Tag

Tư tưởng phân biệt chủng tộc có hình thành ở trẻ em?

Giáo dục 16/04/2021 15:46
aa
TTTĐ - Nghiên cứu mới của Đại học Monash cho thấy, trẻ em có đủ nhận thức để thảo luận về các vấn đề phân biệt chủng tộc trong lớp học và với bạn bè, nhưng cha mẹ và giáo viên lại đang chủ động lảng tránh chủ đề này.
Vĩnh Phúc: Tập huấn kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại cho trẻ em, học sinh Vĩnh Phúc: Tập huấn kỹ năng phòng, chống bạo lực, xâm hại cho trẻ em, học sinh
Hội đồng trẻ em - Hội đồng trẻ em - "cơ quan" đại diện tiếng nói của trẻ em thành phố Hà Nội
Nhức nhối nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ Nhức nhối nạn phân biệt chủng tộc ở Mỹ
Câu lạc bộ golf danh tiếng Ấn Độ bị cáo buộc phân biệt chủng tộc Câu lạc bộ golf danh tiếng Ấn Độ bị cáo buộc phân biệt chủng tộc

Một phân tích của các nhà nghiên cứu tại Khoa Giáo dục của Đại học Monash cho thấy rằng hành động giữ im lặng của người lớn khi thảo luận về phân biệt chủng tộc có thể trở thành định kiến ăn sâu trong thời thơ ấu và khó thay đổi ở tuổi trưởng thành. Thành kiến chủng tộc là khi ai đó có quan điểm, cảm nhận hay đánh giá tiêu cực hoặc tích cực một cách không công bằng về một người dựa trên chủng tộc của họ.

Tác giả chính, nhà tâm lý học và ứng viên tiến sĩ, Hannah Yared chia sẻ: “Thành kiến về chủng tộc bắt đầu từ thời thơ ấu và phát triển dần dần trong suốt cuộc đời, từ đó trở nên ăn sâu và khó thay đổi ở tuổi trưởng thành. Trẻ em cũng thường xuyên là nạn nhân của hành động phân biệt chủng tộc. Trên thực tế, nơi phổ biến nhất mà trẻ em bị phân biệt chủng tộc là trong môi trường học đường”.

“Thành kiến chủng tộc có xu hướng thể hiện ra bên ngoài mạnh nhất trong thời thơ ấu và phai dần trong thời kỳ thanh thiếu niên. Ngược lại, nghiên cứu cho thấy thành kiến chủng tộc bên trong tiềm thức của chúng ta vẫn giữ nguyên từ thời thơ ấu cho đến khi trưởng thành. Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta đang phân biệt chủng tộc nhiều hơn so với những gì chúng ta muốn thừa nhận”, Hannah nói.

Tư tưởng phân biệt chủng tộc có hình thành ở trẻ em?

Tại sao người lớn lại tránh nói về chủ đề này với trẻ em?

Mặc dù trẻ em có khả năng và cần thảo luận về chủng tộc, cha mẹ và giáo viên lại chủ động lảng tránh những cuộc trò chuyện và tiếp tục phớt lờ sự đa dạng văn hóa với suy nghĩ rằng trẻ em chưa đủ nhận thức về những vấn đề này. Từ chối nói về chủng tộc không có tác dụng gì trong việc chống lại những tranh cãi, kiểm soát các quan điểm tiêu cực có nguy cơ sẽ duy trì đến tuổi trưởng thành.

Nghiên cứu được thực hiện bởi Tiến sĩ Christine Grove và Tiến sĩ Denise Chapman từ Khoa Giáo dục Monash và được xuất bản trên tạp chí Tâm lý học Xã hội về Giáo dục, đã khám phá ra bốn nguyên nhân chính trong thái độ của học sinh tiểu học Úc đối với nạn phân biệt chủng tộc: Sự thiếu tự tin và năng lực của giáo viên về các vấn đề chủng tộc; Tính chuẩn mực của người da trắng; Sự phớt lờ về đa dạng văn hóa; Sự im lặng.

Nghiên cứu cho thấy người lớn không thích nói về chủng tộc và họ đặc biệt không muốn nói về vấn đề này với trẻ em. Các giáo viên thường cảm thấy không được đào tạo đầy đủ để đáp ứng với các lớp học đa dạng về chủng tộc hoặc văn hóa, đồng thời thể hiện sự thiếu tự tin trong việc đối phó với những học sinh đa dạng về chủng tộc và trải nghiệm. Mặt khác, trẻ em biểu lộ năng lực đầy đủ khi thảo luận về chủng tộc, phân biệt chủng tộc hoặc thành kiến về chủng tộc.

Nhiều giáo viên đã chọn cách im lặng khi không chủ động tham gia vào các cuộc thảo luận về chủng tộc, phân biệt chủng tộc hoặc thành kiến chủng tộc. Điều thú vị là họ không đồng ý và cũng không tin rằng phân biệt chủng tộc đã xảy ra trong trường học của mình và cho rằng "trẻ em không nhận thức được về vấn đề này", sau đó thì không bàn luận thêm.

Hệ lụy của nạn phân biệt chủng tộc đối với trẻ

Hannah cho biết trường học không chỉ là nơi trẻ em có những trải nghiệm đầu đời về sự phân biệt chủng tộc, đó còn là không gian mà trẻ em học được những thông điệp tích cực và tiêu cực về nó. Điều này xảy ra ở cấp độ hệ thống, từ giáo viên cho đến khi những đứa trẻ khác có những hành vi phân biệt này.

Là hệ quả của thành kiến phân biệt chủng tộc, các học sinh yếu thế có khả năng bị đình chỉ hoặc đuổi học vì những vi phạm tương tự như các học sinh da trắng. Thành kiến ngầm của giáo viên cũng có thể ảnh hưởng đến tiêu chuẩn về học sinh, ví dụ như có kỳ vọng thấp hơn về nhận thức và kết quả học tập vì sự khác biệt về chủng tộc của chúng.

Những tác động tiêu cực đến sức khỏe và hạnh phúc đối với trẻ em và thanh niên trải qua phân biệt chủng tộc rất sâu sắc. Những trải nghiệm này làm gia tăng cảm giác lo lắng, trầm cảm, dễ dẫn tới lạm dụng chất kích thích cũng như giảm lòng tự trọng và sự tự tin trong học tập.

Để chủ đề về phân biệt chủng tộc không còn bị né tránh tại trường học

Phớt lờ các chủ đề nhạy cảm không phải là cách để giải quyết hoặc phản đối hiện trạng phân biệt đối xử. Thay vào đó, tránh né chỉ đơn thuần tạo ra những thông tin không chính xác đến những đứa trẻ có vấn đề với chủng tộc và sự hòa nhập. “Việc kết hợp phương pháp tiếp cận từ trên xuống và đưa sự hiểu biết về chủng tộc và khả năng chống phân biệt chủng tộc vào chính sách của chính phủ - đảm bảo rằng giáo viên và lãnh đạo trường học có trách nhiệm khuyến khích việc đưa chính sách này vào trường học”, Hannah nói.

Tuy nhiên, giáo viên và phụ huynh cũng cần được đào tạo để có thể tự tin khi thảo luận về những chủ đề này với trẻ, đồng thời dành đủ không gian và thời gian cho việc này. “Có lẽ việc tăng cường nhận thức của giáo viên về thành kiến và thế giới quan của chính họ có thể góp phần làm tăng sự tự tin khi thảo luận về lĩnh vực này với trẻ em”.

