Tương lai ngành du lịch hậu Covid-19
Truyền thông đang nói nhiều về những mất mát của ngành du lịch do ảnh hưởng của đại dịch. Nhưng thực tế, tương lai của ngành này có rất nhiều điểm sáng mà các doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị thật kỹ về con người, cơ sở vật chất, vận hành, dịch vụ… để kịp thời đón cơn sóng mới.
Chiến lược kinh doanh linh hoạt
Nguyễn Thị Lý (32 tuổi) – chủ một khách sạn nhỏ ở Hội An đang nghiên cứu rất sâu về các suất ăn theo trường phái eat clean (ăn sạch) đang rất được giới văn phòng yêu thích. “Mỗi phần ăn có giá 70.000 đồng được giao trong các hộp đựng thực phẩm sạch, thân thiện với môi trường”, Lý chia sẻ. Cô cũng giới thiệu các phần ăn “take away” cho nhân viên văn phòng muốn tránh đám đông. Mảng này hiện mang về doanh thu chủ yếu cho khách sạn của cô, trong bối cảnh các phòng gần như đều trống do vắng khách du lịch.
Pha chuyển hướng kinh doanh của Lý cho thấy khả năng điều chỉnh định hướng kinh doanh của các cơ sở kinh doanh, mà cụ thể là các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực khách sạn - du lịch. Chịu đòn phủ đầu của đại dịch covid 19 nhưng nhiều doanh nghiệp như khách sạn của Lý vẫn sống sót nhờ sự linh hoạt này. Có nhiều phương án khác nhau, nhưng hầu hết đều đảm bảo các vấn đề liên quan đến sức khỏe, vệ sinh và đặc biệt đảm bảo giãn cách xã hội theo đúng quy định của chính phủ.
Trung tâm Thủ đô Hà Nội vắng như 30 Tết giữa mùa Covid-19 (Nguồn: Hieu Tran. Unsplash) |
Phục hồi rực rỡ
Năm 1998, khủng hoảng tài chính châu Á khiến lượng khách quốc tế đến Việt Nam suy giảm 11%. Tuy nhiên ngành du lịch đã hồi phục mạnh mẽ, với lượng khách quốc tế tăng 17% vào năm 1999 và tăng 20% năm 2000.
Vừa mới phục hồi, du lịch Việt Nam lại rơi vào khủng hoảng tiếp theo. Năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SARS, ngành sụt giảm 8% và hồi phục mạnh năm 2004 (tăng 21%). Từ mốc 2,5 triệu khách năm 2003 đã cán mức 3 triệu năm 2004.
Sau đó là những năm tăng trưởng đều đặn, Việt Nam thu hút nguồn khách đa dạng hơn. Nhưng một lần nữa ập tới cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007 - 2009, khiến mức tăng trưởng sụt xuống âm 11%. Tuy nhiên, năm 2010, ngành du lịch đã phục hồi mạnh hơn những lần trước, tăng 34%, đạt mức 5 triệu khách.
Có thể thấy, các cuộc khủng hoảng đem đến cho ngành du lịch Việt những bài học kinh nghiệm quan trọng, làm tiền đề cho sự phát triển rực rỡ hơn sau đó. Các nhà nghiên cứu đặt kỳ vọng kịch bản phục hồi theo hình chữ V, tức xuống đáy rồi bật tăng trở lại.
Ông Lê Tuấn Anh, Giám đốc Trung tâm Thông tin Du lịch (Tổng cục Du lịch) tiên liệu năm 2022 có thể đón lượng khách quốc tế trở lại như 2019. Vì vậy, ngành du lịch cần bám sát thực tiễn để dự báo các kịch bản, đề ra các kế hoạch phục hồi sau đại dịch.
Tự tin hơn, một chủ doanh nghiệp lữ hành của Thủ đô nhân định du lịch, đặc biệt là du lịch nội địa sẽ bủng nổ trở lại chứ không phải là tăng trưởng từ từ, bởi tâm lý “cuồng chân” của người dân và chính sách kích cầu du lịch nội địa mạnh mẽ mà chính phủ đã và đang triển khai rất hiệu quả.
