Tag

Trò chuyện với Tổng Biên tập đầu tiên của báo Tuổi trẻ Thủ đô

Tin tức 21/03/2015 14:30
aa
Ông nói: “Đã 30 năm rồi, nhanh quá!” – khi chúng tôi ngỏ ý muốn xin một cuộc phỏng vấn nhân kỷ niệm “sinh nhật” lần thứ 30 Báo Tuổi trẻ Thủ đô. Ông chia sẻ, ông thừa nhận nhiều chuyện đã quên, bây giờ được khơi gợi lại sinh động trong tâm trí…

Trò chuyện với Tổng Biên tập đầu tiên của báo Tuổi trẻ Thủ đô

Bao năm rồi, một góc nhỏ trong trí nhớ của ông “cựu tổng biên tập” vẫn sinh động, tươi rói - ông là Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Ủy viên TƯ Đảng,nguyên Phó bí thư Thành đoàn, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Ông nói: “Đã 30 năm rồi, nhanh quá!” – khi chúng tôi ngỏ ý muốn xin một cuộc phỏng vấn nhân kỷ niệm “sinh nhật” lần thứ 30 Báo Tuổi trẻ Thủ đô. Ông chia sẻ, ông thừa nhận nhiều chuyện đã quên, bây giờ được khơi gợi lại sinh động trong tâm trí… Bao năm rồi, một góc nhỏ trong trí nhớ của ông “cựu tổng biên tập” vẫn sinh động, tươi rói - ông là Nguyễn Quốc Triệu, Trưởng ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, nguyên Ủy viên TƯ Đảng,nguyên Phó bí thư Thành đoàn, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Triệu, Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Tuổi trẻ Thủ đô trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Ngà, Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Triệu, Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Tuổi trẻ Thủ đô trao đổi với đồng chí Nguyễn Thị Ngà, Ủy viên Ban thường vụ Trung ương Đoàn, Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam thành phố Hà Nội.

Thưa ông, nhân dịp 30 năm ngày thành lập Báo Tuổi trẻ Thủ đô xin ông chia sẻ những kỷ niệm một thời làm báo với cương vị là Tổng biên tập đầu tiên của tờ báo Đoàn ?

Thời gian trôi qua nhanh quá, còn nhớ mới hôm nào chúng tôi được Ban Tuyên huấn Trung ương ( nay là Ban Tuyên giáo Trung ương) gọi lên giao nhiệm vụ, Thường vụ Thành đoàn rất phấn khởi vì được sự đồng ý của cấp trên khi ra đời tờ báo của mình,… Khi ấy thông tin khan hiếm, sự ra đời của tờ báo là sự kiện lớn. Thời gian đầu, báo in 2 tuần/kỳ. Xuất bản được 5 kỳ thì tôi được anh Vũ Anh Tuấn - Ủy viên Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy gọi lên và nói: “Tôi mới được tin Ban Tuyên huấn Trung ương nhận xét tờ Tuổi trẻ Thủ đô dù mới ra 5 số nhưng chất lượng tốt, ý thức chính trị rõ ràng, thông tin đúng đối tượng, bước đầu thu hút nhiều cây bút tên tuổi…”. Về, chúng tôi báo cáo lại Thường vụ Thành đoàn, ai cũng phấn khởi.Những năm đầu, báo chủ yếu bám sát hoạt động của Thành đoàn, những hoạt động nội bộ, những hoạt động ngoại giao, những hoạt động của đoàn viên thanh niên các cơ sowrr đoàn trong toàn thành phố… Hồi ấy cũng có thu, có chi không phụ thuộc hoàn toàn ngân sách. Anh em làm việc rất phấn khởi. Không lâu sau báo in 1 kỳ/tuần. Những năm tháng ấy phong trào thanh niên rất sôi động, cả khối trường học, học sinh sinh viên,… Phong trào tuổi trẻ sáng tạo thu hút sự quan tâm rất lớn của xã hội. Trong một môi trường sôi động và đầy nhiệt huyết, chúng tôi có một thực tế tràn đầy để viết, để thông tin, để truyền tải,…

Mới đó đã 30 năm – tôi thấy thực sự xúc động.Thưa ông, xin ông cho biết về những khó khăn, thuận lợi của Báo Tuổi trẻ Thủ đô những ngày đầu mới thành lập có phải chấp nhận cạnh tranh khốc liệt trên thị trường báo chí như hiện nay ?

Trước đây tờ báo hoạt động trong “guồng” được xã hội sắp xếp: biên chế, lương bổng theo ngân sách; giấy báo được cấp; máy ảnh được trang bị;… và cả Hà Nội chỉ có mấy tờ báo. Bên cạnh đó, sức tuyên truyền trên báo thu hút được sự quan tâm rất lớn của quần chúng. Ví như đơn vị thanh niên nào được biểu dương trên báo thì cảm thấy vinh dự hơn nhận bằng khen, giấy khen. Cũng vì thế, dù điều kiện làm việc thô sơ, lạc hậu nhưng trong tòa soạn và trong từng cá nhân vẫn có một khí thế tuyệt vời. Tôi không chắc do chúng tôi thực sự tốt hay bạn đọc hồi ấy không có nhiều lựa chọn nên cạnh tranh thông tin rất ít, mình thành một trong những trang báo được đón đọc thực sự.

Tiến sĩ Nguyễn Quốc Triệu, Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Tuổi trẻ Thủ đô trao đổi với nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô.
Tiến sĩ Nguyễn Quốc Triệu, Tổng Biên tập đầu tiên của Báo Tuổi trẻ Thủ đô trao đổi với nhà báo Nguyễn Mạnh Hưng, Phó tổng biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô.

Bây giờ những người làm báo nói chung, Báo Tuổi trẻ Thủ đô nói riêng được trang bị nhiều phương tiện hiện đại, tối ưu nhưng chúng ta có sự cạnh tranh khốc liệt, cả lành mạnh và không lành mạnh. Trong môi trường đó, một tờ báo “đứng” được là phải đáp ứng được đòi hỏi của bạn đọc; đặc biệt phải đáp ứng được cả tính thời gian của bạn đọc hiện đại, như bạn nói, cạnh tranh từng phút. Báo nào đăng đúng, đăng sớm sẽ thắng. Dù thế, tôi nghĩ người làm báo vẫn phải quay lại và ngẫm câu kinh điển Bác từng nói: “Viết cho ai? Viết cái gì?”. Bạn đọc phải là số 1. Người làm báo vừa bám sát nhiệm vụ chính trị Đảng và Nhà nước giao, nhưng phải biết nhân dân quan tâm cái gì, từ đó cân đối cho khéo. Chúng ta phải “bắt mạch” được cuộc sống!

Ngay từ những ngày đầu thành lập với vai trò Tổng biên tập ông đã lãnh chỉ đạo như thế nào để mỗi người trong ngôi nhà Tuổi trẻ Thủ đô đoàn kết, yêu thương và hết lòng vì công việc chung; làm gì để thu hút được đội ngũ cộng tác viên đông đảo?

Hồi ấy, chúng tôi làm báo và lo các nhiệm vụ: thông tin chính xác; “cơm đúng kỳ, mì đúng hạn” – in đúng thời gian; gắn trách nhiệm. Dù không được học báo chí chính thống nhưng tôi vẫn tâm niệm: báo chí phải được bạn đọc quan tâm, nay đọc rồi mai muốn đọc nữa; phải tuyên truyền được đường lối của Đảng; nhân được điển hình tiên tiến – những bông hoa đẹp trong đời sống. Tôi nghĩ nhiều về đội ngũ phóng viên ở Tuổi trẻ Thủ đô, rồi nghĩ đến nguồn cộng tác viên dồi dào là đội ngũ cán bộ tuyên huấn đoàn các cấp. Chúng tôi phối hợp với Bộ Văn hóa Thông tin và một số cơ quan hữu quan mở lớp tập huấn cho cán bộ tuyên huấn của đoàn các cấp. Không lâu sau đó, báo có mạng lưới cộng tác viên đông đảo và chủ yếu viết gương điển hình tiên tiến. Khi cộng tác viên gửi bài, tôi quán triệt anh em xác định đã có “quặng quý”, biên tập viên trau chuốt chỉnh sửa cho xúc tích, cô đọng,… Có đội ngũ cộng tác viên rồi, lại nghĩ chuyện có “của để dành” chứ không “ăn đong” số nào dùng hết sạch bài số đó. Chúng tôi “khai phá” đề tài điển hình trong thanh niên trường học, thanh niên trí thức, thanh niên nông thôn, thanh niên đường phố, thanh niên lực lượng an ninh quốc phòng,… và rất sung túc bài vở. Các bạn khó hình dung nhuận bút hồi ấy cho cộng tác viên thậm chí chính là cái tên ký dưới bài viết. Ai có bài đăng báo, thấy tên mình kèm đơn vị công tác dưới mỗi bài viết, tự hào hơn nhận nhuận bút bằng tiền. Mỗi thời mỗi khác, nhưng những bài báo viết bằng nhuận – bút – tinh – thần thực sự khó quên đối với tôi!

