Tag

Trả lại đúng tên Phủ Chính - Phủ Tiên Hương cho di tích Phủ Dầy

Văn hóa 27/01/2022 11:59
aa
TTTĐ - Quần thể di tích quốc gia Phủ Dầy (Nam Định) gồm 18 đền, phủ, chùa, lăng, được xem là nơi gắn liền với thần tích giáng thế của Mẫu Liễu Hạnh, một trong tứ bất tử của dân tộc Việt. Phủ Dầy được coi là trung tâm của tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ, tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ mẫu tại Việt Nam. Năm 2016, UNESCO công nhận “Thực hành tín ngưỡng thờ mẫu Tam Phủ của người Việt” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Lễ hội Phủ Dầy vào ngày 3 tháng 3 Âm lịch hằng năm được đánh giá là một trong 10 lễ hội đầu năm độc đáo tại Việt Nam.
Xếp hạng 5 di tích quốc gia đặc biệt Bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế Đền Hai Bà Trưng được công nhận là điểm du lịch của Thủ đô Khởi công dự án bảo tồn, tôn tạo di tích cấp quốc gia đền Hạ Phát huy giá trị di sản Hồ Văn, Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Trả lại đúng tên Phủ Chính - Phủ Tiên Hương cho di tích Phủ Dầy
Phủ Dầy, Vụ Bản, Nam Định

Trong thời gian qua, việc treo biển tên di tích thuộc quần thể Phủ Dầy xảy ra nhiều tranh cãi kéo dài nhưng địa phương chưa giải quyết. Cụ thể từ năm 2018, ở cổng Phủ Vân Cát và các biển chỉ dẫn lại treo biển đề Phủ Chính Vân Cát. Năm 2019, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Vụ Bản (Nam Định) đã yêu cầu Phủ Tiên Hương hạ tấm biển ghi Phủ Chính Tiên Hương. Việc di tích treo biển không đúng với hồ sơ di tích, không đúng với lịch sử sẽ dẫn đến nguy cơ làm méo mó, sai lệch.

Trở lại lịch sử, khu di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy gồm Phủ Tiên Hương, Phủ Vân Cát và Lăng Mẫu Liễu Hạnh đã được xếp hạng là di tích lịch sử, văn hóa nghệ thuật quốc gia từ năm 1975. Được biết, phủ chính của cụm di tích này nằm ở xã Tiên Hương là Phủ Chính Tiên Hương hay còn gọi là Phủ Tiên Hương và người dân còn gọi ngắn gọn là Phủ Chính.

Thủ nhang Phủ chính Tiên Hương Trần Thị Huệ (bên trái)
Thủ nhang Phủ Chính Tiên Hương Trần Thị Huệ (bên trái)

Phủ Tiên Hương được xây dựng từ thời Hậu Lê (1663 - 1671). Bà Trần Thị Huệ - Thủ nhang Phủ Chính Tiên Hương cho biết, căn cứ quyết định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Thông tư số 09/2011/TT-BVHTTDL quy định về nội dung hồ sơ khoa học để xếp hạng di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh, việc đặt biển hiệu tên gọi Phủ Chính Tiên Hương là hoàn toàn phù hợp với tài liệu lịch sử và quy định của pháp luật.

Dựa trên tài liệu lịch sử của các cơ quan chức năng, nhà nghiên cứu và nhiều chuyên gia, ngày 11/10/2021, Cục Di sản (Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao) đã có Công văn số 812/DSVH-DT gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định ghi rõ: Cơ bản thống nhất với đề nghị của thủ nhang Trần Thị Huệ và đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định giám sát việc treo biển Phủ Chính Tiên Hương tại vị trí phù hợp, đảm bảo trang trọng và đúng theo quy định.

Trả lại đúng tên Phủ Chính - Phủ Tiên Hương cho di tích Phủ Dầy
Lễ hội Phủ Dầy

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị UBND tỉnh Nam Định chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định phối hợp với UBND huyện Vụ Bản làm việc với bà Trần Thị Huệ, thủ nhang để hướng dẫn, thực hiện việc treo biển di tích phù hợp với quy định của pháp luật về di sản văn hóa. Tuy nhiên, UBND huyện Vụ Bản chưa đồng ý để phủ Tiên Hương được treo biển trên Phủ Chính Tiên Hương và cho rằng văn bản của Cục Di sản văn hóa chưa đủ thẩm quyền.

Bà Trần Thị Huệ khẳng định: “Cuốn lý lịch di tích kiến trúc nghệ thuật Phủ Dầy của ban quản lý và danh thắng thuộc Sở Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Nam Định cũng ghi: “Theo các nguồn tư liệu khoa học và tâm thức dân gian, Phủ Tiên Hương còn có tên gọi khác là Phủ Chính và Phủ Chính Tiên Hương. Các dòng chữ “Phủ Chính”, “Tiên Hương Thánh Mẫu Phủ Chính”, “Phủ Chính Tiên Hương” vẫn hiện diện trên các sắc phong, dấu ấn bằng đồng, các thạp, hạc, bình cổ… đang được lưu giữ tại Phủ Tiên Hương.

Trả lại đúng tên Phủ Chính - Phủ Tiên Hương cho di tích Phủ Dầy
Cuốn sách viết về lễ hội Phủ Dầy xuất bản năm 1942 được lưu giữ tại Thư viện Quốc gia

Trên chuông đồng có từ năm 1896 đang treo ở phủ và trên 8 bia đá đặt ở trong phủ có từ năm 1892 đều ghi rõ các chữ Phủ Chính Tiên Hương. Vì vậy, tôi đã nhiều lần gửi đơn đến các cơ quan chức năng tỉnh Nam Định và Trung ương đề nghị Phủ Tiên Hương được treo biển như lịch sử để lại và đúng với hồ sơ di tích. Tuy nhiên, thời gian qua, chính quyền địa phương vẫn không chấp nhận Phủ Chính Tiên Hương được treo biển đúng tên gọi theo lịch sử và hồ sơ di tích.

Tôi gửi đơn tới các cấp và có đơn xin phép gửi UBND xã và huyện theo đúng trình tự, pháp lý về việc treo biển đúng tên Phủ Chính - Phủ Tiên Hương là đúng theo hướng dẫn của Cục Di sản, Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao”.

Trả lại đúng tên Phủ Chính - Phủ Tiên Hương cho di tích Phủ Dầy

Có thể nói, Phủ Dầy là trung tâm, là tiêu biểu cho tín ngưỡng thờ mẫu tại Việt Nam. Nghi thức thực hành tín ngưỡng thờ mẫu đã được UNESCO vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện cho nhân loại. Việc xác định chính xác tên gọi di tích Phủ Chính và gắn biển tại đây có căn cứ cụ thể về mặt lịch sử và quy định pháp lý. Điều này không những góp phần tôn vinh di sản, thể hiện sự tôn trọng lịch sử mà còn đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân. Do vậy rất cần sự vào cuộc của các cấp, ngành để trả lại tên đúng như lịch sử của di tích.

Tin liên quan

Đọc thêm

Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” Nghệ thuật

Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”

TTTĐ - Tối 20/4, tại TP Hồ Chí Minh, chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đất nước trọn niềm vui" chính thức khai màn. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo; Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ đạo nội dung, nghệ thuật; Cục Tuyên huấn thực hiện và Quân khu 7 chủ trì phối hợp tổ chức.
Đọc sách - con đường hướng đến thành công Văn học

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

TTTĐ - Tối 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức khai mạc “Đường sách Hải Phòng 2025” với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công”. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ" Văn học

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TTTĐ - Chiều 19/4 tại Sân khấu chính của Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ - Khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”.
TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

TTTĐ - Tối 19/4, hàng nghìn người dân và du khách tại TP Hồ Chí Minh đã tập trung về khu vực bến Bạch Đằng để chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm cao trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nghệ thuật "Sắc màu thành phố Bác", chào mừng đại lễ 30/4.
Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam Nghệ thuật

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Tối 19/4, người dân TP Hồ Chí Minh và du khách đã được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Xem thêm