Triển vọng phát triển ngành chăm sóc sức khỏe răng miệng
Trường Đại học Phenikaa chi 50 tỷ đồng cấp học bổng cho học sinh Học tập chương trình nguyên bản Anh quốc tại Việt Nam - cơ hội mới cho sinh viên Xu hướng quốc tế hóa giáo dục với mô hình Campus |
Theo thông tin từ Hội Răng - Hàm - Mặt Việt Nam, sức khỏe răng miệng có tác động lớn đến sức khỏe toàn thân. Chính vì thế, trong vài năm trở lại đây, không chỉ vấn đề chăm sóc răng miệng được chú trọng mà vấn đề đào tạo bác sĩ, nha sĩ cũng được đặc biệt quan tâm.
Bệnh về răng miệng là một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người |
Sức khỏe răng miệng - vấn đề không của riêng ai
Bệnh về răng miệng là một trong những vấn đề ảnh hưởng lớn tới sức khỏe con người nhưng lại không được chú trọng như những bệnh lý nguy hiểm khác. Chỉ riêng tại Việt Nam, tỷ lệ người mắc các bệnh lý về răng miệng là rất cao. Vấn đề này xuất phát từ thói quen sinh hoạt, ăn uống cũng như tâm lý xem nhẹ việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng của người Việt.
Có thể thấy rằng, vấn đề về răng miệng không chỉ ở riêng một độ tuổi nhất định mà bất cứ ai trong gia đình chúng ta đều có thể gặp rắc rối với răng miệng của mình. Người dân ngày càng có nhận thức về việc cần có sự quan tâm, chăm sóc đúng mức cho sức khoẻ răng miệng, dẫn đến nhu cầu tìm kiếm nha sĩ, nha khoa cũng dần lớn hơn.
Sức khỏe răng miệng có tác động lớn đến sức khỏe toàn thân |
Hiện nay, việc khám chữa răng trở nên rất dễ dàng. Ngoài việc thăm khám tại các bệnh viện, chuyên khoa liên quan đến răng - hàm - mặt thì rất nhiều phòng khám uy tín do các bác sĩ, có tay nghề cũng được người dân lựa chọn. Vì thế, nhu cầu đào tạo nha sĩ, bác sĩ chuyên khoa răng - hàm - mặt cũng được các trường đại học, cơ sở đào tạo tập trung chú trọng.
Đào tạo nha sĩ - nhu cầu cấp thiết
Theo PGS. TS. BSCKII Lê Văn Sơn - Trưởng khoa Răng - Hàm - Mặt, trường Đại học Phenikaa, 90% dân số nước ta mắc các bệnh lý về răng miệng. Việt Nam đang hướng đến mục tiêu phải có 11 bác sĩ răng - hàm - mặt/10.000 dân, trong khi con số hiện tại chỉ là 9,7 bác sĩ/10.000 dân. Đây cũng là một ngành nghề có triển vọng với mức lương dành cho bác sĩ răng - hàm - mặt khá hấp dẫn.
PGS. TS. BSCKII Lê Văn Sơn - Trưởng khoa Răng - Hàm - Mặt, trường Đại học Phenikaa |
Cũng theo đại diện Phenikaa, hiện chương trình đào tạo bác sĩ răng - hàm - mặt 6 năm tại trường được phát triển dựa trên nền tảng đào tạo theo chuẩn năng lực cơ bản của bác sĩ răng - hàm - mặt tại Việt Nam theo Quyết định số 3450/QĐ-BYT ngày 26/12/2022.
Để trải qua giai đoạn thẩm định khắt khe từ Bộ Y tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chương trình đào tạo tại Phenikaa đã tham khảo, Khi mở thêm ngành đạo tạo này, nhà trường đã tham khảo, học tập và trải nghiệm từ các trường đào tạo nha khoa hàng đầu thế giới và trong nước như: Đại học Havard, Đại học Hungary, Đại học Y khoa Saint - Peterburg, Đại học Hong Kong, Viện Đào tạo Răng - Hàm - Mặt thuộc Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh. Vì thế, chương trình bám sát mục tiêu để xây dựng các tiêu chí đánh giá cho kì thi chứng chỉ hành nghề quốc gia và thẩm định cấp phép hành nghề cho bác sĩ răng - hàm - mặt Việt Nam.
“Chương trình đào tạo bác sĩ răng - hàm - mặt đổi mới đặc biệt chú trọng đến thực hành trong khối kiến thức chuyên ngành, chiếm 52% số lượng tín chỉ. Hơn thế, với cơ sở vật chất, trang thiết bị được đầu tư đầy đủ, ngay từ năm thứ nhất, các sinh viên đã được làm quen với môi trường bác sĩ răng - hàm - mặt bằng các hoạt động trải nghiệm nghề nghiệp và thực hành trên các mô hình mô phỏng Simulation. Bệnh viện trường Đại học Phenikaa và Phòng khám Răng - Hàm - Mặt tại Hoàng Ngân (Hà Nội) sẽ sớm đi vào hoạt động tạo điều kiện cho sinh viên thực tập”, ông Lê Văn Sơn… cho hay.
Hiện tại, Phenikaa đã và đang có lộ trình kí kết với các cơ sở đào tạo thực hành đầu ngành như Bệnh viện răng - hàm - mặt Trung ương Hà Nội, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cuba, Bệnh viện Đa khoa Hà Đông, Bệnh viện Đống Đa. Ngoài ra, trường cũng tăng cường hợp tác với một số đại học trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan.