Tag

“Truyện Kiều” - Bản thánh kinh của tâm hồn tôi.

Văn hóa 22/12/2016 14:47
aa
(TTTĐ) Nhà thơ Trần Nhuận Minh (anh trai nhà thơ Trần Đăng Khoa) đã bày tỏ như vậy trong tham luận dài của ông tại buổi hội thảo “Ảnh hưởng của Nguyễn Du với văn chương hiện đại” nhân kỉ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015). Sự kiện diễn ra sáng 13/10 tại Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, HN).

“Truyện Kiều” - Bản thánh kinh của tâm hồn tôi.

(TTTĐ) Nhà thơ Trần Nhuận Minh (anh trai nhà thơ Trần Đăng Khoa) đã bày tỏ như vậy trong tham luận dài của ông tại buổi hội thảo “Ảnh hưởng của Nguyễn Du với văn chương hiện đại” nhân kỉ niệm 250 năm Ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015). Sự kiện diễn ra sáng 13/10 tại Hội Nhà văn Việt Nam (số 9 Nguyễn Đình Chiểu, HN).

Hội thảo có sự tham dự của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội Nhà văn VN, Chủ tịch Liên Hiệp các hội VHNT VN, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Phó Chủ tịch Hội Nhà văn VN, Giáo sư Phong Lê, nhà văn Hoàng Quốc Hải, PGS TS Nguyễn Thị Minh Thái, nhà thơ Phan Thị Thanh Nhàn và đông đảo các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng khác.

“Truyện Kiều” - Bản thánh kinh của tâm hồn tôi.

Hội thảo “Ảnh hưởng của Nguyễn Du với văn chương hiện đại” nhân kỉ niệm 250 năm ngày sinh Đại thi hào Nguyễn Du (1765-2015)


Cụ thể, nhà thơ Trần Nhuận Minh đã chia sẻ: “Truyện Kiều, bản thánh kinh của tâm hồn tôi. Tôi đã nói câu ấy khi nhà thơ, nhà phê bình văn học Canada Nguyễn Đức Tùng hỏi tôi đã chịu ảnh hưởng sâu sắc nhất tác phẩm nào của nhà thơ nào trong suốt hơn 50 năm cầm bút của tôi… Tôi xuất thân trong một gia đình khoa bảng lâu đời, nhưng đến ông nội tôi làm ông đồ, phải dạy học ở làng xã xa thì gia cảnh đã sa sút lắm. 14 ngày tuổi tôi đã được bế về bên ngoại. Năm tôi 2-3 tuổi, cậu ruột tôi trông nom tôi để mẹ tôi nhập vào phường cấy thuê cho các làng xã xa, vì mẹ tôi thích thế chứ nhà ông ngoại tôi bốc thuốc nam, thuốc bắc cũng không đến nỗi thiếu ăn, thiếu mặc. Mẹ tôi và phường cấy thuê/ Với câu hát buồn tứ xứ… Trong trường ca Đá cháy tôi đã viết thế… Nuôi tôi tiếng là ông bà ngoại nhưng thực chất là bà cô em ruột ông ngoại tôi, gọi là bà đồng Xuân, bị mù bẩm sinh. Bà không nhìn thấy gì, dĩ nhiên nhưng tôi không hiểu sao bà thuộc Kiều và dạy cho tôi, khi đó tôi mới 2-3 tuổi. Nhiều đêm tôi đã ngủ thiếp đi trong tiếng lẩm nhẩm đọc Kiều từ trong trí nhớ thập thững của bà. Ngoại tôi, mẹ tôi đều thuộc Kiều nhưng Kiều thấm vào tâm hồn tôi chủ yếu là qua bà cô mù này. Hai bà tôi không hề biết chữ, trong đó có một người mù bẩm sinh, mẹ tôi chưa từng được đi học một ngày, vậy mà vẫn thuộc hàng ngàn câu Kiều, vì sao lại có điều đó và dường như đó là trường hợp duy nhất thì đến nay tôi vẫn không giải thích được. Theo tôi, đó là bí mật của thiên tài. Tác phẩm của các thiên tài bao giờ cũng có một khoảng sáng bí mật mà người đời không bao giờ giải thích được”.


Nhà thơ Vương Trọng cũng “bật mí” rằng “Truyện Kiều đã dạy tôi làm thơ”. Ông chia sẻ rất chân thành rằng: “Không nhớ được những gì mẹ ru nhưng tôi bắt đầu đọc Kiều từ khi tập đánh vần và chưa hết cấp hai thì đã thuộc trọn vẹn toàn bộ 3.254 câu thơ của tác phẩm này. Với lứa tuổi thiếu nhi của tôi, Truyện Kiều đồng nghĩa với thơ và thơ đồng nghĩa với Truyện Kiều bởi vì ở vùng quê tôi thời đó, ngoài Truyện Kiều ra, khó có thể tìm đâu một tập thơ quốc âm nào khác nên tôi tập làm thơ là làm theo thể thơ lục bát và cố viết làm sao cho giống ngôn ngữ của Truyện Kiều. Bây giờ đọc lại những bài thơ hồi đó thấy thật buồn cười cho sự ấu trĩ học theo… Sau này, khi đã tương đối hiểu Truyện Kiều, tôi cảm nhận được nhiều cái hay của tuyệt tác này nhưng để vận dụng vào sáng tác của mình thì chỉ được một phần nhỏ”.


Nhà thơ Đỗ Trung Lai lại khẳng định “Nguyễn Du, với Truyện Kiều đã trở thành nhà thơ tiếng Việt vĩ đại nhất”. Ông đặt ra giả sử Nguyễn Du chỉ làm thơ chữ Hán. “Thơ chữ Hán của cụ được các nhà thơ đánh giá cao, nhưng dân ta không mấy ai biết tới vì họ không đọc được. Sau này, dù được diễn Nôm hay chuyển quốc ngữ thì căn bản vẫn chỉ được lưu hành trong giới có học mà thôi. Ngay cả khi ấy, thơ chữ Hán của cụ vẫn còn bị soi xét, so sánh, bì kè với thơ Đường - Tống và với các nhà thơ chữ Hán khác ở chính nước ta. Tuy nhiên,khi đã “Xem Nôm Thúy Kiều” thì từ các bậc Hán học danh gia vọng tộc, các đại thụ trong làng thơ Nôm cho đến dân chúng đều thích thú, thán phục, ngưỡng mộ, say mê, thậm chí là… nghiện”.

Nhà thơ cũng đúc kết, không chỉ thế, còn có hẳn cả một khu vực “Văn hóa Truyện Kiều” ở ta. Ông chỉ ra ở các mức độ khác nhau: Ở tầng lớp bác học đó là những Nhà Kiều học, là Từ điển Truyện Kiều, là Vịnh-Tập-Lẩy Kiều. Chốn dân gian đó là Bói Kiều, thi đọc Kiều xuôi- ngược. Trong văn chương tiếng Việt không có hiện tượng thứ hai nào như vậy”.


Từ đó tác giả của “Đêm sông Cầu” khẳng định: “Tại sao lại như thế? Ấy là vì, với Truyện Kiều, Nguyễn Du là người đầu tiên và duy nhất đã lập tức đưa tiếng Việt lên đến đỉnh cao nhất của nghệ thuật ngôn từ- nghệ thuật văn chương và cũng lập tức đưa nó thành cổ điển. Nguyễn Du với tiếng Việt như là Puskin với tiếng Nga, Goeth với tiếng Đức, Dangte với tiếng Ý, Shakespeare với tiếng Anh vậy. Nguyễn Du với tiếng Việt cũng như Homer với văn hóa Địa Trung Hải vậy”.

“Truyện Kiều” - Bản thánh kinh của tâm hồn tôi.

