Những ngày đầu tham gia theo chân đoàn làm phim Truyền thuyết về Quán Tiên của ê-kíp đạo diễn Đinh Tuấn Vũ thực sự khiến tôi bất ngờ và choáng ngợp.
Đến Quảng Bình trong những ngày nắng nóng gay gắt vẫn không làm tôi bận tâm bằng việc cảm thấy hối tiếc khi đã bỏ lỡ những ngày quay đại cảnh hoành tráng của ê-kíp phim Truyền thuyết về Quán Tiên. Tuy nhiên theo như lời đạo diễn Đinh Tuấn Vũ chia sẻ, anh cùng các đồng nghiệp đang triển khai những diễn biến chính trong việc mô tả tâm lý của ba nhân vật nữ thanh niên xung phong đã rất được yêu mến trong tác phẩm gốc của cố nhà văn Xuân Thiều.
Nhà biên kịch Hồng Ngát trong lần đến thăm anh em trong đoàn
Địa điểm quay tôi tham gia cùng đoàn phim chính là thung lũng Ha Ma đa và hang Trạ Ang nổi tiếng tại khu du lịch Phong Nha Kẻ Bàng. Từ đường lớn xuống tới thung lũng thực sự rất khó đi, chỉ có duy nhất một con đường hẹp và dốc để toàn bộ ê-kíp di chuyển tới hiện trường. Đó là chưa kể, họ phải hết sức cẩn thận không làm hư hại máy móc quay phim vì quá trình di chuyển chủ yếu bằng tay và đường núi.
Sau giờ nghỉ trưa, ai nấy đều mỏi mệt vì nắng nóng gay gắt nhưng cũng đỡ đi phần nào nhờ dòng suối trong xanh, mát lạnh, chạy uốn lượn theo khu rừng nguyên sinh rộng lớn cùng những triền núi đá kỳ vĩ mà thiên nhiên ban tặng nơi đây.
Cộng thêm sự lạc quan, phấn khởi của một số cá nhân đã góp phần truyền cảm hứng dồi dào tới toàn bộ anh em trong ê-kíp. Diễn viên Hoàng Mai Anh (vai Tuyết Lan) là một điển hình, cô tâm sự: “Muốn làm việc tốt tâm trạng phải luôn thoải mái và phấn khởi”, nên không chỉ các đạo diễn hay diễn viên, đến cả các anh trong đội âm thanh, ánh sáng, đội hiện trường… Hoàng Mai Anh đều cùng họ đem đến những câu chuyện hết sức vui vẻ và hài hước trong giờ phút tranh thủ nghỉ ngơi. Trái tim tôi cùng mọi người như “ngưng đập” trong một cảnh đặc tả tâm lý mà đạo diễn Đinh Tuấn Vũ dành riêng cho nhân vật của Hoàng Mai Anh mà theo cá nhân tôi đánh giá, hứa hẹn sẽ lấy đi nhiều ngậm ngùi từ khán giả.
Phó đạo diễn, NSƯT Nguyễn Đăng Khoa
Chứng kiến đạo diễn khen ngợi diễn xuất tốt của Mai Anh, tôi bỗng trở nên “sốt sắng” vì muốn được gặp gỡ những diễn viên khác. May mắn thay, cảnh phim tiếp theo ngoài Tuyết Lan, có sự xuất hiện của hai nhân vật khác là Mùi (Thúy Hằng) và Phượng (Hồ Minh Khuê). Tôi cũng không khỏi lo lắng cho họ vì cảnh phim này đòi hỏi khó khăn cả về tinh thần lẫn thể chất.
Minh Khuê phải chạy liên tục ở độ cao gần 20 mét từ trên cồn cát chạy xuống khi lưng còn đang đeo gùi nặng để được một cảnh quay ưng ý. Còn Thúy Hằng cũng không khỏi thấm mệt khi phải cõng Mai Anh di chuyển liên tục từ trên xuống dưới. Dù vậy, cả ba đều có thái độ hết sức chuyên nghiệp, “Mình/em đã làm tốt cảnh này chưa?” là câu cửa miệng của họ mỗi khi quay xong một cảnh và hầu như không có lấy một lời than vãn.
Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ (cầm bộ đàm) luôn tập trung hết sức có thể
Sáng hôm sau, đoàn phim tiếp tục quay tại rừng nguyên sinh Trạ Ang, nơi theo lời của NSƯT Vũ Quốc Tuấn là sẽ mang đến nhiều cảnh quay “đậm màu sắc văn học”.
Ánh nắng vàng chanh xuyên qua những kẽ lá rừng làm nên các thước phim có màu sắc “trong vắt” và tự nhiên, không cần dùng đến ánh sáng tự tạo. Bên cạnh đó, là làn khói “hư hư, thực thực” được ê kip thêm thắt như khiến những vần thơ, câu văn mô tả về tuyến đường Trường Sơn mà mình từng say mê ngày ấy được sống dậy chân thực ngay trước mắt tôi.
