Trân trọng giữ gìn phẩm chất đạo đức người làm báo
Hội Nhà báo TP Hà Nội kiên quyết bảo vệ hội viên, nhà báo khi tác nghiệp Gần 500 vận động viên tham gia Hội khỏe Hội Nhà báo TP Hà Nội mở rộng năm 2022 Lời cảm ơn của Hội Nhà báo TP Hà Nội |
Nhân kỷ niệm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Báo Tuổi trẻ Thủ đô có cuộc trò chuyện với ông Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội.
Nhà báo Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội |
Quy hoạch báo chí – Đòn bẩy của sự phát triển
- Thưa ông, ông nhận định như thế nào về hoạt động báo chí Hà Nội trong những năm gần đây?.
- Tôi cho rằng, hoạt động của cơ quan báo chí Hà Nội sau thực hiện quy hoạch báo chí giai đoạn 1 đã và đang đi vào ổn định, có những bước phát triển lớn. Chính sách tự chủ về kinh tế khiến báo chí năng động hơn. Người làm báo với tư duy vừa phải năng động để thích ứng tình hình mới vừa phải thực hiện tốt hơn về tôn chỉ, mục đích đã đáp ứng nhu cầu của bạn đọc, các cơ quan báo chí nhờ đó đứng vững và phát triển vượt bậc.
Sự chuyển biến đồng bộ từ Ban biên tập, đội ngũ phóng viên cùng với thế mạnh của nền công ghệ 4.0 đã giúp báo chí lớn mạnh, ngày càng có sức thu hút rất lớn đối với công chúng và toàn xã hội.
- Theo ông, đâu là hạn chế của các nhà báo, nhất là các nhà báo trẻ trong bối cảnh báo chí phát triển đa dạng như hiện nay?
- Sự phát triển nhanh chóng, hiện đại của báo chí càng đòi hỏi các nhà báo, nhất là các nhà báo trẻ về sự tự giác rèn luyện bản lĩnh chính trị, quan điểm lập trường; vững vàng trước cám dỗ, tác động mặt trái kinh tế thị trường, giữ gìn phẩm chất đạo đức của người làm báo. Báo chí cách mạng được “định danh” là chiến sĩ xung kích trên mặt trận tư tưởng của Đảng nên nhà báo chân chính phải làm tròn bổn phận thiêng liêng của mình trước Đảng, Nhân dân.
Nhà báo Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội |
Trong sự phát triển đó, đâu đó một bộ phận nhà báo tha hóa đạo đức, làm hoen ố danh dự hai chữ “Nhà báo”. Tôi ví dụ: Vấn đề báo hóa tạp chí, phóng viên đánh hội đồng, câu ve, dọa dẫm danh nghiệp, cố tình thông tin sai lệch để tống tiền. Thực tế những vấn đề này ít xảy ra ở các nhà báo Thủ đô ít nhưng không phải không có.
Trân trọng uy tín danh dự người cầm bút
- “Xây dựng cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam” được Hội Nhà báo Việt Nam phát động vào tháng 8 năm 2022. Xin ông cho biết những chuyển biến của báo chí Hà Nội sau khi phát động phong trào này?
- Tháng 8/2022, thực hiện phong trào xây dựng cơ quan văn hóa, ngành làm báo văn hóa do Ban tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin Truyền thông, Báo Nhân dân và Hội Nhà báo Việt Nam phát động chương trình “Xây dựng cơ quan báo chí văn hóa và văn hóa của người làm báo Việt Nam”.
Từ phong trào này, Hội Nhà báo Hà Nội tổ chức triển khai rộng khắp đến hội viên, phóng viên, tổ chức ký giao ước thi đua 9 cơ quan báo chí. Qua thời gian thực hiện đã có chuyển biến đáng kể. Nhiều đơn vị có những cách làm sáng tạo, cụ thể: chi bộ Báo Tuổi Trẻ Thủ Đô sinh hoạt chuyên đề tháng 5 sinh nhật Bác lồng ghép sinh hoạt chuyên đề xây dựng cơ quan văn hóa; báo Lao động Thủ đô xây dựng tiêu chí riêng cho cơ quan mình phù hợp đặc thù, đặc điểm; Báo Phụ nữ Thủ đô, Quốc phòng An ninh đều có cách làm phù hợp: Báo Hà Nội mới, Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội, Kinh tế Đô thị, Tạp chí Người Hà Nội đưa các tiêu chí của Hội nhà báo đến phóng viên, hội viên gắn văn hóa với ứng xử xã hội, chất lượng tin, bài trên trang báo.
Nhà báo Kiều Thanh Hùng trong chuyến công tác tại tỉnh Cà Mau vào tháng 5/2023 |
- Tự chủ đang là xu hướng tất yếu của nền kinh tế Việt Nam, trong đó có cả báo chí. Tự chủ và văn hóa dường như có ranh giới rất “mềm”. Xin ông cho biết làm thế nào để người làm báo giữ được đúng mình trước lằn ranh giới mỏng manh đó?.
- Tôi cho rằng, ý thức về “lằn ranh mềm” này phải được xây dựng ngay trong ý thức rèn luyện của mỗi nhà báo, trong từng cơ quan báo chí. Tự chủ là kinh tế. Văn hóa là gốc rễ con người. Chúng ta không thể tách rời 2 vấn đề này để bước qua ranh giới đạo đức, nhiệm vụ chính trị của nghề báo. Làm như thế chúng ta sớm hay muộn cũng bị đào thải, thậm chí vi phạm pháp luật.
Tự chủ là phương thức, yêu cầu đặt ra của quy luật phát triển. Ngành báo chí trong bối cảnh tự chủ tài chính càng đòi hỏi Ban biên tập, phóng viên, hội viên trong từng tòa soạn phải đoàn kết, đồng lòng, tất cả vì sự nghiệp chung, vì thương hiệu tờ báo, uy tín danh dự từng cá nhân người cầm bút. Chúng ta không để tách rời nhiệm vụ chính trị và kinh tế. Cơ quan báo chí nào làm được điều này sẽ phát triển ổn định và lớn mạnh bền vững.
Nhà báo Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội và Đại diện Báo Tuổi trẻ Thủ đô tặng quà tới các gia đình khó khăn tỉnh Cà Mau |
- Người ta thường nói “văn Bắc, báo Nam” ông chia sẻ như thế nào với người làm báo Hà Nội để khắc phục những hạn chế và phát huy những giá trị tốt đẹp của người làm báo Thủ đô trước yêu cầu, nhiệm vụ và kỳ vọng của xã hội đối với Báo chí.
- Tôi cho rằng “văn Bắc, báo Nam” chỉ là câu nói mang tính tương đối. Tuy nhiên, những người cầm bút cần tìm hiểu nó để nhận ra những hạn chế mà mình có thể còn đang mắc phải nhằm khắc phục hạn chế, phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa Thăng Long - Hà Nội, văn hóa sĩ phu Bắc Hà áp dụng vào công tác làm báo.
Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo TP Hà Nội Kiều Thanh Hùng nhận bức tranh Đất Mũi từ Lãnh đạo Bộ Tư lệnh Biên phòng tỉnh Cà Mau |
Khái niệm “báo Nam” theo tôi là nói đến sự năng động, dám nghĩ dám làm, sự quyết liệt thẳng thắn của người miền Nam sớm tiếp cận kinh tế thị trường. Như vây, cả 2 đều có những lợi thế, điểm mạnh vượt trội, rất cần hòa quyện những giá trị tinh túy để một tờ báo phát huy tối đa sức mạnh của mình trong thực hiện tôn chỉ mục đích, xứng đáng là báo chí cách mạng trong thời đại mới.
- Xin cảm ơn ông.