TP Hồ Chí Minh rà soát kỹ thuật lọc máu, thận nhân tạo tại các cơ sở y tế
![]() |
Theo Phó Giáo sư, Tiến sỹ Tăng Chí Thượng, Phó Giám đốc Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, Sở đã yêu cầu các đơn vị y tế thực hiện lọc máu, thận nhân tạo cho người bệnh điều trị các bệnh Thận –Tiết niệu theo đúng chẩn đoán điều trị do Bộ Y tế ban hành, hoặc phác đồ điều trị đã được thẩm định và phê duyệt bởi cấp thẩm quyền.
Trước khi tiến hành lọc thận cần kiểm tra kỹ tình trạng lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trước, trong và sau khi lọc máu, thận nhân tạo.
![]() |
Vấn đề kiểm soát nhiễm khuẩn nguồn nước sử dụng cho máy thận nhân tạo, xử lý dụng cụ y tế trong lọc máu, đối với quả thận, dây lọc tái sử dụng phải được xử lý theo hướng dẫn của Bộ Y tế nhằm đảm bảo hiệu quả khử khuẩn. Bên cạnh đó, nhân lực thực hiện kỹ thuật lọc máu, thận nhân tạo cũng phải được đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ; luôn luôn đảm bảo thông số trên máy phải phù hợp với dịch lọc và được kiểm tra thường xuyên tình trạng dịch lọc trước khi sử dụng cho người bệnh, nếu phát hiện bất thường như cặn lắng, đục, sắc… thì ngưng sử dụng ngay. Sở cũng yêu cầu các đơn vị phải kiểm tra định kỳ hệ thống xử lý nước, chất lượng nước (RO) về mặt vi sinh, hóa lý…
Trước đó, các bệnh viện có đơn vị lọc thận, chạy thận nhân tạo trên địa bàn Thành phố cũng đã khẩn trương rà soát lại quy trình, kỹ thuật đang thực hiện. Tại Bệnh viện quận Thủ Đức, một trong những bệnh viện tuyến quận đầu tiên tại thành phố triển khai chạy thận nhân tạo đã chủ động rà soát lại toàn bộ quy trình lọc thận tại đơn vị. Hiện đơn vị này đang chạy thận cho 130 bệnh nhân với 4 ca mỗi ngày.
Theo bác sỹ Lương Hoàng Liêm, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện quận Thủ Đức, việc rà soát lại quy trình chạy thận từ trước đến nay đều được thực hiện định kỳ hàng tháng, hệ thống nước định kỳ 3-6 tháng được kiểm tra, xét nghiệm 1 lần. Bên cạnh đó, cả bệnh viện và trạm y tế đều được trang bị đầy đủ hộp thuốc chống sốc, những trang thiết bị phục vụ cho việc hỗ trợ chống sốc, kịp thời cứu sống bệnh nhân.
Bên cạnh đó, nhằm đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, 5 ngày trước, bộ phận chạy thận nhân tạo tại Trạm Y tế phường Bình Chiểu, quận Thủ Đức, đơn vị thí điểm lọc thận tại trạm y tế đầu tiên trên cả nước, cũng đã tạm ngừng lọc thận để sửa sang lại phòng ốc, vách ngăn. Toàn bộ 10 bệnh nhân đang chạy thận tại đây được chuyển về lọc thận tại Bệnh viện quận Thủ Đức.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đắk Lắk đối mặt với dịch sởi bùng phát

Nhiều người lớn mắc sởi cũng bị biến chứng nặng

Nhiều trường hợp tử vong do ngộ độc nấm, côn trùng, so biển...

Nghệ An đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine sởi

Bệnh viện Quân y 103 tổ chức chương trình “Hành quân về nguồn”

Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức phòng dịch sởi

Hơn 600 công nhân, viên chức đăng ký tham gia hiến máu

"Đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng" tiêm vắc xin sởi

Gần 42.500 ca nghi sởi, tốc độ tiêm vắc xin còn chậm
