Viễn cảnh ngành Du lịch thời Covid-19
Sân bay quốc tế John F.Kennedy (New York, Mỹ) vắng vẻ trong đợt dịch (Ảnh: Business Insider)
Bài liên quan
Cơ hội trong khó khăn của ngành Du lịch Việt Nam
Sự nguy hiểm của 'làn sóng lây nhiễm thứ hai' dịch Covid-19
Khi những người vô gia cư Nhật Bản không còn nơi để ở…
Thế giới biến chuyển như thế nào thời hậu Covid-19
Đại dịch Covid-19 đã tàn phá nặng nề ngành Du lịch thế giới. Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hợp quốc ước tính ngành này có thể giảm tới 80% trong năm 2020 so với năm 2019, khiến ít nhất 100 triệu việc làm gặp rủi ro.
Tại Thái Lan, nơi du lịch chiếm 18% GDP, dự kiến số lượng khách nước ngoài có thể giảm 65% trong năm nay. Nhiều người như bà Cletana đang phải vật lộn để kiếm sống. Trước Covid-19, bà có thể kiếm được 300 USD mỗi ngày. Vào tháng Tư, Thái Lan đã cấm tất cả các chuyến bay quốc tế vào nước này. Hiện tại, thu nhập bình quân của bà Cletana đã giảm xuống chỉ còn 2 USD, đôi khi chỉ là con số 0 tròn trĩnh.
Người phụ nữ 45 tuổi này đã gắn bó với công việc bán đồ lưu niệm trên đường phố trong hơn một thập kỷ. Bà vẫn mở cửa hàng mỗi ngày, hy vọng có thể gặp may mắn với vài du khách hiếm hoi đi ngang qua.
“Bong bóng” du lịch
Với những nguy cơ ảnh hưởng đến nền kinh tế cũng như sinh kế của người dân, nhiều quốc gia trên khắp thế giới đã tìm các biện pháp để duy trì kinh doanh du lịch thời Covid-19. Trong đó, “bong bóng” du lịch là một trong những biện pháp đang được nhiều quốc gia thực hiện. “Bong bóng” du lịch là hình thức mở cửa tạm thời giữa một hay nhiều quốc được cho an toàn hoặc đã kiểm soát tốt dịch bệnh.
Du lịch là ngành xuất khẩu lớn thứ tư ở Australia (Ảnh: Getty) |
New Zealand và Australia cam kết hình thành “bong bóng” du lịch tạo điều kiện cho lữ hành giữa hai quốc gia. Trung Quốc phát triển du lịch nội địa. Trong khi đó, Thái Lan đang cân nhắc về các khu nghỉ dưỡng đặc biệt đóng vai trò như khu vực cách ly.
Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo rằng ngay cả với các sáng kiến mới cũng có thể mất nhiều năm để du lịch đạt đến mốc trước Covid-19. Ngay cả khi điều đó xảy ra, chúng ta có thể không bao giờ đi du lịch như trước đây nữa.
Trong ngắn hạn, tương lai của du lịch chính là “bong bóng” du lịch khu vực. Các chính trị gia Australia và New Zealand đang thảo luận về khả năng mở cửa biên giới với nhau, tạo ra một “hành lang” hay “bong bóng” du lịch giữa hai quốc gia. Tại Châu Âu, Estonia, Latvia và Lithuania đã công bố kế hoạch mở biên giới cho công dân 3 quốc gia này kể từ ngày 15/5.
Nhiều chuyên gia dự đoán rằng đó chỉ còn là vấn đề về thời gian trước khi nhiều nước khác cũng tự hình thành “bong bóng” du lịch.
Theo ông Mario Hardy, Giám đốc điều hành của Hiệp hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Việt Nam và Thái Lan có thể xem xét việc tạo ra một hành lang du lịch trong vài tháng tới.
Nhà phân tích Brendan Sobie cho biết những sắp xếp tương tự có thể diễn ra tại Châu Âu và Bắc Mỹ.
Khi tìm kiếm đối tác tạo “bong bóng” du lịch khu vực, các quốc gia sẽ cân nhắc một số yếu tố. Được ưu tiên sẽ là những quốc gia đã kiểm soát được dịch bệnh với các số liệu thống kê đáng tin cậy. Ông Benjamin Iaquinto tại Đại học Hong Kong (Trung Quốc) chia sẻ rằng sự ghép đôi còn dựa trên mối quan hệ chính trị chặt, ví dụ như New Zealand và Australia.
Tuy nhiên “bong bóng” dễ xì hơi nếu có sự hồi sinh của môt quốc gia.
Mở cửa biên giới
Theo các chuyên gia, phải mất một thời gian nữa trước khi du lịch vượt qua “bong bóng” trong khu vực. Điều này có nghĩa là một thời gian dài nữa việc du lịch từ Mỹ tới Châu Á mới được kết nối lại cho đến khi họ kiểm soát được tình hình ở Mỹ, không có quốc gia hoặc rất ít quốc gia cho phép công dân Mỹ nhập cảnh vào nước mình.
Các vũ công truyền thống Thái Lan đeo tấm chắn bảo vệ để biểu diễn sau khi Chính phủ nới lỏng các biện pháp hạn chế nhằm ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19 (Ảnh: AFP) |
Đối với những quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch, cần có sự cân bằng về y tế và kinh tế. Tuy nhiên ngay cả trong trường hợp mở cửa du lịch ngoài “bong bóng” khu vực, nhiều khả năng quốc gia này không đón được lượng khách lớn.
Vẫn có thể có chiến lược du lịch khác bên cạnh “bong bóng” ngoài khu vực, đơn cử như Thái Lan đang xem xét mở một số khu vực nhất định cho khách du lịch nước ngoài, như những hòn đảo. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan Yuthasak Supasorn cho biết: “Điều này sẽ có lợi cho cả khách du lịch và người dân địa phương, bởi nó gần như là một hình thức cách ly”.
Trong khi đó, các quốc gia có số lượng lớn sinh viên nước ngoài có thể xem xét nới lỏng các quy định nhập cảnh. Chẳng hạn như tại New Zealand, nơi đang xem xét cho phép sinh viên nước ngoài quay trở lại nước này nếu họ hoàn thành việc cách ly hai tuần.
Hộ chiếu miễn dịch
Một hình thức khác là hộ chiếu miễn dịch, trong đó chứng minh hành khách miễn dịch với virus SARS-CoV-2. Trung Quốc đã cho thực hiện hình thức tương tự khi mọi công dân có một mã QR thay đổi màu sắc dựa trên tình trạng sức khỏe. Họ phải công khai mã QR này khi đến nhà hàng hoặc trung tâm mua sắm.
Hộ chiếu miễn dịch dựa trên ý tưởng những người đã hồi phục không thể bị tái nhiễm Covid-19. Tuy nhiên hiện tại, chưa có bằng chứng cho thấy người từng mắc Covid-19 có kháng thể giúp họ không tái nhiễm lần thứ hai theo Tổ chức Y tế thế giới. Thậm chí, ngay cả khi họ đã phát triển khả năng miễn dịch cũng không rõ điều đó sẽ kéo dài bao lâu.
Với rất nhiều điều chưa biết về tương lai của du lịch, nhiều ý kiến tranh luận đã nổ ra. Một số người nghĩ rằng, cuối cùng mọi thứ sẽ trở lại bình thường. Những người khác coi đây là cơ hội để thiết lập lại. Đây là khoảng thời gian để xem xét giải quyết các vấn đề lâu dài như ảnh hưởng thái quá của du lịch với văn hóa địa phương và môi trường.
Tuy nhiên, tình hình trước mắt vẫn là một thực tế không chỉ xảy ra đối với Thái Lan. Bà Cletena, vốn là góa phụ và có một cậu con trai mắc bệnh phải điều trị lâu dài. Bà cũng không có tiền tiết kiệm và cũng chưa có phương án B để xoay sở. “Dịch Covid-19 sẽ khiến mọi người sợ hãi và khó khăn trong một thời gian dài”, bà Cletena nói.