Tag

Vi phạm bản quyền báo chí: Sự xuống cấp của đạo đức và văn hóa

Muôn mặt cuộc sống 13/09/2023 16:23
aa
TTTĐ - Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam đánh giá, việc vi phạm bản quyền báo chí không chỉ là vấn đề vi phạm pháp luật mà hơn thế, đó là sự xuống cấp đạo đức và văn hóa.
Vi phạm bản quyền nội dung: Rào cản lớn với chuyển đổi số báo chí Vi phạm bản quyền nội dung: Rào cản lớn với chuyển đổi số báo chí

Đánh mất sự tin cậy

Các hình thức vi phạm bản quyền báo chí có thể bao gồm: Chiếm đoạt bản quyền; Mạo danh bản quyền (ví dụ giả danh VTV hay các trang web giả mạo báo điện tử - có nội dung, giao diện gần như y hệt, chỉ hơi khác tên miền); Phân phối, xuất bản tác phẩm giả mạo, tác phẩm và bản sao của tác phẩm không xin phép; Sửa chữa, cắt xén, làm tác phẩm phái sinh không có sự đồng ý của tác giả; Sử dụng tác phẩm nhưng không trả tiền tác quyền.

Một số trang giả mạo “cố tình” không ghi rõ địa chỉ, không rõ người quản lý cũng như cơ quan chủ quản, không có giấy phép nên rất khó để các cơ quan chức năng truy xét và xử lý vấn đề bản quyền.

PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam chia sẻ: “Điều đáng buồn, mỗi ngày, một sản phẩm sáng tạo của phóng viên, nhà báo vừa đăng tải lên internet đã bị các trang mạng xã hội, thậm chí các cơ quan báo chí khác lấy lại, "xào nấu" thành của mình.

Nhiều phóng viên ngồi ghế sa-lông nhưng mỗi ngày có thể đưa 10-20 tin bài chỉ bằng việc vô cùng đơn giản là "copy", "paste", dẫn lại nội dung y hệt. Thi thoảng trên mạng xã hội, những tác giả thật sự do quá bức xúc đã công bố nội dung nguồn và nội dung vi phạm lên để bàn dân thiên hạ "bóc phốt" những phóng viên sa-lông.

Lác đác vài vụ, cơ quan báo chí của những phóng viên sa-lông đó đã được réo tên lên diễn đàn với sự thất vọng từ phía độc giả”.

Vi phạm bản quyền báo chí: Sự xuống cấp của đạo đức và văn hóa
PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Báo chí, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Theo bà Hằng, nhà báo vi phạm bản quyền báo chí thường được coi là vi phạm chuẩn mực đạo đức và các tiêu chuẩn về văn hóa truyền thông vì nó liên quan đến một loạt giá trị quan trọng trong nghề báo và truyền thông.

Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cũng nêu ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự gia tăng tình trạng vi phạm bản quyền báo chí.

Nguyên nhân trước tiên là do Internet cho phép nội dung báo chí được chia sẻ và lan truyền nhanh chóng. Điều này làm cho việc kiểm soát sao chép và phân phối nội dung báo chí trở nên khó khăn hơn. Với sự xuất hiện của nhiều công cụ số, việc sao chép và tái sử dụng nội dung báo chí trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt trên các nền tảng trực tuyến. Điều này tạo ra môi trường dễ bị vi phạm bản quyền.

Thứ hai, trên môi trường số, việc xác định nguồn gốc (sản phẩm gốc, tác giả của sản phẩm gốc) là khó khăn hơn, bởi trên môi trường số, thông tin có thể được chia sẻ nhiều lần và không rõ nguồn gốc, dẫn đến việc xác định tác giả và nguồn gốc của một bài viết trở nên khó khăn.

Thứ ba, thách thức về pháp lý đa quốc gia liên quan đến vấn đề bản quyền và bảo vệ bản quyền nội dung số. Internet là một không gian trực tuyến quốc tế, trong đó vấn đề bản quyền báo chí có thể phát sinh ở nhiều quốc gia khác nhau với quy định pháp lý khác nhau, làm cho việc áp dụng pháp luật trở nên khó khăn và phức tạp hơn. Sự phát triển quá nhanh của công nghệ đã khiến sự thay đổi các quy phạm pháp luật không theo kịp, dẫn đến còn chưa có hoặc chế tài xử lý vi phạm chưa theo kịp với thực tiễn.

Quan trọng nhất là vẫn còn tình trạng một tỷ lệ không nhỏ người dùng, bao gồm cả các nhà báo và những nhà sáng tạo nội dung còn thiếu hiểu biết về quyền bản quyền và có thể vi phạm bản quyền một cách không chủ ý. Ý thức tự bảo vệ bản quyền, những kiến thức, kỹ năng, chuẩn mực văn hóa và đạo đức của nhà báo và cơ quan báo chí chưa thật sự được quan tâm tương xứng với mức cần thiết của nó.

