Ước mơ và nghị lực là ánh sáng dẫn đường
Hành trình vẽ ước mơ bằng đôi chân diệu kỳ của cậu bé “chim cánh cụt” Lớp học của những cô giáo tình nguyện trong giãn cách xã hội Ước mơ của cậu học trò tài năng |
Khó khăn là sự tôi luyện về ý chí
Linh năm nay 20 tuổi. Cô gái sinh ra tại Đông Anh, Hà Nội. Năm 2 tuổi do mắc chứng bệnh ung thư võng mạc, Linh phải vào viện phẫu thuật, từ đó em không nhìn thấy ánh sáng như những người bình thường.
Linh tham gia chương trình “Xương rồng trên cát” truyền cảm hứng cho nhiều bạn học sinh trường THPT Cổ Loa |
Cô Hoàng Thị Diệp, mẹ Linh tâm sự: “Khi biết tin con mình mắc bệnh trọng tinh thần tôi suy sụp, bất lực vô cùng. Tôi càng thương con hơn khi nhìn thấy cháu không được đi học như các bạn khác. Thương con nên dù gia đình khó khăn, bằng mọi giá chúng tôi phải cố đưa con đến trường”.
Ban đầu bố mẹ Linh đưa em đến một trường dạy cho học sinh thiểu năng trí tuệ, khuyết tật vận động. Dù thầy cô rất tốt nhưng ở đó Linh nhận thấy môi trường không phù hợp với bản thân. Em không nhìn thấy nhưng trí tuệ hoàn toàn bình thường.
Đào Thuỳ Linh tại chương trình "xương rồng trên cát" |
Học được một thời gian, sau nhiều lần gửi con hết chỗ này đến chỗ khác, Linh được bố mẹ chuyển sang trường Phổ thông cơ sở Nguyễn Đình Chiểu một ngôi trường chuyên dạy trẻ em khiếm thị của Thành phố Hà Nội. Vậy là hành trình đi tìm con chữ của Linh cũng bắt đầu từ mái trường thân yêu này.
Học tại trường PTCS Nguyễn Đình Chiểu, theo quy định của nhà trường, Linh phải xa gia đình, ăn ở tập trung cùng các bạn khiếm thị khác tại ký túc xá. Xa con đi học lúc mới lên 6, 7 tuổi, chị Diệp tuần nào cũng sang trường thăm hoặc đón con về nhà.
Mỗi lần ngồi trên chiếc xe mẹ chở, đi dọc các con phố Hà Nội, dù chẳng nhìn thấy những cảnh vật xung quanh nhưng Linh lại cảm nhận rất rõ hơi thở, nhịp điệu của cuộc sống. Cô gái từng ao ước, lớn lên sẽ trở thành nhà diễn giả để truyền nguồn cảm hứng sống bất tận tới mọi người…
Sáng lên nhờ sự nỗ lực…
Linh chụp ảnh kỷ yếu cùng những người bạn thân của mình |
Học hết lớp 9 tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Linh trở về địa phương theo học tại trường THPT Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhiều khó khăn trong môi trường mới xuất hiện nhưng cô gái không nản lòng.
Thầy Lê Văn Chung, Hiệu trưởng Trường THPT Cổ Loa, huyện Đông Anh cho biết: “Linh là học sinh khiếm thị đầu tiên học tại trường. Thời gian đầu học lớp 10 việc học tập của bạn khá vất vả do nhà trường thiếu phương tiện hỗ trợ. Chúng tôi không có giáo viên dạy khiếm thị, cũng chẳng có sách giáo khoa. Linh học chủ yếu là nghe thầy cô giáo giảng bài, ghi chép bằng chữ nổi của riêng em. Việc kiểm tra chủ yếu bằng hình thức vấn đáp vậy mà cô học trò đặc biệt ấy lại luôn nắm bài rất chắc”.
Thành tích học tập và hoạt động thiện nguyện đáng ngưỡng mộ của cô gái nghị lực Đào Thuỳ Linh |
Không những học giỏi, cô gái đầy nghị lực ấy còn luôn tham gia các hoạt động của lớp. Không có cuộc cuộc vui nào, một buổi liên hoan nào không có sự góp mặt của Linh. Những bài thuyết trình đầy cảm xúc, khiến cho ai nghe cũng rất xúc động.
Bên cạnh sự vươn lên trong học tập với 3 năm đạt danh hiệu Học sinh giỏi liên tiếp, để hoàn thiện mình, Linh tham gia các hoạt động xã hội do nhà trường, Hội người mù tổ chức. Cô gái tích cực trong các vài trò là diễn thuyết, trợ giảng tiếng Anh. Linh còn tham gia sáng lập nhóm “step club” là nơi giao lưu, kết bạn, chia sẻ cho những bạn khiếm thị vươn lên trong cuộc sống.
Thầy Lê Văn Chung nói thêm: “Một trong những điểm nổi bật của Linh là khả năng hùng biện, thuyết trình các vấn đề về tâm lý, xã hội. Sự vươn lên của bản thân đã truyền cảm hứng rất lớn đến người khác. Chính vì vậy nhà trường đã làm các chương trình văn hóa đọc, đặc biệt là “Xương rồng trên cát” nhằm truyền lửa, lan tỏa nghị lực vươn lên trong mỗi học sinh nhà trường. Chương trình đã vượt ra khỏi tầm nhà trường, có những cựu học sinh rất cảm động đã gửi quà từ nước ngoài về tặng nhà trường.
Lá thư Linh gửi cho bố mẹ năm lớp 10 được cô Trịnh Thị Hoa - giáo viên chủ nhiệm lưu giữ |
Năm học này, Linh thông báo đã được nhận học bổng toàn phần “Trái tim sư tử” trường Đại học RMIT Việt Nam. Cô gái cho biết, biết phía trước còn nhiều khó khăn, đòi hỏi phải nỗ lực hơn nữa nhưng sẽ luôn cố gắng biến những mơ ước của bản thân thành hiện thực.