Tag

Ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý giáo dục

Giáo dục 27/12/2024 20:23
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành những yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đại học. Sự kết hợp giữa công nghệ và quản lý không chỉ giúp tối ưu hóa các quy trình mà còn mở ra cơ hội cải thiện chất lượng giáo dục, mang lại lợi ích lớn cho cả sinh viên và các trường đại học.
Bồi dưỡng chương trình giáo dục phổ thông mới cho cán bộ quản lý giáo dục cốt cán Tăng cường quản lý, giáo dục tư tưởng cho học sinh trên môi trường mạng Tập huấn tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục

Đây là nhận định chung của các nhà khoa học, đại biểu tham dự Hội thảo “Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam” diễn ra sáng 26/12 tại trường Đại học Thủ đô Hà Nội.

"AI" mang lại cơ hội lớn cho giáo dục Việt Nam

Phát biểu tại hội thảo, TS. Kim Mạnh Tuấn, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong quản trị chất lượng giáo dục tại Việt Nam đã cho thấy tiềm năng lớn trong việc cải thiện chất lượng dạy học và quản lý tại các cơ sở giáo dục.

Qua các lĩnh vực cá nhân hóa học tập, hệ thống gia sư thông minh, tự động hóa quy trình hành chính, phân tích dữ liệu định hướng chương trình học và dự đoán xu hướng giáo dục, AI không chỉ hỗ trợ nâng cao hiệu quả học tập mà còn giúp tối ưu hóa nguồn lực và thúc đẩy sự đổi mới trong quản trị giáo dục.

Ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý giáo dục
TS Kim Mạnh Tuấn trình bày tham luận tại Hội thảo

Dù đạt được những kết quả ban đầu đáng khích lệ, việc triển khai AI vẫn đối mặt với nhiều rào cản, bao gồm hạ tầng công nghệ chưa đồng đều, nhận thức và kỹ năng sử dụng công nghệ còn hạn chế, cùng những thách thức về bảo mật dữ liệu và đạo đức ứng dụng.

Những hạn chế này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng số và xây dựng khung chính sách bảo mật dữ liệu chặt chẽ để đảm bảo sự phát triển bền vững.

Từ các kết quả nghiên cứu, Tiến sĩ Kim Mạnh Tuấn chỉ ra rằng việc ứng dụng AI không chỉ là một xu hướng mà còn là một nhu cầu cấp thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số trong giáo dục. Để khai thác tối đa lợi ích từ AI, cần có sự hợp tác chặt chẽ giữa chính phủ, các cơ sở giáo dục và các bên liên quan nhằm tạo điều kiện cho việc triển khai công nghệ một cách hiệu quả và toàn diện.

“AI mang lại cơ hội lớn cho hệ thống giáo dục Việt Nam trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tối ưu hóa quản trị và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về hội nhập quốc tế. Với sự đầu tư mạnh mẽ và chiến lược triển khai rõ ràng, AI sẽ trở thành công cụ đắc lực để thúc đẩy giáo dục Việt Nam phát triển toàn diện và bền vững, góp phần vào việc xây dựng một xã hội tri thức hiện đại và công bằng”, TS Kim Mạnh Tuấn khẳng định

Ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý giáo dục
TS Hoàng Anh chia sẻ về ứng dụng AI trong quản lý giáo dục

Tham luận tại Hội thảo, TS Hoàng Anh - Giám đốc Trung tâm Đảm bảo chất lượng, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội khẳng định, hoạt động đảm bảo chất lượng trong các trường đại học đang đứng trước các yêu cầu đổi mới cấp thiết đặc biệt trong xu thế chuyển đối số hiện nay.

Tiếp cận quản lý quá trình tác nghiệp (BPM) với nhiều điểm tương đồng với chuyển đổi số là một trong những cách tiếp cận có tính khả thi cao. Chuyển đổi số hoạt động đảm bảo chất lượng theo tiếp cận BPM là một trong những cách làm đã mang lại hiệu quả tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.

Diễn đàn thúc đẩy quản lý chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập

Phát biểu tại Hội thảo PGS.TS Nguyễn Văn Tuân - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Thủ đô Hà Nội chia sẻ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo, giáo dục đại học đang đối mặt với nhiều thách thức.

Ứng dụng chuyển đổi số, trí tuệ nhân tạo trong quản lý giáo dục
Các đại biểu tham dự hội thảo chụp ảnh lưu niệm

Những yêu cầu về chất lượng giáo dục ngày càng cao, không chỉ từ phía người học mà còn từ phía nhà tuyển dụng và xã hội. Chính vì vậy, việc tìm hiểu và áp dụng những kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng giáo dục là điều hết sức cần thiết.

Hội thảo "Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam" là cơ hội để các nhà giáo dục, nhà khoa học và chuyên gia chia sẻ những kinh nghiệm quốc tế về quản lý chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh hiện nay. Những bài học, mô hình quản lý chất lượng giáo dục từ các quốc gia khác sẽ giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và lựa chọn các mô hình hiệu quả vào thực tiễn giáo dục tại nước ta.

“Tôi tin rằng, Hội thảo khoa học quốc gia "Quản lý chất lượng trong giáo dục đại học: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam" sẽ mang lại nhiều kiến thức và kinh nghiệm hữu ích, góp phần thúc đẩy quản lý chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh hội nhập”, PGS.TS Nguyễn Văn Tuân nói.

Hội thảo đã thu hút được sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học trong nước. Từ hơn 100 bài nghiên cứu được gửi về, Hội thảo đã lựa chọn khoảng 80 bài để đăng trong Kỷ yếu Hội thảo và mời đến trình bày của nhiều nhà nghiên cứu tiên phong và tâm huyết trong lĩnh vực này.

Đọc thêm

Chính sách đột phá trong dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) Giáo dục

Chính sách đột phá trong dự án Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi)

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã triển khai xây dựng Luật Giáo dục nghề nghiệp (sửa đổi) (GDNN) theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác Giáo dục

Học sinh giỏi tiêu biểu Thủ đô báo công dâng Bác

TTTĐ - Sáng 22/5, 200 học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô năm học 2024-2025 đại diện cho học sinh giỏi tiêu biểu của Thủ đô cùng các thầy, cô giáo đã báo công dâng Bác tại Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Bộ GD&ĐT công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025 Giáo dục

Bộ GD&ĐT công bố 19 phương thức xét tuyển đại học năm 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa công bố 19 phương thức xét tuyển đại học chính quy năm 2025 kèm mã số của từng phương thức.
Chi hơn 5.000 tỷ đồng mỗi năm để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi Giáo dục

Chi hơn 5.000 tỷ đồng mỗi năm để phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 3 - 5 tuổi

TTTĐ - Chính phủ đặt mục tiêu hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 - 5 tuổi trên phạm vi toàn quốc vào năm 2030.
Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục Giáo dục

Miễn học phí học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục

TTTĐ - Miễn học phí cho học sinh công lập, hỗ trợ học sinh tư thục, dân lập. Đây là đề xuất vừa được Chính phủ trình Quốc hội.
Học sinh không trúng tuyển thẳng có thể đăng ký thi đến ngày 23/5 Giáo dục

Học sinh không trúng tuyển thẳng có thể đăng ký thi đến ngày 23/5

TTTĐ - Những học sinh đã đăng ký xét tuyển thẳng vào lớp 10 THPT công lập năm học 2025 - 2026 nhưng không trúng tuyển thẳng có thể nộp hồ sơ đăng ký tại trường tới 11h ngày 23/5/2025.
Quốc hội thảo luận việc miễn học phí cho học sinh Giáo dục

Quốc hội thảo luận việc miễn học phí cho học sinh

TTTĐ - Hôm nay 22/5, Quốc hội sẽ nghe tờ trình và thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về miễn, hỗ trợ học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, người học chương trình giáo dục phổ thông tại các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập Giáo dục

Danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập

TTTĐ - Ngày 21/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố danh sách 679 học sinh được tuyển thẳng vào lớp 10 công lập năm học 2025 - 2026.
Hà Nội yêu cầu không tổ chức dạy, học thêm dịp hè Giáo dục

Hà Nội yêu cầu không tổ chức dạy, học thêm dịp hè

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường tuyệt đối không tổ chức dạy thêm, học thêm dưới bất kỳ hình thức nào trong dịp hè năm nay.
Khơi nguồn tri thức liên ngành và cầu nối văn hóa Việt - Nhật Giáo dục

Khơi nguồn tri thức liên ngành và cầu nối văn hóa Việt - Nhật

TTTĐ - Trong kỷ nguyên biến đổi nhanh chóng của thế giới, nơi những thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, khan hiếm tài nguyên hay rào cản văn hóa, ngôn ngữ trong hội nhập quốc tế ngày càng trở nên gay gắt, nhu cầu về đội ngũ trí thức liên ngành, có năng lực toàn cầu và tinh thần hành động vì cộng đồng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Xem thêm