Việc hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật đất đai mang ý nghĩa then chốt
Ảnh minh họa
Để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai trong thời gian tới, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đề nghị, Đảng bộ Tổng cục cần tập trung lãnh đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu như: tập trung chỉ đạo, lãnh đạo để hoàn thiện thể chế chính sách pháp luật về đất đai thông qua việc tiến hành tổng kết, đánh giá, kỹ lương, bài bản, toàn diện các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương về chính sách đất đai; tổng kết, đánh giá sâu rộng và toàn diện Luật Đất đai năm 2013 làm cơ sở cho việc hoàn thiện đồng bộ thể chế, chính sách pháp luật về đất đai.
Mặt khác, nền kinh tế nước ta đang trong quá trình chuyển đổi và hội nhập sâu rộng quốc tế; các quan hệ kinh tế, xã hội biến chuyển khá năng động, do đó đòi hỏi các chính sách, trong đó có chính sách liên quan đến đất đai cần hoàn thiện theo hướng phù hợp với thể chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và yêu cầu của thực tiễn nhằm tạo động lực mới cho phát triển. Trong đó, tăng cường tính công khai, minh bạch, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh.
Bên cạnh đó, cần chú trọng việc tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các điểm nóng, các vấn đề bức xúc để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm. Thanh tra, kiểm tra phải đi liền với xử lý trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và người đứng đầu tổ chức để xảy ra sai phạm để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Đất đai có liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội nhưng là nguồn tài nguyên hạn chế, có nhiều nguy cơ suy giảm về chất lượng, số lượng trước tác động của biến đổi khí hậu, quá trình sử dụng thiếu bền vững. Trong khi áp lực phát triển của nền kinh tế, sự gia tăng dân số đòi hỏi phải cùng lúc đảm bảo nhu cầu đất cho xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội, quỹ nhà ở, yêu cầu về lương thực, bảo vệ môi trường phát triển bền vững.
Do đó, việc phân bổ, sử dụng hợp lý, tiết kiệm hiệu quả cao; bảo đảm lợi ích trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước luôn là thách thức đặt ra trong mỗi giai đoạn phát triển. Để giải quyết vấn đề trên, cần tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng công tác lập, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đảm bảo tính đồng bộ, tính liên kết, kết nối vùng trên cơ sở tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương và phân tích, dự báo chiến lược để xác định nhu cầu đất cho các ngành, các lĩnh vực.. cũng như tác động của vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu đến sử dụng đất; khuyến khích nâng cao suất đầu tư vào đất, thu hút các dự án công nghệ cao vào các đô thị lớn; chuyển dịch các cơ sở sản xuất sử dụng nhiều lao động về khu vực nông thôn; phát triển các công trình ngầm; quy hoạch sử dụng hợp lý không gian.
các đơn vị cần đẩy mạnh công tác điều tra cơ bản; đo đạc, lập hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; đổi mới sắp xếp việc sử dụng đất của các công ty nông, lâm nghiệp; Thực hiện điều tra đánh giá tiềm năng và chất lượng tài nguyên đất, đặc biệt chú trọng đến các vùng có nguy cơ thoái hóa, xâm nhập mặn, ngập úng, khô hạn, hoang mạc hóa, xói mòn, rửa trôi, ô nhiễm đất để có giải pháp sử dụng hiệu quả, bền vững. Đổi mới phương pháp thực hiện và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong công tác thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ và theo chuyên đề nhằm cung cấp số liệu chính xác phục vụ công tác quản lý nhà nước và phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, các cơ quan quan tâm để từng bước hiện đại hóa hệ thống quản lý đất đai từ Trung ương đến địa phương dự trên nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến; hệ thống quản trị minh bạch, hiệu quả; Tập trung xây dựng và hoàn thiện sớm hệ thống thông tin cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ đa mục tiêu; Thiết lập hệ thống, theo dõi đánh giá nhằm đảm bảo sự quản lý thống nhất từ Trung ương đến địa phương…