Ông có nhắc đến yếu tố “trẻ” và “đỏ” trong những người làm báo Tuổi trẻ Thủ đô. Xin ông cho biết suy nghĩ và đánh giá của cá nhân về đội ngũ những người làm báo trẻ hiện nay đang kế thừa sự nghiệp của ông và các thế hệ đi trước của báo Tuổi trẻ thủ đô ?

Dù gắn bó không lâu và quá bận vì kinh qua nhiều vị trí công tác nhưng tờ báoTuổi trẻ Thủ đô luôn thấp thoáng trong tôi. Tôi được cơ quan đặt cho báo Nhân dân và Quân đội nhân dân, các báo đoàn thể không có, vì vậy mỗi buổi sáng khi vào sạp báo, như một thói quen, cứ thấy Tuổi trẻ Thủ đô và ấn phẩm Tuổi trẻ Đời sống là tôi cầm lên. Tôi muốn nhấn mạnh các bạn phải luôn bắt mạch được cuộc sống để có vị trí, chỗ đứng và sự tin yêu trong bạn đọc. Đừng chờ báo cáo, hội họp, hãy chủ động hòa vào nhịp sống. 30 năm qua, tôi mừng vì dù có lúc thăng trầm, nhiều giai đoạn khó khăn, báo vẫn phát triển theo xu hướng đi lên và vẫn đứng vững vượt qua khó khăn thử thách ổn định vươn lên như hiện nay.

Tôi mừng vì tia-ra của ta đã duy trì mức khá. Tôi mong thời gian tới chúng ta có nhiều bài “đinh” tính thông tin cao và thu hút bạn đọc, đặc biệt là những người trẻ. Làm sao để những người trẻ có cảm giác mỗi ngày, mỗi tuần họ không đọc Tuổi trẻ Thủ đô sẽ cảm thấy thiếu. Đương nhiên điều này không thể thành hiện thực trong một sớm một chiều – nhưng ta phải hướng tới mục tiêu đó. Các bạn hãy đóng vai bạn đọc của mình, nếu là một sinh viên, một thanh niên đường phố,… bạn sẽ mong muốn đọc những thông tin, bài viết gì trên tờ báo của mình. Muốn thế, Ban Biên tập phải như “cây to bóng mát”, ai đi qua cũng muốn ghé vào: ông thợ cày, người nông dân, người đi dạo,… Nói hình ảnh, nhưng “bóng mát” ở đây là phải biết chiêu hiền đãi sĩ. Đừng dùng nhân tài thời hiện đại theo tư duy nhận họ về, bảo họ pha tra, làm việc theo chỉ đạo, khuôn mẫu. Người tài cá tính sẽ không bao giờ chịu ở yên trong hiện thực tù đọng. Những cây viết tài năng, tên tuổi trong làng báo có thể không “đóng đinh” ăn lương ở Tuổi trẻ Thủ đô nhưng chúng ta có chính sách, cơ chế như thế nào đó để thu hút được những bài viết hay, bài viết “có vấn đề” của họ!