Cảnh quay nhìn thì đơn giản nhưng vắt kiệt sức của dàn diễn viên
Chiều đến, ánh nắng dần tắt là nỗi lo lớn của ê-kip khi vẫn còn nhiều cảnh quay cần đến ánh sáng tự nhiên chưa quay xong. Lo lắng nhất vẫn là đạo diễn Đinh Tuấn Vũ, anh vô cùng kỹ tính trong công việc nhưng đến lúc cần thiết, anh vẫn dặn lòng phải thật bình tĩnh và kiên nhẫn, động viên dàn diễn viên trẻ tự tin diễn xuất trong đó có Trần Việt Hoàng (vai Thiệt) vẫn đang là sinh viên tại Trường Sân khấu Điện ảnh hay Nguyễn Trà (vai Ku Xê) lần đầu tham gia đóng phim.
Phó đạo diễn, NSƯT Nguyễn Đăng Khoa thỉnh thoảng lại bông đùa một vài câu như: “Nền điện ảnh Việt Nam có sánh vai các cường quốc năm châu được hay không là nhờ các cháu” khiến tôi không khỏi bật cười nhưng đó chính là sự động viên, khích lệ các bạn diễn viên trẻ cùng ê-kíp ổn định tinh thần, phấn đấu cho những ngày quay phim gian khổ tiếp theo.
Sẽ thiếu sót nếu không nhắc tới nhà nhơ, nhà biên kịch Hồng Ngát - giám đốc sản xuất của Truyền thuyết về Quán Tiên. Ở tuổi gần 70, sự trẻ trung và nhiệt huyết của bà góp phần “truyền lửa” cho hàng trăm con người không quản ngại ngày đêm đem đến những thước phim đặc sắc. Bà cẩn thận, dặn dò tổ sản xuất mang đồ ăn kịp thời và nhanh chóng để tiếp sức cho anh em, tận tay đưa từng hộp cơm cho mọi người với thái độ ân cần và cởi mở.
Hành trình trên “tuyến đường Trường Sơn” của ê-kíp Truyền thuyết về Quán Tiên vẫn còn kéo dài qua tháng 5, thời gian được dự đoán nắng gắt cực điểm gấp nhiều lần tại Quảng Bình. Nhưng mới đầu khi tiếp xúc cùng đoàn phim, theo tôi hai từ “mệt mỏi” gần như không có trong từ điển của họ mà thay vào đó là những khuôn mặt tràn đầy lạc quan cùng sự tận tâm với nghề để cố gắng hoàn thành một tác phẩm thời chiến đặc sắc – “món ăn” vẫn còn đang thiếu hụt trên “bàn tiệc” điện ảnh Việt Nam vốn chỉ xoay quanh thể loại hài, tình cảm vài năm trở lại đây từ các rạp chiếu.
TTTĐ - Bức tranh panorama trưng bày tại Đảo Ngọc - Ngũ Xã dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, tạo được nhiều ấn tượng cho du khách nước ngoài tham quan Hà Nội.
TTTĐ - Màn thực cảnh tái hiện lịch sử “Ngày về chiến thắng” đã mang tới những cảm xúc đầy thiêng liêng về thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc, khi Thủ đô Hà Nội chính thức được giải phóng ngày 10/10/1954.
TTTĐ - Nằm trong chuỗi các sự kiện kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” nhằm lan tỏa thông điệp về giá trị của văn hóa, hòa bình và sức sáng tạo của người Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ.
TTTĐ - Ngày 6/10, UBND thành phố Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực hồ Hoàn Kiếm - biểu tượng văn hóa lịch sử của Thủ đô, nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”.
TTTĐ - Chương trình "Ngày hội Văn hóa vì hòa bình" là ngày hội lớn, giới thiệu những nét văn hóa đặc sắc nhất của Thủ đô Hà Nội nhằm biểu dương lực lượng gắn với quảng bá, giới thiệu về văn hóa Thủ đô Hà Nội, góp phần thúc đẩy kinh tế du lịch trên địa bàn thành phố.
TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16/7/1999 - 16/7/2024), sáng 6/10, UBND TP Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực hồ Hoàn Kiếm.
TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô, Lễ trao Giải Báo chí về Phát triển văn hóa và xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh diễn ra vào tối 28/9 tại Hoàng Thành Thăng Long có sự góp mặt của nhiều nghệ sĩ nổi tiếng.
TTTĐ - Tối 27/9 đã diễn ra lễ khai mạc Hội sách Hà Nội lần thứ IX - năm 2024. Hàng nghìn người dân đã tới tham quan, trải nghiệm và đọc sách tại các gian hàng trưng bày.
TTTĐ - Những ngày đầu mùa thu, phố phường Hà Nội trở nên rực rỡ với những áp phích, băng rôn... hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).