Triển lãm “Vì một Hà Nội đáng sống” khơi dậy và bảo vệ những vẻ đẹp truyền thống Hà Nội
![]() |
Tác phẩm tham gia triển lãm
Bài liên quan
Nhiều hoạt động phong phú phục vụ thiếu nhi tại khu vực Phố cổ
"VTV Awards - Ấn tượng VTV 2019" mang chủ đề "Thách thức"
Hương Ly "Yêu ai để không phải khóc"
Bùng nổ cảm xúc với những tình khúc bất hủ trong đêm nhạc “Jimmii Nguyễn – Ta trở về”
Triển làm trưng bày hơn 40 tác phẩm ảnh về không gian công cộng và cuộc sống thường ngày của người dân Hà Nội. Điều đặc biệt, triển lãm kể về Hà Nội thông qua góc nhìn từ chính những người trong cuộc, những người đã sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.
Họ mở lòng để chia sẻ một Hà Nội rất riêng tư để làm giầu thêm ý nghĩa cho Hà Nội, tăng thêm tình yêu đối với Hà Nội, và động lực để giữ gìn và bồi đắp những cơ sở vật chất và tinh thần làm nên một Hà Nội đáng sống.
Nội dung các bức ảnh tuyến thứ nhất về những cảnh đẹp, kiến trúc, không gian công cộng làm cho Hà Nội đáng sống. Những không gian kiến trúc, văn hóa, tự nhiên (mặt hồ, công viên, vườn hoa, bãi sông) không chỉ là những vật thể vô tri mà được gắn với ký ức và cuộc sống của người Hà Nội.
Kết nối của người Hà Nội với các không gian công cộng này có thể là kỷ niệm với gia đình, tình yêu đôi lứa, bạn bè đồng cấp hoặc các cảm xúc tập thể trong các sự kiện tập thể ở Hà Nội.
![]() |
Tuyến thứ hai về cuộc sống hàng ngày ở Hà Nội, cuộc sống trên vỉa hè, trong ngõ, ở chợ, trên phố. Cuộc sống được gắn với quán nước, cửa hàng hiện đại hoặc truyền thống (như làm dấu, rèn, sửa chữa Honda...), hoặc với gánh hàng rong, xe hoa di động, người phu khuân vác. Cuộc sống này gắn với ký ức và trải nghiệm của người Hà Nội mà có thể nhiều người không sinh ra và lớn lên tại đây hoặc khách du lịch không biết.
Tuyến thứ ba về sự kết nối giữa con người với con người dự trên sự thấu hiểu, bình đẳng và khoan dung– khắc họa tình cảm và mối liên kết giữa con người Hà Nội với nhau, với người ở nơi khác về sinh sống tại Hà Nội, với khách dụ lịch. Mối quan hệ này có thể xảy ra trong không gian công cộng, trong cuộc sống hàng ngày, trong cộng đồng hoặc gia đình.
![]() |
Bên cạnh những bức ảnh còn có những chiếc hộp thể hiện cho hình dáng và cấu trúc của những không gian trong thành phố như văn phòng, trung tâm thương mại, quán cafe, rạp chiếu phim, xe buýt hay ngay cả những căn nhà mà chúng ta trú ngụ.
Chúng đều là những chiếc hộp, có thể với nhiều kích cỡ, màu sắc và công năng khác nhau, nhưng cuối cùng vẫn là những chiếc hộp được xếp chồng chéo, chen chúc. Hộp lớn, hộp bé. Hộp nối hộp... Len lỏi trong mê cung của những chiếc hộp là những không gian trống rất quan trọng như những công viên, bờ hồ, những nơi sinh hoạt công cộng vốn dĩ đã khan hiếm nay còn đang dần có nguy cơ biến mất nếu không được mở rộng và giữ gìn.
![]() |
Những chiếc hộp sẽ tạo ra một không gian giả tưởng nơi những sinh hoạt công cộng quen thuộc hàng ngày được chuyển vào những chiếc hộp. Những nghi vấn được đặt ra khi ta từ bên ngoài ngó vào thế giới ấy. Đây cũng là nơi người xem tự vấn và phản tỉnh về ý nghĩa của những không gian công cộng đối với mỗi người.
Đây cũng là nơi mở ra những cuộc hội thoại về tiếp biến không gian và tiếp biến ra sao. Điều này làm người xem sẽ thấy yêu các không gian công cộng của thành phố hơn, thấy thành phố đáng sống khi có phố đi bộ, có hồ nước, có công viên, có quảng trường... để người dân kết nối, vận động và giao tiếp với nhau và với khách đến thăm thành phố.
![]() |
Ông Lê Quang Bình – Chủ tịch PPWG chia sẻ: “Triển lãm ảnh "Vì một Hà Nội đáng sống" muốn người dân nhìn lại tầm quan trọng của không gian công cộng trong cuộc sống đô thị. Tôi rất tâm đắc với so sánh cho rằng không gian công cộng của một thành phố cũng giống như không gian phòng khách của một ngôi nhà.
Chúng ta cần không gian công cộng để giao lưu, kết nối, thực hành các hoạt động tập thể, đón tiếp khách thập phương, trình diễn nghệ thuật và quan trọng nữa là thực hành các lối sống khỏe mạnh như chạy bộ, tập thể dục. Đây là lý do để người dân và chính quyền thành phố cùng nhau tôn vinh và bảo vệ không gian công cộng của mình”
Đại diện nhóm dân ảnh 9194 – ông Ngô Quang Huy cho biết: “Nhóm cựu học sinh PTTH niên khoá 1991-1994 Hà Nội đã tổ chức và tham gia nhiều hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội. Triển lãm ảnh "Vì một Hà Nội đáng sống" lần này chính là cảm nhận về Hà Nội qua góc nhìn nhiếp ảnh của các bạn yêu ảnh trong Nhóm 9194 Hà Nội.
Do cùng trang lứa lại sinh ra và lớn lên ở Hà Nội đến nay cũng hơn 40 năm nên có lẽ tình yêu với Hà Nội đã ngấm sâu vào cơ thể mỗi một thành viên. Chính vì vậy, qua các bức ảnh chúng tôi muốn thể hiện tình yêu của mình về Hà Nội, khơi dậy và bảo vệ những vẻ đẹp truyền thống Hà Nội cũng như mong muốn tôn vinh và quảng bá tới cộng đồng về một Hà Nội đẹp, một Hà Nội văn minh và thanh lịch".
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh vinh danh 50 tác phẩm văn học, nghệ thuật

Thiết lập quan hệ quốc tế để phát triển nhạc kịch Việt Nam

Nhiều văn nghệ sĩ sẽ tham gia diễu hành ở TP Hồ Chí Minh

Hơn 1.000 ca sĩ, diễn viên mở màn nghệ thuật Lễ kỷ niệm 30/4

Cầu truyền hình đặc biệt “Vang mãi khúc khải hoàn”

Trân quý cống hiến của cha ông với "Khúc ca hòa bình"

Thúc đẩy giao lưu văn hóa Hàn - Việt

Các nhà thơ Tây Ban Nha "Cùng Việt Nam" khát vọng hòa bình

Kho tư liệu số quý, không gian tưởng nhớ và tôn vinh lịch sử