Đọc thêm

Sôi động vòng chung khảo cuộc thi hùng biện tiếng Anh Giáo dục

Sôi động vòng chung khảo cuộc thi hùng biện tiếng Anh

TTTĐ - Ngày 18/5, Trung tâm Ngoại ngữ Kella tổ chức vòng chung kết cuộc thi hùng biện Tiếng Anh - Kella in Life 2025.
Gần 5.000 học sinh, phụ huynh trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn Giáo dục

Gần 5.000 học sinh, phụ huynh trải nghiệm nhiều hoạt động hấp dẫn

TTTĐ - Ngày hội tuyển sinh khối các ngành Khoa học và Công nghệ do báo Tiền Phong tổ chức diễn ra vào đúng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5.
Gần 6.000 cơ hội việc làm cho sinh viên ngành nông nghiệp Giáo dục

Gần 6.000 cơ hội việc làm cho sinh viên ngành nông nghiệp

TTTĐ - Sáng 17/5, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức “Ngày hội việc làm và kết nối doanh nghiệp 2025”. Sự kiện là cơ hội để sinh viên tìm việc làm, cọ sát thị trường và nhu cầu nhà tuyển dụng, còn doanh nghiệp tìm được người lao động phù hợp.
Trao bằng Thạc sỹ, Cử nhân cho gần 1.300 học viên, sinh viên Giáo dục

Trao bằng Thạc sỹ, Cử nhân cho gần 1.300 học viên, sinh viên

TTTĐ - Ngày 17/5, Học viện Nông nghiệp Việt nam tổ chức Lễ bế giảng và trao bằng tốt nghiệp hệ Thạc sỹ, đại học hệ chính quy năm 2025.
Học sinh Ba Đình thỏa sức sáng tạo tại cuộc thi Robotics Giáo dục

Học sinh Ba Đình thỏa sức sáng tạo tại cuộc thi Robotics

TTTĐ - Cuộc thi Robotics là sân chơi bổ ích giúp học sinh Tiểu học và THCS quận Ba Đình thêm cơ hội giao lưu, học hỏi, trao đổi kiến thức về lĩnh vực robot và tự động hóa.
Học sinh Việt Nam đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay Giáo dục

Học sinh Việt Nam đạt thành tích cao nhất từ trước đến nay

TTTĐ - Sáng 17/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) cho biết: Đoàn học sinh Việt Nam đã ghi dấu ấn lịch sử tại Hội thi Khoa học kỹ thuật quốc tế Regeneron ISEF 2025, diễn ra từ ngày 11 đến 16/5/2025 tại Columbus, Ohio, Hoa Kỳ, khi giành thành tích cao nhất từ trước đến nay.
Trang bị môi trường giáo dục phong phú cho học sinh phát triển toàn diện Giáo dục

Trang bị môi trường giáo dục phong phú cho học sinh phát triển toàn diện

TTTĐ - Mỗi một ngôi trường đều có triết lý, phương châm và phương pháp giáo dục riêng nhưng tất cả đều được phát triển dựa trên niềm tin và sự đồng hành của các bậc phụ huynh. Trang bị môi trường toàn diện cho học sinh phát triển hết mọi kĩ năng và khả năng sáng tạo chính là cách để những ngôi trường gặt hái được những "mùa vàng" từ cánh đồng tri thức.
Khuyến khích doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo nghề Giáo dục

Khuyến khích doanh nghiệp tham gia quá trình đào tạo nghề

TTTĐ - Nhấn mạnh đến việc gắn kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) gợi ý nghiên cứu triển khai mô hình "học kỳ doanh nghiệp" để người học có cơ hội trải nghiệm thực tế môi trường làm việc.
Dự kiến điều chỉnh chế độ trả lương dạy thêm giờ với nhà giáo Giáo dục

Dự kiến điều chỉnh chế độ trả lương dạy thêm giờ với nhà giáo

TTTĐ - Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến góp ý.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng thế hệ công dân số, yêu nước và phụng sự Nhân dân Giáo dục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Xây dựng thế hệ công dân số, yêu nước và phụng sự Nhân dân

TTTĐ - Trong chuyến công tác tại tỉnh Nghệ An, chiều 15/5, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng đoàn công tác Trung ương và lãnh đạo tỉnh Nghệ An đã đến thăm và trao tặng phòng thực hành giáo dục STEM cho Trường THPT Kim Liên, huyện Nam Đàn.
Xem thêm