Tag

Về làng Sen - Khúc hát nơi cội nguồn

Văn hóa 26/08/2022 20:00
aa
TTTĐ - Thêm một lần nữa nhà báo Tào Khánh Hưng có bài ca mới ngợi ca về Chủ tịch Hồ Chí Minh, về quê hương Kim Liên - Nam Đàn lay động tâm thức bao con tim.

Hơn nửa thế kỷ nay - từ ngày Bác Hồ “từ biệt thế giới này”, “đi gặp cụ Các Mác, cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác”, chúng ta đã nghe vô vàn bài hát rất hay ca ngợi công đức Người đối với non sông đất nước, dân tộc, cũng như mỗi người dân Việt Nam. Thật khó hình dung, một tác giả không chuyên, lần nữa có bài ca mới về Người, về quê hương Kim Liên - Nam Đàn lay động tâm thức bao con tim. Đó là Tào Khánh Hưng - nhà báo yêu thơ yêu nhạc, nhưng sáng tác ca khúc chỉ là công việc “tay trái” của anh. Thế mà bài hát "Về làng Sen", ra đời ngay sau khi tác giả cùng cơ quan Báo Xây dựng về thăm quê Bác cất lên qua một video mới hoàn thành vô cùng dịu ngọt, mà chẳng có dấu vết “tay trái” chút nào...

Cán bộ , phóng viên Báo Xây dựng dâng hương hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An. (1)
Cán bộ, phóng viên Báo Xây dựng dâng hương hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích lịch sử Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An

“Chúng con về quê Bác làng Sen

Ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa

Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối

Bưởi trĩu cành, sắc tím những vồng khoai”.

Ngay sau khi nghe đoạn ca từ này, tôi đã nhận xét: Hay. Hay vì rút từ cảm thức trong ruột gan chính tác giả khi về nơi thời ấu thơ Bác Hồ sống (sau khi mẹ qua đời tại Huế). Tứ thơ, hình ảnh thơ vì thế đong đầy cảm xúc.

Câu thơ tả thực, nhưng có thể nói là "xuất thần" ở đoạn ca từ này là "Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối". Sao tác giả không chọn "hoa sen" - loài hoa mà từ trước đến nay được trồng nhiều ngay khu di tích Kim Liên, lại đã trở thành "quốc hoa" tiêu biểu rồi, để biểu đạt những gì về cuộc đời Bác có phải thuận lợi hơn không?

Rõ ràng, tác giả rất có ý thức “tránh xa” những khuôn phép, những hình ảnh đã được rất nhiều tác giả tiền bối sử dụng lâu nay. Nên "hàng râm bụt đỏ hoa" là hình ảnh thơ có thể nói là lần đầu hiện hữu trong thơ nhạc như là sự khai phá mới toanh, để thành một biểu trưng cực kỳ hợp lý khi chuyển tải nội hàm (thực tiễn) "tư tưởng Bác luôn là kim chỉ nam cho mọi hành động của chúng ta": "Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối".

Cùng với đó là các hình ảnh thơ bình dị, không có gì khác lạ trên mọi quê hương, mọi nơi chốn: "Ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa", "Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối/ Bưởi trĩu cành, sắc tím những vồng khoai”...

Cán bộ, phóng viên Báo Xây dựng chụp ảnh lưu niệm trước nhà Bác. (2)
Cán bộ, phóng viên Báo Xây dựng chụp ảnh lưu niệm trước nhà lưu niệm

Tôi chia sẻ với Tào Khánh Hưng một điều đặc biệt sau đây, khi anh thực sự khôn khéo sử dụng bút pháp "đặc tả" (tả thực - khác bút pháp chấm phá như nghệ thuật vẽ tranh thuỷ mạc để chuyển tải chất trữ tình, ước lệ) trong âm nhạc (ca từ) cảnh nhà Bác nơi quê cha đất tổ. Có lẽ nhiều người từng tham quan, thăm viếng mấy khu di tích lịch sử về Bác Hồ, đều có chung một cảm xúc đặc biệt. Bởi các nơi chốn cũng quá đặc biệt trong lịch sử dân tộc: Bến Nhà Rồng - Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 1 Nguyễn Tất Thành, Phường 12, quận 4, TP Hồ Chí Minh), Bảo tàng Hồ Chí Minh ở Ba Đình - Hà Nội (nơi lưu giữ nhiều dấu ấn về “Người cha già dân tộc” cùng nhiều di sản văn hoá lớn khác); Làng Hoàng Trù là quê ngoại của Bác, nơi bác được sinh ra và trải qua thời thơ ấu (Cụm di tích gồm ngôi nhà của gia đình Bác, nhà cụ Hoàng Xuân Đường - ông ngoại Bác Hồ và nhà thờ chi họ Hoàng Xuân. Nhà của gia đình Bác là mái nhà tranh 3 gian, xung quanh che phên, hai bên là những hàng cau xanh ngát); Cụm di tích làng Sen quê Bác thuộc địa phận xã Kim Liên, huyện Nam Đàn (tại ngôi nhà Bác từng sống, các vật dụng vẫn còn lưu giữ vẹn nguyên như: Hai bộ phản gỗ, mâm gỗ sơn đen, chiếc tủ đứng, giường, rương đựng lương thực... ).

