Viêm đại tràng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục
Viêm đại tràng là gì? Nguyên nhân và triệu chứng bệnh
Viêm đại tràng là tình trạng viêm nhiễm gây tổn thương khu trú hoặc lan tỏa ở niêm mạc đại tràng với nhiều mức độ khác nhau. Trường hợp nhẹ có thể xuất hiện các vết viêm gây đau đớn. Giai đoạn nặng có thể xuất hiện các ổ loét, xuất huyết, thậm chí hình thành những ổ áp xe ở đại tràng. Nếu tình trạng này kéo dài dai dẳng sẽ khó điều trị dứt điểm và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, sinh hoạt của người bệnh.
Nguyên nhân:
Táo bón kéo dài: Tình trạng táo bón kéo dài kèm theo hiện tượng như đi ngoài ra máu, bụng đau âm ỉ là yếu tố tác động khiến mắc bệnh viêm đại tràng cấp tính
Tác dụng phụ của thuốc tây: Việc lạm dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể tiêu diệt các vi khuẩn có lợi, gây mất cân bằng hệ tiêu hóa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại phát triển mạnh dẫn đến tổn thương đại tràng
Nhiễm khuẩn đường ruột: Đường ruột bị nhiễm khuẩn do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, thức ăn chưa được nấu chín hoặc bị nhiễm độc, ô nhiễm khiến 1 số vi khuẩn như E.coli, virut Rota, lỵ amip…xâm nhập vào cơ thể giải phóng độc tố gây viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc đại tràng
Tâm lý căng thẳng: Những người thường xuyên bị stress, áp lực công việc, ăn uống thất thường…có nguy cơ mắc viêm đại tràng cao
Triệu chứng của viêm đại tràng
Viêm đại tràng cấp tính:
Đau bụng: Các cơn đau có thể quặn thắt bụng dưới hoặc đau dọc theo khung đại tràng, có khi cứng bụng, đầy hơi, căng tức bụng…
Tiêu chảy: Người bị viêm đại tràng cấp tính thường bị tiêu chảy, phân nát hoặc toàn nước, có thể lẫn máu. Đi xong vẫn không thấy thoải mái mà vẫn muốn đi tiếp, đặc biệt là sau khi ăn phải đồ lạ, đồ sống, tái, thực phẩm cay, nóng, hải sản….
Chán ăn: Luôn trong tình trạng mệt mỏi, ăn không ngon, trí nhớ suy giảm, đôi khi còn sốt nhẹ
Viêm đại tràng mạn tính
Đau bụng kéo dài: Thường bị đau dọc theo khung đại tràng, hai hố chậu, có thể quặn lên hoặc âm ỉ.
Đại tiện bất thường: Người viêm đại tràng mạn tính thường đi ngoài nhiều lần ( 4-5 lần/ ngày, thậm chí nhiều hơn) có thể táo bón hoặc tiêu chảy. Phân thì có thể lỏng nát, không thành khuôn, có mùi hôi tanh, kèm chất nhầy, máu. Có những bệnh nhân vừa vị táo bón vừa bị tiêu chảy, cảm giác không thoải mái sau khi đại tiện.
Cơ thể suy nhược, mệt mỏi: Viêm đại tràng mạn tính ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng nên người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, chán ăn, hay cáu gắt…
Phương pháp điều trị viêm đại tràng được ưu tiên sử dụng hiện nay
Hầu hết những người bị viêm đại tràng, dù là nguyên nhân gì đi nữa thì cũng thường gặp phải các vấn đề sau khiến bệnh dai dẳng, khó chữa, dễ tái phát:
· Viêm đại tràng khiến niêm mạc đại tràng bị tổn thương, có nhiều vết viêm loét nên đại tràng dễ bị kích ứng bởi các nguyên nhân gây hại như virus, vi khuẩn, thức ăn không đảm bảo… Đây chính là nguyên khiến người bị viêm đại tràng hay bị tái phát, khó chữa dứt điểm được.
· Khi bị bệnh, người bệnh thường có thói quen sử dụng kháng sinh để tiêu diệt ổ viêm. Tuy nhiên kháng sinh cũng chính là con dao hai lưỡi bởi nó vừa tiêu diệt vi khuẩn có hại thì cũng tiêu diệt luôn vi khuẩn có lợi, từ đó làm mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột khiến bệnh dễ bị tái phát trở lại.
Để giải quyết được đồng thời các vấn đề trên Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây đã ứng dụng bào chế thành công sản phẩm Đại Tràng Hataphar với thành phần chính là Immunepath – IP. Đây là thành phần được phân tách từ vách của màng tế bào vi khuẩn có lợi, Immunepath – IP sẽ giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, tăng cường hệ miễn dịch đồng thời tái tạo niêm mạc đại tràng. Kết hợp với bài thuốc KIỆN TỲ HOÀN gia giảm có tác dụng tăng cường hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, rối loạn tiêu hóa do viêm đại tràng co thắt. Qua thực tế điều trị đã cho thấy tác dụng rõ rêt trong việc khắc phục các triệu chứng của viêm đại tràng cấp và mãn tính. Ngoài ra, Đại tràng Hataphar còn giúp người bệnh phục hồi niêm mạc đại tràng, giảm thiểu tối đa các biến chứng có thể xảy ra như ung thư đại tràng.
Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. |