Giáo sư Phong Lê


Giáo sư Phong Lê cũng đưa ra những phân tích hết sức sắc sảo của mình: “Nói Nguyễn Du ở thời điểm hôm nay, kỉ niệm 250 năm sinh (1765-2015) là nói đến những kỉ lục trước và sau ông không ai sánh được. Một khối lượng trang viết về ông trên hàng trăm pho sách, hàng chục vạn trang không lúc nào ngưng nghỉ trong ngót 200 năm và càng về sau càng dầy, càng nặng. Một số người đọc không thể nào tính hết vì đó là sự cuốn hút khắp mọi tầng lớp cư dân, bất kể mọi địa vị xã hội, mọi thành phần sang hèn, kể từ một ông vua tự nhận là hay chữ đến mọi tầng lớp bình dân chưa hề biết chữ, trong đó không hiếm người có thể thuộc lòng hàng nghìn câu thơ Kiều học có thể đọc ngược nhiều đoạn… Sức sống Truyện Kiều còn vượt ra ngoài sự đọc, để tràn sang nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác như sân khấu, ca nhạc, hội họa… Nói Truyện Kiều là nói Nguyễn Du, người sáng danh nhất không chỉ trong văn chương Việt Nam trung đại mà là cả lịch sử văn chương Việt… Chính ông là người đầu tiên của văn chương Việt được tôn vinh là Danh nhân Văn hóa thế giới vào năm 1965 nhân kỉ niệm 200 năm sinh do Hội đồng hòa bình thế giới trao tặng. Cũng chính ông, lần thứ hai được tổ chức UNESSCO tôn vinh là Danh nhân Văn hóa thế giới vào năm 2015 sau hai tác giả khác là Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Vậy là hai lần Nguyễn DU đi ra đại lộ văn chương thế giới trong tư cách một tác gia văn chương Việt ”.


Nhà thơ Lê Thành Nghị cũng tâm sự: “Tôi lựa chọn nghề viết văn cũng bắt đầu từ yêu thơ Kiều, song gần như đã đến cuối cuộc đời những gì mình làm được chẳng qua cũng chỉ đáng là con oanh học nói… Qua Nguyễn Du có thể thấy một tầm cỡ của một thiên tài được hình thành từ nhiều phía nhưng yếu tố tiên quyết phải chăng là tình yêu thương sâu sắc đối với con người. Đó cũng chính là một phần biểu hiện cái tâm của người nghệ sĩ”.

“Truyện Kiều” - Bản thánh kinh của tâm hồn tôi.

Nhà thơ Vũ Quần Phương


Còn nhà thơ Vũ Quần Phương đã đọc một bản tham luận hết sức chi tiết với những phân tích sâu sắc, thấu đáo về “Đọc lại chương cuối của Truyện Kiều thấy rõ hơn bút pháp nâng cấp nhân vật của Nguyễn Du”. Những tham luận, ý kiến tại cuộc hội thảo đã một lần nữa khẳng định tài năng, tầm vóc, vai trò của Đại thi hào Nguyễn Du với tài sản văn chương của dân tộc. Bên cạnh đó, với những tác phẩm vĩ đại của mình, đặc biệt là Truyện Kiều, ảnh hưởng của ông tới văn chương đương đại là rất lớn. Trong tâm hồn người Việt luôn có bóng dáng Truyện Kiều phủ bóng và soi sáng cho tâm hồn.


