỹ quan, đồng thời làm điểm đến vui chơi, ăn uống cho nhiều du khách.

Kiến nghị giải pháp

Theo bà Nguyễn Thị Tranh, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Phát triển Sài Gòn Co.op, trước mắt nếu được thành phố chấp thuận, chúng tôi sẵn sàng bỏ tiền để đầu tư mở rộng thêm khu vực tầng hầm và cải tạo lại Công viên 23/9 cho khang trang, sạch đẹp hơn. Chúng tôi cũng mong muốn được nhân rộng các khu chợ dưới lòng đất như tại đây để vừa có thể giải quyết nhu cầu vui chơi, mua sắm và ăn uống cho người dân lại vừa có thể giải quyết được vấn đề việc làm, giải tỏa việc chiếm dụng lòng lề đường mà Thành phố đang đau đầu giải quyết.

Đọc thêm

Quy hoạch đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở phải đi trước một bước Đô thị

Quy hoạch đô thị, kế hoạch, chương trình phát triển nhà ở phải đi trước một bước

TTTĐ - Ngày 27/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp nghe báo cáo, cho ý kiến hoàn thiện dự thảo 3 nghị định: Quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở, xây dựng lại nhà chung cư (Nghị định nhà chung cư); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở (Nghị định chung về nhà ở); quy định chi tiết một số điều của Luật Nhà ở về phát triển, quản lý nhà ở xã hội (Nghị định nhà ở xã hội).
Quảng Nam: Đề xuất nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc Đô thị

Quảng Nam: Đề xuất nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc

TTTĐ - Đầu tư dự án Nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc nhằm tưởng niệm, vinh danh các Anh hùng liệt sĩ đã chiến đấu, hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ.
Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân Xã hội

Không bổ sung quy định thu phí nội đô với ô tô cá nhân

TTTĐ - Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, quy định về phí giao thông nội đô không thuộc phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật đường bộ và cần tiếp tục nghiên cứu, đánh giá tác động kỹ lưỡng.
Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT Đô thị

Giao thông đảm bảo thông suốt cho sĩ tử dự kỳ thi THPT

TTTĐ - Sáng 27/6, các thí sinh Hà Nội bước vào môn thi đầu tiên của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Theo ghi nhận, giao thông quanh các điểm thi diễn ra thông thoáng, thuận lợi và an toàn.
Giải pháp kiến trúc và nội thất cho nhà ở đô thị Xã hội

Giải pháp kiến trúc và nội thất cho nhà ở đô thị

TTTĐ - Sáng 26/5, Báo Kinh tế và Đô thị, chuyên trang Diễn đàn Đô thị phối hợp với Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và Cộng đồng Thiết kế Nội thất trẻ Việt Nam tổ chức buổi toạ đàm “Giải pháp Kiến trúc và Nội thất nâng cao chất lượng sống cho nhà ở đô thị”.
Xe buýt - “Xương sống” trong vận tải hành khách công cộng Đô thị

Xe buýt - “Xương sống” trong vận tải hành khách công cộng

TTTĐ - Tại thành phố Hà Nội, xe buýt đóng vai trò là “xương sống” trong vận tải hành khách công cộng. Những năm gần đây, xe buýt càng ngày càng hiện đại và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đi lại của người dân, tạo nên bộ mặt giao thông đô thị văn minh, tiệm cận với các nước phát triển.
Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT Đô thị

Sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Để phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024, Ban Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ, công an các địa phương xây dựng kế hoạch, phân công lực lượng triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn tại các điểm thi và các khâu tổ chức kỳ thi.
Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng Đô thị

Quận Ba Đình giải tỏa 10ha lấn chiếm bờ vở, bãi ven sông Hồng

TTTĐ - Nhằm đảm bảo an toàn đê điều, an toàn thoát lũ, phòng chống lụt bão khu vực phường Phúc Xá, UBND quận Ba Đình đã huy động các lực lượng giải tỏa các trường hợp lấn chiếm, vi phạm tại khu vực bờ sông Hồng.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh Đô thị

Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại nút giao Cổ Linh

TTTĐ - Từ ngày 25/6 đến hết ngày 30/9/2024, Sở Giao thông vận tải Hà Nội triển khai phương án thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực nút giao Cổ Linh - ngõ 541 Bát Khối (Long Biên, Hà Nội).
Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo Đô thị

Người dân tích cực tố giác vi phạm giao thông qua tin nhắn Zalo

TTTĐ - Hàng trăm tin nhắn tố giác các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông được gửi tới lực lượng chức năng qua ứng dụng Zalo nhằm phản ánh về trật tự an toàn giao thông.
Xem thêm