30 năm không phải là thời gian ngắn ngủi, nhưng với một đời người là dấu mốc quan trọng. Tôi mong muốn ở ngưỡng sung mãn về trí lực, Tuổi trẻ Thủ đô dám nhìn nhận mình và hướng tới những ước mơ cao lớn hơn, to đẹp hơn – xứng đáng với sự kỳ vọng từ những ngày đầu và niềm tin xuyên suốt trong nhiều thế hệ bạn đọc về tờ báo của những người trẻ, dành cho người trẻ.

Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện chân tình cởi mở đầy tráh nhiệm này, kính chúc ông sức khỏe và mong muốn ông luôn quan tâm dành tình cảm cho tờ Báo nơi ông đã một thời gắn bó !

Tin liên quan

Đọc thêm

Lời cảm ơn của Ban Tang lễ và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Lời cảm ơn của Ban Tang lễ và gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong những ngày qua, hàng triệu trái tim Việt Nam và bạn bè quốc tế hướng về Hà Nội, nơi tổ chức Lễ Quốc tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc * Tin tức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo đặc biệt xuất sắc *

Lời điếu tại Lễ Truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Hơn 5.600 đoàn trong nước và quốc tế đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Hơn 5.600 đoàn (với hơn 252.000 lượt người), là đại biểu lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các ban, bộ, ngành, đoàn thể, địa phương, đơn vị, các lực lượng vũ trang Nhân dân, các đoàn ngoại giao, đại diện các tổ chức và bạn bè quốc tế, đồng bào đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Xúc động lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà Thời sự

Xúc động lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà

TTTĐ - Chiều 26/7, tại quê nhà của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP Hà Nội), thân nhân của Tổng Bí thư, các lực chức năng, bà con Nhân dân tập trung làm lễ truy điệu.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và Nhân dân Tin tức

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mãi mãi thuộc về Tổ quốc và Nhân dân

TTTĐ - Trọn cuộc đời đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bền bỉ cống hiến cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta bằng một tinh thần, ý chí thép, không lùi bước trước những trở ngại, khó khăn; mang hết tinh thần trách nhiệm, nhiệt huyết cách mạng, làm việc đến hơi thở cuối cùng, tận tâm, tận lực, tận hiến cho Đảng, cho nước, cho dân; khẳng định một nhân cách lớn, sống trọn cuộc đời vì nước, vì Đảng, vì dân.
Để nghĩa tình Hà Nội "nuôi dưỡng" những tâm hồn nhân văn Tin tức

Để nghĩa tình Hà Nội "nuôi dưỡng" những tâm hồn nhân văn

TTTĐ - Cùng với cả nước, suốt nhiều năm qua, thành phố (TP) Hà Nội luôn quan tâm, chăm lo cho các thương bệnh binh, gia đình chính sách, người có công… coi đây không chỉ là trách nhiệm mà còn là tấm lòng, là văn hóa nêu gương của Thủ đô qua nhiều thế hệ.
Kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở trường THCS Ba Đình Tin tức

Kỷ niệm về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở trường THCS Ba Đình

TTTĐ - Vinh dự được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm trong lần tiếp xúc cử tri quận Ba Đình năm 2011, cán bộ, giáo viên trường THCS Ba Đình (quận Ba Đình, Hà Nội) vẫn nhớ mãi hình ảnh của một vị lãnh đạo ân cần, giản dị, ấm áp.
Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Lễ truy điệu và Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bắt đầu lúc 13h ngày 26/7 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội. Lễ an táng lúc 15h cùng ngày tại Nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Tin tức

Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào luôn ghi nhớ những đóng góp to lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Sáng 26/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gặp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phu nhân nhân dịp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước và Nhân dân Lào sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thay lời tri ân tới người con ưu tú của quê hương Tin tức

Thay lời tri ân tới người con ưu tú của quê hương

TTTĐ - Bằng những việc làm chân thành, giản dị nhưng vô cùng xúc động, người dân thôn Lại Đà (xã Đông Hội, huyện Đông Anh đã chuẩn bị quạt, nước, mũ, bánh mì… để tiếp đón người dân cả nước về viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Tất cả những việc làm đó đã thể hiện sự tôn kính, trân trọng và hơn cả là tấm lòng biết ơn, tự hào đối với một người con ưu tú của quê hương.
Xem thêm