Trên 13 triệu người không được mua vé tàu, máy bay
Tính đến cuối tháng 3 tổng cộng có 13,49 triệu cá nhân bị đánh giá “không đáng tin cậy” tại Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa Xã
Bài liên quan
Sau Hàn Quốc, Thái Lan, du khách Indonesia quan tâm đặc biệt tới Đà Nẵng
Nhiều quốc gia châu Phi đưa tiếng Trung vào trường học
Bamboo Airways khai trương 3 đường bay đến Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản trước thềm 30/4 – 1/5
Các sự kiện thế giới nổi bật tuần qua
Cuộc sống nơi bãi rác lớn nhất Indonesia
Nhật Bản: Nhập cư nước ngoài tăng kỷ lục 6 năm liên tiếp
Bầu cử Ukraine vòng hai: Tổng thống chấp nhận điều kiện tranh luận
Theo đó, tổng cộng đến cuối tháng 3/2019 có 13,49 triệu người đã bị đưa vào danh sách đen này… Những người này bị hạn chế thực hiện một số hoạt động, trong đó có tiếp cận thị trường tài chính, di chuyển bằng máy bay và tàu cao tốc, mua bảo hiểm cao cấp hay bất động sản. Thông tin cá nhân của những công dân này cũng được đăng tải một cách công khai.
Theo báo cáo thường niên năm 2018 được Trung tâm Thông tin tín dụng công dân quốc gia (NPCIC) công bố, có trên 3,59 triệu doanh nghiệp Trung Quốc nằm trong danh sách đen, có điểm tín nhiệm thuộc dạng “không đáng tin cậy”. Họ bị cấm tham gia một loạt các hoạt động kinh doanh bao gồm đấu thầu dự án, tiếp cận thị trường chứng khoán, tham gia đấu giá đất và phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
Danh sách được tổng hợp từ các tòa án trên khắp Trung Quốc. Đây là một trong những phần đầu tiên trong việc phổ cập hệ thống chấm điểm đạo đức xã hội nhằm vào những đối tượng từ chối tuân thủ các phán quyết của tòa án.
Trung Quốc ra mắt hệ thống chấm điểm tín nhiệm công dân từ năm 2014 nhằm kiểm soát và chấm điểm hành vi ứng xử của 1,4 tỷ dân nước này.
Theo hệ thống, tất cả công dân Trung Quốc được chấm điểm trong bốn lĩnh vực chính. Đó là: hoạt động hành chính, hoạt động thương mại, ứng xử xã hội và chấp hành pháp luật.
Xếp hạng tín nhiệm xã hội của một người có thể bị hạ thấp nếu họ trốn thuế, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, quảng cáo sai sự thật hay đơn giản chỉ là chiếm thêm ghế trên các phương tiện đi lại.
Những người từng có hành vi như tung tin giả về khủng bố, gây rối trên máy bay, dùng vé hết hạn hay hút thuốc trên tàu hỏa; các chủ doanh nghiệp không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động cũng bị cấm hay hạn chế đi lại.
Tại Chu San, hòn đảo gần Thượng Hải, những việc không nên làm gồm sử dụng điện thoại hoặc hút thuốc trong khi lái xe; phá hoại, gây ồn ào ở nơi công cộng. Ngoài ra, việc dành quá nhiều thời gian chơi game hoặc tung tin đồn không có căn cứ cũng là yếu tố gây giảm điểm tín nhiệm. Theo chỉ thị của Chính phủ, những người “phá vỡ lòng tin” sẽ đối mặt với không ít hạn chế về việc làm và tài chính.
Dự kiến đến năm 2020, hệ thống sẽ áp được dụng trên toàn quốc, cho phép Chính phủ Trung Quốc củng cố thông tin toàn diện của người dân. Từ đó, sử dụng các dữ liệu này phục vụ khen thưởng hoặc trừng phạt công dân.
Không những vậy, một số chương trình thí điểm cũng áp dụng đối với người nước ngoài. Điểm tín nhiệm thấp dẫn đến việc không được cấp hoặc gia hạn visa và giấy phép cư trú. Còn những người có điểm uy tín cao sẽ được hưởng quyền lợi như vay ưu đãi hay visa nhập cảnh nhiều lần.
Một số quốc gia khác trên thế giới, bao gồm Mỹ và Canada cũng đã thực hiện theo dõi hành vi cá nhân và ngăn chặn các cá nhân không đáng tin cậy tham gia vào các hoạt động nhất định. Tuy vậy, danh sách cấm bay của Mỹ dù chứa hàng chục ngàn cái tên nhưng cũng chỉ là một phần rất nhỏ so với danh sách tại Trung Quốc.
Ông Yuan Da, phát ngôn viên Yuan Da của Ủy ban Phát triển và cải cách quốc gia Trung Quốc cho biết Trung tâm Thông tin tín dụng công dân quốc gia đang đẩy mạnh việc chia sẻ điểm số của công dân và các doanh nghiệp với các công ty áp dụng hệ thống chấm điểm công dân trong các lĩnh vực khác nhau như gas, than, du lịch và vận tải.
Trong lĩnh vực tài chính, nhà chức trách Trung Quốc đã công bố tên của 400 người có liên quan tới các hoạt động lừa đảo. Cơ quan này cũng phối hợp với Ủy ban Kiểm soát chứng khoán đánh giá hồ sơ của các công ty, xác định mức độ “đáng tin cậy” của các đối tượng này trước khi cho phép phát hành trái phiếu.
Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cũng lo lắng về khối lượng dữ liệu khổng lồ phải tập hợp cũng như đời tư của công dân bị ảnh hưởng.