Sinh viên ngành Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch tại Khoa Quốc tế - ĐHQGHN trải nghiệm thực tế tại khác sạn 5 sao |
Kết nối đa ngành
Covid-19 đã tạo ra một hệ sinh thái du lịch gồm các hãng hàng không, công ty lữ hành, bảo tàng và nhà ở. Hệ sinh thái này ngày một chặt chẽ hơn nhờ sự hỗ trợ của công nghệ, tạo nên hành trình trải nghiệm hoàn hảo hơn cho khách du lịch.
Với sự kết nối như vậy, ông Nguyễn Sơn Thủy, Tổng Thư ký HHDL Quảng Nam chia sẻ kỳ vọng về việc xây dựng các chuỗi dịch vụ du lịch khác nhau, theo từng hạng sao và phân khúc thị trường tại ba địa phương Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế - Quảng Nam để liên kết tour một cách chặt chẽ, bảo đảm mỗi du khách tham gia 1 tour tại cả 3 điểm đến, mỗi đêm lưu trú và tham gia các hoạt động tại từng địa phương. Dự cảm về các dịch vụ chuyên sâu, chất lượng, phù hợp với từng đối tượng/nhóm đối tượng khách hàng là điều sẽ xảy ra với ngành du lịch ngay sau đại dịch.
Cơn khát nhân sự tinh nhuệ
Chị Phương Nguyễn, GĐ nhân sự Blue Resort (Phú Quốc) chia sẻ hiện tại, lượng khách lưu trú tại đây ở mức trung bình nên Resort đang tranh thủ tu sửa phòng ốc để sẵn sàng đảm bảo dịch vụ tốt nhất đón khách trở lại nơi đây.
Tuy nhiên, Blue Resort chú trọng hơn cả vào nâng cao chất lượng nhân sự bằng việc tăng cường đào tạo. “Mỗi lớp đào tạo thường có 10-20 người tham gia, được triển khai đều đặn mỗi tuần. Chúng tôi đã sẵn sàng mọi thứ tốt nhất để chào đón khách trở lại”, chị Phương chia sẻ.
Một thực tế dễ nhận thấy là dịch covid 19 đã khiến một lượng nhân sự không nhỏ trong ngành du lịch bị đào thải. “Từ 2 – 4 năm tới, nhu cầu nhân sự chất lượng trong ngành du lịch sẽ rất cao mà nếu ngay từ bây giờ không có sự chuẩn bị tốt sẽ dẫn đến thiếu hụt và ảnh hưởng trực tiếp đến đà phục hồi và tăng trưởng”, TS. Nguyễn Trung Hiển,Giảng viên ngành Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch Khoa Quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ.
TS. Hiển cho biết, chương trình đào tạo Cử nhân Quản trị Khách sạn, Thể thao và Du lịch của Khoa Quốc tế - ĐHQGHN đang ngày càng thu hút các thí sinh theo học. Đây là chương trình liên kết đào tạo giữa Khoa Quốc tế và trường Đại học Troy (Hoa Kỳ) sử dụng chương trình đào tạo gốc của trường ĐH Troy, được kiểm định theo tiêu chuẩn khắt khe của 1 trong 6 Hiệp hội kiểm định uy tín nhất Hoa Kỳ.
Với nội dung đào tạo 100% bằng tiếng Anh và hơn 30% các môn học do giảng viên ĐH Troy trực tiếp giảng dạy, sinh viên sau khi ra trường sẽ sở hữu bằng Cử nhân quốc tế được công nhận toàn cầu và nắm vững kiến thức cơ bản về kinh tế - xã hội, cũng như các kỹ năng chuyên sâu về quản trị khách sạn –du lịch. Sinh viên cũng có cơ hội sớm tiếp xúc và trải nghiệm thực tế tại các khách sạn, các công ty, tập đoàn lớn và được kết nối với thị trường lao động chất lượng caotrong quá trình học.
Sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị Khách sạn, Thể thao và du lịch của Khoa Quốc tế - ĐHQGHN có thể làm việc trong các doanh nghiệp của Việt Nam và nước ngoài, các công tydu lịch, các khách sạn, nhà hàng, bệnh viện, trường học quốctếchú trọng công tác chăm sóc khách hàng, các đơn vị thuộc lĩnh vực công, các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ... Xem thêm thông tin về trường và ngành học tại đây.