Trên môi trường số hiện nay, bảo vệ bản quyền báo chí là điều kiện quan trọng để thảo gỡ rào cản cho sự phát triển nội dung số và các vấn đề liên quan như kinh doanh số, là điều kiện quan trọng cho sự thành công của chuyển đổi số báo chí.

Vi phạm bản quyền báo chí: Sự xuống cấp của đạo đức và văn hoá
Các đại biểu tham dự Hội thảo "Bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số”

Đoàn kết tạo nên sức mạnh

PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng nêu ra một số giải pháp bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số hiện nay. Theo đó, các nhà báo, nhà lãnh đạo, quản lý báo chí truyền thông ở các cơ quan báo chí là các chủ thể mang quyền, cần được trang bị và tự trang bị một cách có hệ thống những hiểu biết về lĩnh vực bản quyền nội dung số; Chí ít là khái niệm, phân loại, cơ sở pháp lý, đạo đức, công cụ số trong thực thi và đáp ứng quyền sở hữu trí tuệ tác phẩm báo chí truyền thông số.

Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí đều phải học hỏi, tìm công cụ số để nhận diện được các kiểu vi phạm bản quyền, học hỏi kinh nghiệm đấu tranh bảo vệ bản quyền từ các các cơ quan báo chí trong nước và quốc tế, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ số nhằm bảo vệ bản quyền báo chí hiệu quả.

Để đảm bảo rằng các bản quyền nội dung số được bảo vệ hiệu quả, theo bà Hằng, chúng ta cần thiết lập và thực thi quy định pháp lý rõ ràng và mạnh mẽ. Điều này bao gồm việc xây dựng luật bản quyền và quy định về bản quyền nội dung số; Đồng thời tạo điều kiện để bảo vệ bản quyền trực tuyến và xử lý vi phạm một cách hiệu quả; Cần rõ ràng và có chế tài nghiêm khắc với các trường hợp vi phạm bản quyền báo chí số; Cần xây dựng Trung tâm Bảo vệ bản quyền báo chí truyền thông số quốc gia, trong đó có sự tham gia quan trọng của Hội Nhà báo Việt Nam và Hội Truyền thông số.

Nguyên Viện trưởng Viện báo chí (Học viện Báo chí và Tuyên truyền) cho rằng, cơ quan quản lý cần có chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số báo chí, xây dựng tòa soạn số tích hợp công cụ số có khả năng rà quét phát hiện vi phạm bản quyền trước khi xuất bản, phát sóng tác phẩm báo chí; Nghiên cứu giải pháp sử dụng công nghệ để theo dõi việc sử dụng nội dung trực tuyến và bảo vệ bản quyền; thành lập bộ phận kiểm tra, giám sát và đấu tranh đòi quyền sở hữu trí tuệ khi bị xâm phạm.

Các đơn vị hợp tác trong lĩnh vực bảo vệ bản quyền báo chí trên môi trường số. Bao gồm: Tăng cường hợp tác giữa các cơ quan báo chí, truyền thông và nền tảng công nghệ nhằm xây dựng nền tảng và công cụ số cho bản vệ bản quyền báo chí; Ưu tiên hợp tác với các tập đoàn công nghệ lớn trong nước để xây dựng tòa soạn số, hệ sinh thái số trong đó sản phẩm báo chí truyền thông được sản xuất, đóng gói, dán nhãn bản quyền theo tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trước khi xuất bản; Ứng dụng công nghệ trong thực thi và giám sát nhằm bảo vệ bản quyền báo chí. Cần thiết lập cơ chế hợp tác giữa cơ quan báo chí và các nền tảng công nghệ như Facebook, Google và YouTube… đấu tranh với họ để đảm bảo rằng bản quyền nội dung được tôn trọng và bồi thường đúng mức.

Vi phạm bản quyền báo chí: Sự xuống cấp của đạo đức và văn hóa
Mỗi cơ quan báo chí đều phải học hỏi, tìm công cụ số để nhận diện được các kiểu vi phạm bản quyền (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường nghiên cứu, tìm kiếm sáng kiến, tổ chức truyền thông giáo dục về bảo vệ bản quyền nội dung số; Tổ chức các hội thảo, tọa đàm, tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng về bản quyền nội dung số, các phương pháp, công cụ bảo vệ bản quyền số; Khuyến khích các dự án truyền thông giáo dục bản quyền và bảo vệ bản quyền trong giới báo chí, các trường dạy nghề báo, nghề truyền thông và các đối tượng liên quan đến thực trạng này.