Tất cả các thuyết minh viên (hướng dẫn viên lịch sử) 4 nơi này chắc chắn đều được đào tạo bài bản, nên rất chuyên nghiệp khi giới thiệu hiện vật cùng các sự kiện lịch sử trôi chảy, lớp lang. Nhưng rất lạ lùng là chỉ có tại nhà Bác làng Hoàng Trù (quê ngoại) và nhà Bác làng Sen (quê nội), thì bất cứ lúc nào cũng có thể lấy đi không biết bao nhiêu nước mắt của khách thăm. Các bạn hướng dẫn viên ở đây lợi thế phát âm chuẩn giọng xứ Nghệ, cùng với tình cảm máu mủ ruột rà thế nào đó với Bác, nên mọi cử chỉ từ ánh mắt, âm điệu khi phát âm đến trang phục... bạn nào cũng chinh phục hết thảy mọi người bằng trái tim trong lồng ngực, chứ không phải chỉ những lời ngoài cửa miệng.

Tôi đoán, nhà báo - nhạc sĩ (tay ngang) Tào Khánh Hưng cũng đã bị các “nàng tiên” xinh đẹp, bình dị mà vô cùng cuốn hút nơi quê Bác... “đo ván”, nên mới bộc lộ được cảm xúc gần như tột cùng để có những ý thơ (ca từ) hồn nhiên, gần gũi như chính người được sinh ra ở trên quê hương xứ Nghệ thế này:

"Nắng trải dài làng Chùa, làng Sen

Những đóa sen hồng, nhiều công trình mới

Ngôi nhà nhỏ còn in dấu chân Bác

Nuôi dưỡng Người lòng yêu nước thương dân".

Câu thơ “Ngôi nhà nhỏ còn in dấu chân Bác/ Nuôi dưỡng Người lòng yêu nước thương dân" khiến chúng ta rưng rưng, cảm mến và biết ơn vô cùng mảnh đất “Nam Đàn nơi địa linh sinh nhiều nhân kiệt”.

Điệp khúc:

“Chúng con dâng Người niềm tin sắt son

Hồ Chí Minh tên Người rạng rỡ non sông

Ơi Nam Đàn, nơi địa linh sinh nhiều nhân kiệt

Xô Viết kiên trung kháng chiến anh hùng

Một nắng, hai sương xây mùa hạnh phúc... “!

Ngôi nhà tại làng Sen - quê Bác
Ngôi nhà lưu niệm tại làng Sen quê Bác

Đoạn cao trào này, làm mỗi chúng ta nhớ lại lời điếu cô đọng, bao quát hết về quê hương đất nước, về cuộc đời và sự nghiệp Bác Hồ kính yêu của Tổng Bí thư Lê Duẩn đọc tại Lễ truy điệu Người: “Dân tộc ta, Nhân dân ta, non sông đất nước ta đã sinh ra Hồ Chủ tịch người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, Nhân dân ta và non sông đất nước ta”. (Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng do Tổng bí thư Lê Duẩn đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Hồ Chủ tịch, ngày 9 tháng 9 năm 1969).

“Chúng con dâng Người niềm tin sắt son/ Hồ Chí Minh tên Người rạng rỡ non sông”. Đây là những ca từ đẹp, lôi cuốn, da diết và hào sảng nhất; tạo ra được dấu ấn đặc biệt trong lòng công chúng, để bài hát có thể sống mãi với thời gian...

Như thể “chọn mặt gửi vàng” cho ca khúc của mình mừng Quốc khánh 2/9 năm nay (77 năm đất nước độc lập tự do 1945 - 2022), nhà báo Tào Khánh Hưng đã mời Nghệ sĩ ưu tú - Thượng tá Hương Giang, ca sĩ đang công tác trong quân đội thể hiện. NSƯT - Thượng tá Hương Giang có chất giọng trong sáng, từng rất thành công trong các nhạc phẩm dân ca đương đại lẫn thính phòng. Nghệ sĩ từng là ca sĩ biểu diễn của Đoàn nghệ thuật Quân khu 9, Nhà hát Ca múa nhạc Quân đội; hiện tại là giảng viên Khoa Thanh nhạc Trường Đại học Văn hóa - Nghệ thuật Quân đội. NSƯT - Thượng tá Hương Giang cũng đã tham gia nhiều cuộc thi chuyên nghiệp như Hội diễn ca múa nhạc toàn quốc và toàn quân, đoạt nhiều huy chương Vàng và huy chương Bạc...

Về làng Sen

Tào Khánh Hưng

Chúng con về quê Bác làng Sen

Ngôi nhà lá đơn sơ, vách nứa

Hàng râm bụt đỏ hoa dẫn lối

Bưởi trĩu cành, sắc tím những vồng khoai

Nắng trải dài làng Chùa, làng Sen

Những đóa sen hồng, nhiều công trình mới

Ngôi nhà nhỏ còn in dấu chân Bác

Nuôi dưỡng Người lòng yêu nước thương dân

Chúng con dâng Người niềm tin sắt son

Hồ Chí Minh tên Người rạng rỡ non sông

Ơi Nam Đàn, nơi địa linh sinh nhiều nhân kiệt

Xô Viết kiên trung kháng chiến anh hùng

Một nắng, hai sương xây mùa hạnh phúc

Về làng Sen, tình thương bao la của Bác

Hồ Chí Minh tên Người thơm ngát đài sen

Về làng Sen, chúng con nhiều hơn nhớ Bác

Hồ Chí Minh tên Người thơm ngát đài sen

Hồ Chí Minh tên Người thơm ngát đài sen.

Đọc thêm

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn Văn học

Lòng biết ơn - ngọn nguồn của nhân cách vẹn toàn

TTTĐ - Bài thơ "Lòng biết ơn cho nhân cách vẹn toàn" của nhà thơ Hoàng Hạnh là bản giao hòa đầy xúc cảm giữa tình yêu Tổ quốc, lòng tri ân người chiến sĩ và khát vọng gìn giữ giá trị nhân văn sâu sắc. Qua từng dòng thơ, tác giả không chỉ khắc họa hình ảnh người lính Trường Sa mà còn khơi dậy lòng biết ơn - một phẩm chất ngọn nguồn cho nhân cách toàn vẹn.
Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa Thời trang - Làm đẹp

Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ với đầm đính 1.000 bông hoa

TTTĐ - Diện chiếc đầm dạ hội đính 1.000 bông hoa lụa, nặng khoảng 20kg trong show “Timeless”, Thanh Hằng khoe nhan sắc rực rỡ và chứng tỏ bản lĩnh vượt trội, sải những bước đầy cuốn hút sau nhiều năm nổi tiếng trong làng thời trang.
Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Hùng tráng bài ca “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long, chương trình chính luận nghệ thuật "Cùng nhau giữ nước" đã diễn ra với quy mô hoành tráng. Những tiết mục nghệ thuật đặc sắc với sân khấu hoành tráng, sử dụng công nghệ 3D mapping đã kể thành công câu chuyện “dựng nước” và “giữ nước” của dân tộc Việt Nam.
Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước” Văn hóa

Tối nay, diễn ra chương trình chính luận nghệ thuật “Cùng nhau giữ nước”

TTTĐ - Tối nay (18/11), tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra chương trình truyền hình trực tiếp chính luận nghệ thuật với tên gọi "Cùng nhau giữ nước".
Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng Văn hóa

Lan tỏa sâu rộng tinh thần sáng tạo trong cộng đồng

TTTĐ - Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức bế mạc. Sau 9 ngày liên tục đón tiếp gần 30 vạn Nhân dân và du khách tới thưởng lãm và tham gia tích cực, Lễ hội đã chứng tỏ sức hấp dẫn và lan tỏa tinh thần sáng tạo.
Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới Nghệ thuật

Mùa lễ hội và dấu ấn sáng tạo xuyên biên giới

TTTĐ - Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 không chỉ là một sự kiện văn hóa đơn thuần mà còn thúc đẩy hợp tác phát triển công nghiệp văn hóa với các quốc gia trên thế giới. Việc đầu tư vào sáng tạo xuyên biên giới thông qua Lễ hội này không chỉ mang lại lợi ích về kinh tế, mà còn góp phần đưa Hà Nội trở thành một trung tâm sáng tạo của khu vực và quốc tế.
Xem thêm