Ngọc Hân





Tin liên quan

Đọc thêm

Đặc sắc không gian giới thiệu văn hoá, du lịch Lâm Đồng tại Hà Nội Nghệ thuật

Đặc sắc không gian giới thiệu văn hoá, du lịch Lâm Đồng tại Hà Nội

TTTĐ - Tối 16/5, lễ Khai mạc không gian trưng bày giới thiệu văn hoá, du lịch, di sản kiến trúc quy hoạch; sản phẩm OCOP, nông nghiệp trong khuôn khổ chương trình "Ngày Văn hoá Lâm Đồng tại Hà Nội - năm 2025" đã diễn ra tại vườn hoa đền Bà Kiệu.
Soi chiếu chính mình trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh Văn hóa

Soi chiếu chính mình trong ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh

TTTĐ - Báo Nhân Dân tổ chức khai mạc Triển lãm ảnh “Rạng rỡ tên Người” bên hồ Gươm, đồng thời ra mắt số báo Nhân Dân Cuối tuần đặc biệt nhằm đưa hình ảnh và tư tưởng của Bác gần hơn với Nhân dân, để ai đi qua cũng có thể dừng chân chiêm ngưỡng, suy ngẫm và soi chiếu chính mình trong ánh sáng tư tưởng của Người.
Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách" Văn học

Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách"

TTTĐ - Thế hệ trẻ ngày nay rưng rưng xúc động và tràn ngập lòng biết ơn khi được tìm hiểu "Chân dung Bác Hồ qua trang sách".
Khắc họa tầm vóc, giá trị di sản của Bác Hồ trong lịch sử dân tộc và thời đại... Nghệ thuật

Khắc họa tầm vóc, giá trị di sản của Bác Hồ trong lịch sử dân tộc và thời đại...

TTTĐ - Triển lãm “Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại” khắc họa tầm vóc, giá trị di sản của Người trong lịch sử dân tộc và thời đại, thể hiện sự tôn kính và lòng biết ơn vô hạn đối với vị lãnh tụ đã dành trọn đời mình cho tự do, độc lập của dân tộc và hạnh phúc của Nhân dân.
Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh Nghệ thuật

Nhiều hoạt động ý nghĩa kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Cùng với các hoạt động kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), thành phố còn tổ chức kỷ niệm 114 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5/6/1911 - 5/6/2025).
Đề xuất đưa dân ca Hrê vào danh sách di sản quốc gia Nghệ thuật

Đề xuất đưa dân ca Hrê vào danh sách di sản quốc gia

TTTĐ - Để phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc, UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) xem xét, đưa hai loại hình dân ca truyền thống đặc sắc của dân tộc Hrê là Hát Ta lêu và Hát Ca chôi vào Danh mục Di sản Văn hóa Phi vật thể quốc gia.
Nhà thiết kế Yến Ngô hạnh phúc khi đồng hành Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ Thời trang - Làm đẹp

Nhà thiết kế Yến Ngô hạnh phúc khi đồng hành Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Yến Ngô hạnh phúc khi được dành tặng hơn 600 chiếc áo và 600 khăn quàng đỏ phiên bản đặc biệt được thiết kế riêng cùng hơn 500 cờ tay Việt Nam cho các bạn nhỏ và Tổng Phụ trách ưu tú được lựa chọn về tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ lần X.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025 Nghệ thuật

Tổng Bí thư Tô Lâm dự khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025

TTTĐ - Tối 15/5, tại Khu di tích quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An phối hợp với Bộ Công an, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch long trọng tổ chức Lễ khai mạc Lễ hội Làng Sen năm 2025, kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và khánh thành tượng đài “Bác Hồ về thăm quê” với sự tham dự của Tổng Bí thư Tô Lâm và đoàn công tác Trung ương.
Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm “Việt Nam - những trang sử vàng” cho Khu Di tích Kim Liên Văn hóa

Tổng Bí thư Tô Lâm tặng tác phẩm “Việt Nam - những trang sử vàng” cho Khu Di tích Kim Liên

TTTĐ - Chiều 15/5, trong chuyến công tác tại Nghệ An, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao tặng tác phẩm điêu khắc ánh sáng “Việt Nam - những trang sử vàng” cho Khu Di tích Quốc gia đặc biệt Kim Liên, huyện Nam Đàn.
Đắk Nông: Khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025 Văn học

Đắk Nông: Khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

TTTĐ - Sáng 15/5, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông tổ chức khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Xem thêm