Ngoài ra, các nhà báo và người dùng cần được tăng cường giáo dụcđạo đức và văn hóa báo chí từ đó tuân thủ và có ý thức đấu tranh bảo vệ bản quyền báo chí. Các cơ quan báo chí cần có quy định cụ thể về tôn trọng bản quyền, tổ chức quy trình hoạt động theo hướng chuyên nghiệp, hiệu quả, công khai, minh bạch; Xác định nguyên tắc tác nghiệp trên tinh thần khách quan, xây dựng, vì lợi ích chung, quản lý, chỉ đạo sát sao hoạt động của phóng viên, biên tập viên; Đề cao yếu tố văn hóa trong hoạt động nghiệp vụ và trong tác phẩm báo chí; hướng đến các giá trị “chân, thiện, mỹ”.

"Đoàn kết tạo nên sức mạnh. Ý thức của chủ thể mang quyền sở hữu trí tuệ. Sự đoàn kết và liên kết mạnh mẽ giữa các cơ quan báo chí, giữa cơ quan báo chí với các cơ quan quản lý báo chí truyền thông, các đối tác, tập đoàn công nghệ vì sự phát triển của một nền báo chí Việt Nam chuyên nghiệp, nhân văn, hiện đại sẽ là dấu hiệu tích cực cho việc đấu tranh chống vi phạm bản quyền hiện đang rất nhức nhối hiện nay".

PGS.TS. Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng Ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam

Đặc biệt, theo bà Hằng, các cơ quan báo chí cần trang bị cho phóng viên, biên tập viên kiến thức và kỹ năng căn bản về bản quyền nội dung số, phương pháp bảo vệ tác quyền và đấu tranh chống vi phạm bản quyền báo chí của mình và cơ quan mình.

Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho biết, Hội sẽ bắt tay hợp tác với những doanh nghiệp có nền tảng công nghệ lớn để hỗ trợ cho các cơ quan báo chí nhỏ không đủ tiềm lực cơ sở hạ tầng thực hiện chuyển đổi số.

Bên cạnh đó, Hội Nhà báo Việt Nam cũng xây dựng hệ thống dữ liệu dùng chung thống nhất cho các cơ quan báo chí, từ nay đến cuối năm 2023 sẽ có ít nhất 30 cơ quan báo chí sử dụng hệ thống này.

Đọc thêm

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Mánh khóe lừa đảo qua game online: Người chơi dễ trở thành nạn nhân Muôn mặt cuộc sống

Mánh khóe lừa đảo qua game online: Người chơi dễ trở thành nạn nhân

TTTĐ - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các chiêu trò lừa đảo qua mạng ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi. Một trong những hình thức lừa đảo liên tục được cơ quan chức năng cảnh báo, đó là lừa đảo thông qua các trò chơi (game) trực tuyến.
VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu Muôn mặt cuộc sống

VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

TTTĐ - Biến đổi khí hậu, ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên đang đe dọa sự phát triển bền vững của nhân loại. Do vậy, việc nghiên cứu và ứng dụng vật liệu bền vững trở thành một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu. Với chủ đề "Vật liệu cho tương lai bền vững", tọa đàm của Quỹ VinFuture quy tụ các nhà khoa học hàng đầu thế giới, nhằm mang tới những góc nhìn sâu sắc và trao đổi khoa học chất lượng cao về tương lai của vật liệu bền vững.
Quận Cầu Giấy xử lý xong 199/241 kiến nghị của cử tri Muôn mặt cuộc sống

Quận Cầu Giấy xử lý xong 199/241 kiến nghị của cử tri

TTTĐ - Ngày 21/11, Thường trực HĐND quận Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức phiên giải trình về việc giải quyết kiến nghị của cử tri trên địa bàn trong giai đoạn từ đầu nhiệm kỳ 2021 - 2026 đến hiện tại.
Dư gần 1.000 cán bộ sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp phường Nhịp sống phương Nam

Dư gần 1.000 cán bộ sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp phường

TTTĐ - Khoảng 800.000 người dân cần làm lại giấy tờ, gần 1.000 cán bộ dôi dư sau khi TP Hồ Chí Minh sắp xếp lại đơn vị hành chính, sáp nhập 80 phường.
Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung bàn về thương hiệu và bản sắc địa phương Muôn mặt cuộc sống

Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung bàn về thương hiệu và bản sắc địa phương

TTTĐ - Ngày 20/11, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu tới độc giả cuốn sách “Thương hiệu địa phương: Hình ảnh và bản sắc” do Tiến sĩ Nguyễn Thành Trung biên soạn.
Diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Quảng Nam Xã hội

Diễu binh trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng Quảng Nam

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành kế hoạch chi tiết tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng (24/3/1975 - 24/3/2025) và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh Quảng Nam (28/3/1930 - 28/3/2025).
Xem thêm