Ứng phó dinh dưỡng khẩn cấp trong phòng chống thiên tai
Tham dự hội thảo có các đồng chí lãnh đạo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, đại diện Cục Phòng bệnh (Viện Dinh dưỡng quốc gia, Bộ Y tế), lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Môi trường, cùng đại diện Công ty CP Acecook Việt Nam.
Ngoài ra, còn có gần 50 cán bộ, công chức, viên chức đến từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Hội Chữ thập đỏ (tỉnh và cấp huyện), Hội LHPN (tỉnh và cấp huyện), Hội Người cao tuổi tỉnh và Trung tâm Y tế cấp huyện tham dự hội thảo.
![]() |
Ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai phát biểu tại hội thảo |
Trong 2 ngày 28 và 29/4, hội thảo, các chuyên gia sẽ tập trung chia sẻ công tác phòng chống thiên tai tại khu vực duyên hải miền Trung; chính sách, kế hoạch can thiệp dinh dưỡng với một số loại hình thiên tai chủ yếu cũng như các giải pháp đảm bảo dinh dưỡng khi thiên tai gây cô lập kéo dài tại cộng đồng.
Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng chống thiên tai, biến đổi khí hậu cùng với sự ấm lên toàn cầu khiến cho tình hình thiên tai trên thế giới diễn ra ngày càng phức tạp với xu thế gia tăng cả tần suất và cường độ. Trong 5 năm gần đây, thế giới chứng kiến những trận thiên tai thảm khốc như động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ, lũ lụt tại Trung Quốc, cháy rừng tại Hoa Kỳ, hay mưa lũ bất thường tại Tây Ban Nha…
Gần đây nhất, ngày 28/3/2025, một trận động đất mạnh 7,7 độ richter đã xảy ra tại vùng Sagaing (Myanmar) gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
![]() |
Bà Lê Thị Thanh Nhàn . Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Sơn Hòa chia sẻ về công tác chuẩn bị về ứng phó dinh dưỡng trong thiên tai tại huyện |
Việt Nam là một trong những quốc gia đang chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình thiên tai cực đoan. Trong vòng 20 năm trở lại đây, trung bình mỗi năm thiên tai đã làm trên 300 người chết và mất tích, thiệt hại kinh tế từ 1-1,5% GDP.
Lấy ví dụ về những tác động tiêu cực của thiên tai ảnh hưởng tới đời sống của người dân, ông Nguyễn Văn Tiến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai, cho biết: Vào tháng 9/2024, cơn bão số 3 (Yagi) - cơn bão mạnh nhất trong 30 năm qua trên Biển Đông và trong 70 năm qua tại đất liền đã đổ bộ trực tiếp vào nước ta, gây thiệt hại rất lớn đối với 26 địa phương khu vực miền núi phía Bắc và trung du Bắc Bộ.
Nhiều tháng sau khi bão tàn phá, trẻ em và các gia đình ở những khu vực bị ảnh hưởng vẫn phải đối mặt với những thiếu thốn và nguy cơ nghiêm trọng. Hệ thống y tế và nước sạch vẫn bị hư hại, làm gián đoạn việc tiếp cận nước uống an toàn và vệ sinh cho 570.000 người, đồng thời tăng nguy cơ bùng phát dịch bệnh; khoảng 220.000 trẻ em dưới năm tuổi và 70.000 phụ nữ mang thai và cho con bú đang có nguy cơ suy dinh dưỡng do dịch vụ y tế và các dịch vụ khác bị gián đoạn, cùng với sự thiếu hụt nước sạch và nhiều yếu tố khác.
![]() |
Toàn cảnh hội thảo |
“Ứng phó dinh dưỡng trong phòng chống thiên tai là một vấn đề khá mới, song rất quan trọng, cần được quan tâm trong giai đoạn tới. Hoạt động này cũng là một trong những nội dung trong Chiến lược quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến năm 2045, đồng thời triển khai thực hiện đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt”, ông Tiến nhấn mạnh.
Tại hội thảo này, có 8 tham luận được trình bày gồm: Đặc điểm thiên tai khu vực duyên hải miền Trung và công tác ứng phó; các cơ chế, chính sách về dinh dưỡng và nâng cao khả năng ứng phó dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp; hướng dẫn về dinh dưỡng trong PCTT; hệ thống ứng phó khẩn cấp tại Việt Nam và chia sẻ kinh nghiệm từ các đáp ứng khẩn cấp đã thực hiện; đánh giá trong tình huống khẩn cấp và ứng phó thiên tai; các can thiệp trong dinh dưỡng khẩn cấp và ứng phó thiên tai; hướng dẫn lập kế hoạch phòng, chống và ứng phó dinh dưỡng trong tình huống khẩn cấp.
Tin liên quan
Đọc thêm

Nâng mức phạt để nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường

Ngày 28/4: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa

Phụ nữ Hà Nội đồng loạt ra quân bảo vệ môi trường

Đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường dịp nghỉ lễ 30/4

Nhiều vùng trên cả nước có mưa dông

Quảng Nam: Cơ quan chức năng sẽ kiểm tra thông tin nhà thầu dùng vật liệu phong hóa san lấp đường dẫn

Một số khu vực có nắng nóng gay gắt

Phải hành động ngay, hành động quyết liệt, với trách nhiệm cao nhất để ứng phó biến đổi khí hậu

Ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải
