Tag

Vì sao 325.000 thí sinh không xét tuyển đại học?

Giáo dục 23/08/2022 08:15
aa
TTTĐ - Có đến 325.000 thí sinh không nhập nguyện vọng lên hệ thống để đăng ký xét tuyển đại học. Con số này làm nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng.
Cả nước có trên 941.700 thí sinh đăng ký xét tuyển Bộ GD&ĐT lùi lịch thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển đại học Thí sinh TP Hồ Chí Minh nộp lệ phí đăng ký nguyện vọng đại học từ 23/8

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, trong 941.759 thí sinh đăng ký xét tuyển chỉ có 616.522 thí sinh nhập nguyện vọng lên hệ thống. Như vậy, có đến trên 325.000 thí sinh (chiếm hơn 34%) không nhập nguyện vọng lên hệ thống để đăng ký xét tuyển đại học. Những ngày qua, con số này đã làm nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng.

Vì sao 325.000 thí sinh không xét tuyển đại học?
PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT

Một số chuyên gia tuyển sinh băn khoăn việc 1/3 tổng số thí sinh không đăng ký xét tuyển đại học năm nay là bất thường, đáng quan ngại.

PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD&ĐT khẳng định, 325.716 thí sinh không đăng ký nguyện vọng xét tuyển là số liệu bình thường, không đáng quan ngại.

Mọi năm, khi đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cùng lúc đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học (sau đó có thể điều chỉnh thông tin đăng ký nguyện vọng xét tuyển trong thời gian quy định). Do đó, thí sinh sẽ có xu hướng và tâm lý đăng ký trước, đăng ký thật nhiều nguyện vọng vì cho rằng đây là cơ hội trúng tuyển, sau đó mới dần điều chỉnh. Tuy nhiên, năm nay, tới khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, thí sinh mới thực sự đăng ký nguyện vọng xét tuyển cụ thể và nộp lệ phí.

Một lý do khác được PGS Nguyễn Thu Thuỷ đưa ra, năm nay lượng lớn thí sinh lựa chọn đi du học nên không đăng ký xét tuyển. Cụ thể, vào các năm 2020 và 2021, nhiều thí sinh bỏ lỡ việc đi du học do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Năm nay, ngay khi có điểm thi tốt nghiệp THPT, rất nhiều thí sinh quyết định du học.

"Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục phân tích số liệu về điểm thi tốt nghiệp THPT, phân tích theo vùng miền… đối với số lượng 325.000 thí sinh không đăng ký xét tuyển kể trên để có các điều chỉnh chính sách tương ứng, phù hợp trong những năm tới", Vụ trưởng nói.

Nếu nhìn vào năng lực đào tạo hiện nay của hệ thống, tức là số lượng chỉ tiêu mà các trường đại học đã công bố thì con số 616.522 thí sinh nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển là hợp lý. Hệ thống giáo dục đại học của Việt Nam hiện không đủ dung lượng để đào tạo cho tất cả trên 940.000 thí sinh nếu cùng đăng ký xét tuyển. Thực tế, năm 2020, số lượng nhập học chính quy theo tất cả phương thức xét tuyển là 441.913 thí sinh. Đến năm 2021, con số này tăng lên thành 501.455 thí sinh, là số liệu nhập học đại học cao nhất từ trước đến nay.

PGS Thủy khẳng định, đây không phải tỷ lệ ảo, mà chính là việc giúp giảm số “thí sinh ảo” trong hệ thống khi triển khai công tác tuyển sinh. Với 616.522 thí sinh nhập nguyện vọng phần lớn là những em muốn học đại học, có đủ năng lực để học đại học. Do vậy, khi hệ thống của Bộ GD&ĐT chạy lọc ảo trên những thí sinh này giúp chúng ta “giảm ảo” rất nhiều so với các năm trước.

Theo quy định năm nay, những thí sinh đã trúng tuyển bằng các phương thức khác cũng phải đăng ký nguyện vọng, xác nhận nhập học trên hệ thống của Bộ.

Nhiều ý kiến lo ngại, các thí sinh không kịp cập nhật quy định này, đinh ninh mình đã trúng tuyển... Rồi ngay cả việc thu lệ phí đăng ký xét tuyển đại học qua các nền tảng thanh toán trực tuyến cũng là vấn đề khó khăn của không ít thí sinh.

Trước khó khăn thí sinh gặp phải, Bộ GD&ĐT đã phải giải quyết bằng cách hạn thêm 3 ngày để thí sinh đăng ký nguyện vọng lên hệ thống xét tuyển.

Đối với việc thu phí, Bộ cũng thông báo lùi lịch thanh toán trực tuyến lệ phí đăng ký xét tuyển đại học 3 ngày so với kế hoạch ban đầu do sự cố kết nối của nền tảng thanh toán trực tuyến.

Đến ngày 23/8, thí sinh chưa đăng ký được nguyện vọng xét tuyển vào các trường đại học, phản hồi đến Vụ Giáo dục đại học của Bộ GD&ĐT qua email pvluong@moet.gov.vn.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm