Từ năm 2023 chính thức bỏ sổ hộ khẩu
Đề nghị tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết năm 2022 Bộ trưởng Tô Lâm: Cần bỏ sổ hộ khẩu, quản lý dân cư bằng phương pháp mới |
Chiều 13/11, với tỷ lệ 93,15% đại biểu Quốc hội (ĐBQH) có mặt biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Cư trú (sửa đổi).
![]() |
Kết quả biểu quyết thông qua Luật Cư trú (sửa đổi) tại Quốc hội |
Luật Cư trú (sửa đổi) gồm VII chương và 38 điều, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021.
Điểm đáng chú ý, tại điều 38 quy định về Điều khoản thi hành có nêu: Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2021), sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31/12/2022.
Cũng theo dự thảo luật được thông qua, trường hợp thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký, khai báo về cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Trước đó, trình bày báo cáo giải trình tiếp thu, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, đa số ý kiến ĐBQH nhất trí quy định Luật Cư trú (sửa đổi) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2021. Có ý kiến đề nghị cân nhắc quy định thời điểm Luật có hiệu lực thi hành muộn hơn, có thể là từ ngày 1/1/2022.
Sau khi xem xét và lắng nghe ý kiến các cơ quan liên quan, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị quy định thời điểm có hiệu lực thi hành của Luật là từ ngày 1/7/2021 như đề nghị của Chính phủ và ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội.
Riêng về việc cho phép tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh nơi cư trú, do ý kiến còn khác nhau nên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cũng đã gửi phiếu thăm dò ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội.
Kết quả lấy phiếu cho thấy, có 266/402/481 (481 là tổng số ĐBQH) vị ĐBQH đồng ý với phương án 1, đó là cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022; Có 135/402/481 vị ĐBQH đồng ý với phương án 2, đó là quy định sổ hộ khẩu, sổ tạm trú không có giá trị sử dụng trong các giao dịch, quan hệ pháp luật được xác lập mới kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành (1/7/2021).
Từ kết quả thăm dò trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu theo ý kiến của đa số đại biểu Quốc hội và thể hiện khoản 3 Điều 38 của dự thảo Luật theo hướng cho phép người dân được tiếp tục sử dụng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú đã được cấp cho đến hết ngày 31/12/2022 để chứng minh thông tin về nơi cư trú, nhằm tránh làm phát sinh thêm thủ tục hành chính, thêm phiền phức cho người dân, tạo áp lực lớn cho các cơ quan quản lý, đăng ký cư trú tại thời điểm Luật mới có hiệu lực thi hành.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Ninh đảm bảo bộ máy sau tinh gọn phải mạnh, hiệu quả

Chủ tịch nước dâng hương tại Khu lưu niệm các tiền bối cách mạng ở Hưng Yên

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải có tư duy "nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn"

Chính phủ thảo luận các dự luật về doanh nghiệp, năng lượng nguyên tử, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Để cán bộ là yếu tố "then chốt" trong kỷ nguyên mới

Con người là yếu tố quyết định của bộ máy sau tinh gọn

Tạo mọi điều kiện để Hội phụ nữ các cấp hoạt động hiệu quả

Ủy ban MTTQ Việt Nam TP thăm, chúc mừng Đảng bộ TP Hà Nội

Bài 4: Tiên phong vượt khó vì sự phát triển trong kỷ nguyên mới
