Tag

Về nhà xem lại những bộ phim Việt với "Quán thanh xuân tháng 7"

Điện ảnh 04/07/2020 16:24
aa
TTTĐ - "Quán thanh xuân tháng 7" không chỉ gợi lại kỷ niệm về những bộ phim Việt, những bài hát đi cùng năm tháng mà còn hé lộ những câu chuyện chưa từng kể của những người làm phim, những diễn viên trong suốt 30 năm với những nốt thăng và nốt trầm của phim truyền hình Việt.

Về nhà xem lại những bộ phim Việt với

"Quán thanh xuân tháng 7" đưa chúng ta về với những bộ phim Việt đình đám trong lòng khán giả

Bài liên quan

Yêu cầu dừng chiếu phim Madam Secretaty trên lãnh thổ Việt Nam

Amee tranh thủ chụp ảnh, trò chuyện cùng fans qua điện thoại tại phim trường

Tập đoàn SCG ra mắt phim âm nhạc đầy cảm xúc

Trác Thúy Miêu mang bộ sưu tập áo dài vào phim hành động

"Về nhà xem phim" chắc chắn sẽ gợi lại trong mỗi chúng ta những kỷ niệm về khoảnh khắc cả gia đình ngồi trước màn hình nhỏ, cùng cười, cùng khóc, cùng giận dữ và đồng cảm với các nhân vật trong phim.

Về nhà xem lại những bộ phim Việt với

Những chiều cuối tuần không quên - thương hiệu đình đám một thời: "Văn nghệ Chủ nhật"

VFC đã phát triển từ một xưởng sản xuất nhỏ đến một hãng phim lớn sau 30 năm. Cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, chúng ta đã từng có một thế hệ truyền hình vàng với các bộ phim gần như là kinh điển của truyền hình Việt như "Mẹ chồng tôi", "Người Hà Nội", "Những người sống quanh tôi", "Người vác tù và hàng tổng", "12A và 4H"... Những bộ phim mà chỉ cần nhắc đến khán giả đã thấy thân thương và gần như nằm lòng trong trái tim công chúng.

Khách mời của "Về nhà xem phim" chính là đạo diễn, diễn viên của những bộ phim đã đi vào ký ức của khán giả màn ảnh nhỏ.

Bộ phim đầu tiên là phim "Người thành phố" với những thiết bị quay rất khác với ngày nay, tốn công sức, tốn thời gian... Ngày ấy truyền hình được thừa hưởng rất nhiều kịch bản từ phim truyện, có đến 40 - 50 kịch bản để chọn xem cái nào phù hợp với truyền hình. Bối cảnh của ngày đó cũng đơn giản, diễn viên đi đóng không cần cát-xê, về một xã quay là Chủ tịch xã huy động cả xã ra để đóng và hỗ trợ đoàn.

Về nhà xem lại những bộ phim Việt với

Dấu ấn khó quên khi trong tay chỉ có 2 tập phim "Mẹ chồng tôi" để phát, luôn trong tình trạng lo lắng… đứt sóng. Trong lúc chờ đợi thì tận dụng ngay sân đài làm bối cảnh duy nhất cho phim "Bản giao hưởng đêm mưa", làm rồi phát sóng luôn, xong cũng là lúc các anh em mang phim về.

"Văn nghệ Chủ nhật" là cái tên hút khán giả, có những người được mời đi đóng phim vai quần chúng vào đúng chủ nhật đòi về nhà xem phim, đóng phim tính sau

Chuyện làm phim thuở ấy: Đường hình - đường tiếng

Diễn viên được chọn vào vai theo ngoại hình. Có những người chuyên được mời đóng vai người tốt, nhờ gương mặt “giời sinh” hiền lành. Nhưng cũng có những diễn viên luôn “chắc suất” vai ác. Tiêu biểu như diễn viên Nguyễn Hải chuyên được chọn đóng vai phản diện.

NSND Nguyễn Hải
NSND Nguyễn Hải

Tại "Quán thanh xuân", NSND Nguyễn Hải sẽ chia sẻ kỷ niệm lần đầu được giao vai chính. Bố anh ở quê xem phim, thấy con đóng vai nông dân thành lưu manh tri thức thì nhờ người ở quê lên Hà Nội nhắn rằng: Bao nhiêu vai tử tế thì không đóng, lại làm cái thằng… mất dạy, bảo nó đừng có về quê nữa. Kể từ đó là "sự trượt dài" trong các vai phản diện.

NSND Minh Hằng đem theo bức ảnh ngày đóng bộ phim đầu tiên cùng đạo diễn Khải Hưng vai một người con trai của phim "Đứa con tôi". Ngày đó, đến 3/4 phim có sự góp giọng lồng tiếng của Minh Hằng. Ngoài lồng giọng cho những vai nữ chính, chị còn lồng thêm tiếng trẻ con, tiếng người già vừa nói vừa bỏm bẻm nhai trầu... NSND Hoàng Dũng cũng có nhiều kỷ niệm để chia sẻ về câu chuyện lồng tiếng của mình.

Đặc sản phim truyền hình Việt: Từ nông thôn tới thành thị, từ phim chính luận đến đề tài gia đình…

Đề tài làng quê phủ sóng phim truyền hình, đặc biệt trong thời kỳ đầu lên sóng. Hiện lên trong phim là những làng quê thời kỳ đổi mới: "Đất và người", "Ma làng", "Khi đàn chim trở về", "Đường đời", "Chuyện làng Nhô", "Người thổi tù và hàng tổng", "Chuyện nhà Mộc" ...

Bên cạnh đề tài làng quê, những bộ phim về phố thị cũng rất được khán giả yêu thích: "Của để dành", "Mùa lá rụng", "Những ngọn nến trong đêm", "Cảnh sát hình sự".

Chỉ cần nhắc tên phim, chắc chắn một trời ký ức sẽ trở lại cùng với những khán giả của "Quán thanh xuân". Tại chương trình, khán giả sẽ được nghe câu chuyện hậu trường thú vị của những bộ phim mà chắc chắn chưa ai quên.

Một đặc sản của VFC chính là những bộ phim chính luận “lôi kéo” rất đông người xem, bởi một trong những đặc điểm của người Việt Nam là quan tâm đến chính trị và không thờ ơ với thời cuộc. Người phán xử và Sinh tử là những phim tiêu biểu. Chính vì thế, sau ngày đóng ông trùm Phan Quân - rất nhiều người gọi NSND Hoàng Dũng với cái tên này.

Phim
Phim "Người phán xử"

Một làn gió khác của phim truyền hình Việt chính là phim về thanh xuân: "Xin hãy tin em", "Phía trước là bầu trời"... NSUT Đạo diễn Đỗ Thanh Hải đã làm những bộ phim này khi chính anh còn rất trẻ, chưa tới 30. Cùng với đạo diễn, diễn viên Bảo Thanh chia sẻ ký ức về những bộ phim với những kỷ niệm “bây giờ mới kể”.

Có thể nói rằng, phim Việt lớn lên cùng khán giả. Tâm cảm của khán giả thay đổi, các nhà làm phim cũng nỗ lực tìm kiếm những đề tài mới, câu chuyện mới...

Những kịch bản từ nước ngoài được đưa về remake, nhưng vẫn mang chất Việt Nam rất thành công: "Cầu vồng tình yêu", "Người phán xử", "Ngày ấy mình đã yêu", "Nhà trọ Balanha"; Phim hợp tác với nước ngoài: "Người cộng sự", "Tuổi thanh xuân"; Phim về đề tài cuộc sống người Việt ở nước ngoài: "Hai phía chân trời" quay tại Cộng hòa Séc, "Tình khúc Bạch Dương" quay tại Liên bang Nga…

Những bộ phim về đề tài gia đình nhờ sự gần gũi, chân thực đã trở thành hiện tượng “bùng nổ” trong khán giả của phim truyền hình những năm gần đây: "Sống chung với mẹ chồng", "Về nhà đi con"... Từ thành công vang dội của phim "Về nhà đi con", dàn diễn viên trong phim tiếp tục hội ngộ khán giả truyền hình trong xê ri phim mùa Covid-19 "Những ngày không quên".

Hơn 30 năm trong hành trình làm phim của Đài Truyền hình Việt Nam, bên cạnh những thay đổi về đề tài, kỹ thuật… khán giả cũng chứng kiến sự chuyển giao thế hệ đạo diễn, diễn viên nhưng có một điều không thay đổi đó là lòng yêu nghề - có yêu nghề làm phim thì mới làm phim hay.

Chương trình lên sóng lúc 20h40 ngày 5/7 cũng có những tiết mục biểu diễn bài hát đã nổi tiếng cùng các bộ phim này.

Đọc thêm

Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo - nét đẹp văn hóa dân gian Văn hóa

Hội thi pháo đất huyện Vĩnh Bảo - nét đẹp văn hóa dân gian

TTTĐ - Ngày 23/11, tại nhà thi đấu Trung tâm TDTT huyện Vĩnh Bảo diễn ra khai mạc Hội thi pháo đất. Chương trình do UBND huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng tổ chức nhằm bảo tồn và lưu giữ nét đẹp trò chơi dân gian truyền thống.
Lan tỏa và nhân lên giá trị tri thức, văn hóa trong đời sống xã hội Văn học

Lan tỏa và nhân lên giá trị tri thức, văn hóa trong đời sống xã hội

TTTĐ - Qua 6 lần tổ chức, đến nay Giải thưởng Sách quốc gia đã trở thành một sự kiện văn hóa nổi bật thu hút sự chú ý của đông đảo dư luận xã hội, có sức lan tỏa mạnh mẽ, được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước đánh giá cao.
Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm hạnh phúc khi được quảng bá văn hóa Việt Nghệ thuật

Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm hạnh phúc khi được quảng bá văn hóa Việt

TTTĐ - Phần biểu diễn múa rối nước là một điểm nhấn thú vị trong chương trình “Ngày Việt Nam tại Brazil”, thu hút đông đảo khán giả đến xem và tìm hiểu về văn hóa đất nước hình chữ S. Nghệ sĩ Phan Thanh Liêm hạnh phúc vô bờ vì được quảng bá nét đẹp Việt Nam tới quê hương của Lễ hội Carnaval cũng như bạn bè quốc tế.
Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn trở thành bảo vật quốc gia Nghệ thuật

Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn trở thành bảo vật quốc gia

TTTĐ - Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn phát hiện năm 1992 là hình tượng điêu khắc độc nhất trong lịch sử nghệ thuật điêu khắc tượng sư tử của Chămpa.
51 tác phẩm quy tụ tại triển lãm "Sáng đạo trong đời" Văn hóa

51 tác phẩm quy tụ tại triển lãm "Sáng đạo trong đời"

TTTĐ - Triển lãm "Sáng đạo trong đời" quy tụ 51 tác phẩm độc đáo của 12 nghệ sĩ tài hoa trong lĩnh vực hội họa, mở ra một không gian nghệ thuật lan toả truyền thống văn hóa và ý nghĩa của Phật giáo.
Tình thầy trò trong dòng chảy ký ức Văn học

Tình thầy trò trong dòng chảy ký ức

TTTĐ - Bài thơ "Gặp trò xưa giữa Thủ đô Hà Nội" khắc họa tình thầy trò sâu sắc, gợi nhớ ký ức đẹp và tôn vinh nghề giáo qua dòng thời gian.
Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam Thời trang - Làm đẹp

Philip Quast và các nghệ sĩ trân trọng tà áo dài Việt Nam

TTTĐ - Tuần lễ Nghệ thuật Quốc tế - International Art Week 2024 do The YOUniverse tổ chức tại Hà Nội đã diễn ra nhiều hoạt động đặc sắc. Tà áo dài - biểu tượng của văn hóa Việt Nam trở thành điểm nhấn đáng chú ý khi được các nghệ sĩ nổi tiếng hàng đầu nước Úc như huyền thoại nhạc kịch Philip Quast, Nicholas Gentile và Anne - Maree McDonald trân trọng mặc lúc biểu diễn, giao lưu.
Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp Thời trang - Làm đẹp

Khẳng định vẻ tự tin và hiện đại của phái đẹp

TTTĐ - Từ váy liền nữ tính đến set suit thanh lịch, áo sơ mi nhẹ nhàng đến chân váy midi dịu dàng, mỗi set đồ đều là lời khẳng định vẻ đẹp tự tin và hiện đại của phái đẹp.
Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu Thời trang - Làm đẹp

Huỳnh Thị Thanh Thủy sẽ giữ gìn danh giá của Hoa hậu

TTTĐ - Tân Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy Quốc tế 2024 khẳng định sẽ giữ gìn sự danh giá của chiếc vương miện quý báu trong buổi giao lưu do báo Tiền Phong tổ chức chiều 19/11.
UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt Thời trang - Làm đẹp

UNIQLO ra mắt 2 bộ sưu tập độc quyền tôn vinh văn hóa Việt

TTTĐ - UNIQLO vừa công bố khởi động Chương trình kỷ niệm cột mốc 5 năm tại Việt Nam, bắt đầu từ ngày 29/11 đến ngày 5/12/2024. Với thông điệp “Cảm ơn Việt Nam - Luôn vẹn tin yêu”, chương trình bao gồm loạt hoạt động thay lời tri ân gửi đến khách hàng, cùng quà tặng hấp dẫn diễn ra trên khắp hệ thống cửa hàng bán lẻ và cửa hàng trực tuyến của UNIQLO.
Xem thêm