Tag

Việt Nam đối thoại quốc tế hướng tới giải quyết thách thức về nhựa đại dương

Môi trường 04/11/2020 12:42
aa
TTTĐ - Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và cam kết hành động mạnh mẽ nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, bảo vệ môi trường sinh thái biển, đại dương.
Trong 20 năm tới, rác thải nhựa đổ ra Địa Trung Hải sẽ tăng gấp đôi Trong 20 năm tới, rác thải nhựa đổ ra Địa Trung Hải sẽ tăng gấp đôi
Biến rác thải thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn Biến rác thải thành tài nguyên, thúc đẩy kinh tế tuần hoàn
Rác thải nhựa có xu hướng tăng cao trong mùa dịch Rác thải nhựa có xu hướng tăng cao trong mùa dịch
Vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa ở Đông Nam Á giữa đại dịch Vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa ở Đông Nam Á giữa đại dịch
Ô nhiễm “trắng” - vấn đề không của riêng một quốc gia Ô nhiễm “trắng” - vấn đề không của riêng một quốc gia
Nỗ lực chống rác thải nhựa trên thế giới Nỗ lực chống rác thải nhựa trên thế giới

“Với cương vị Chủ tịch ASEAN 2020, Việt Nam coi rác thải nhựa và rác thải nhựa đại dương là một trong những nội dung ưu tiên triển khai của Việt Nam và nêu cao trách nhiệm phối hợp với Chính phủ các nước ASEAN trong việc triển khai các sáng kiến, đặc biệt là Tuyên bố Bangkok trong giảm thiểu rác thải nhựa ở khu vực ASEAN; Trong đó chú trọng đến tập hợp, chia sẻ các mô hình quản lý, sáng kiến công nghệ và các giải pháp tiên tiến của các quốc gia trên cơ sở huy động nguồn lực tài chính bền vững để thực thi một cách hiệu quả thông qua các diễn đàn chung và các công cụ truyền thông khác”. Đó là chia sẻ của ông Tạ Đình Thi - Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam tại buổi đối thoại trực tuyến “Rác thải nhựa đại dương tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương: Khủng hoảng và cơ hội”.

Tham dự cuộc đối thoại còn có đại diện Bộ Hàng hải và Đầu tư Indonesia; Bộ Môi trường Campuchia; Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch vùng Đông Á và Thái Bình Dương của WB; ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch phụ trách khu vực châu Á và Thái Bình Dương của Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC).

Việt Nam cam kết hành động nhằm giảm thiểu chất thải nhựa

Tại buổi đối thoại trực tuyến, Tổng cục Trưởng Tạ Đình Thi cho biết: Nhận thức được vai trò trong giải quyết cuộc khủng hoảng chất thải nhựa toàn cầu, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và cam kết hành động mạnh mẽ nhằm giảm thiểu chất thải nhựa, bảo vệ môi trường sinh thái biển và đại dương.

Cụ thể, Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22/10/2018 về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, trong đó đặt mục tiêu “Ngăn ngừa, kiểm soát và giảm đáng kể ô nhiễm môi trường biển; tiên phong trong khu vực về giảm thiểu chất thải nhựa đại dương”. Tháng 6/2019, Thủ tướng phát động “Phong trào toàn quốc chống rác thải nhựa” và đến nay đã lan toả đến nhiều cộng đồng dân cư trong toàn quốc, đặc biệt là các cộng đồng dân cư ven biển, từng bước thay đổi nhận thức, hành vi ứng xử với các sản phẩm nhựa tại Việt Nam.

Việt Nam tham dự đối thoại quốc tế hướng tới giải quyết thách thức về nhựa đại dương
Ông Tạ Đình Thi - Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ TN&MT) phát biểu tại buổi đối thoại trực tuyến

Sau đó, ngày 4/12/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1746/QĐ-TTg ban hành “Kế hoạch hành động quốc gia về quản lý rác thải nhựa đại dương đến năm 2030” với mục tiêu chung thực hiện có kết quả các sáng kiến và cam kết của Việt Nam với quốc tế về việc giải quyết các vấn đề rác thải nhựa mà trọng tâm là rác thải nhựa đại dương; bảo đảm ngăn ngừa việc xả rác thải nhựa từ các nguồn thải trên đất liền và các hoạt động trên biển, phấn đấu đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiên phong trong khu vực về giảm thiểu rác thải nhựa đại dương.

Gần đây nhất, ngày 20/8/2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 33/CT-TTg về tăng cường quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý và giảm thiểu chất thải nhựa nhằm tiếp tục tăng cường hiệu quả các hoạt động quản lý, tái sử dụng, tái chế, xử lý nhựa đã qua sử dụng, giảm thiểu phát thải chất thải nhựa ra môi trường.

Hoàn thiện khung pháp lý phát triển nền kinh tế tuần hoàn

Chia sẻ tại diễn đàn, các diễn giả cũng đã chỉ ra những thách thức trong việc giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đại dương. Bà Victoria Kwakwa, Phó Chủ tịch Vùng Đông Á và Thái Bình Dương của WB nhấn mạnh, cần phải chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn. WB đã làm việc với nhiều quốc gia để chia sẻ kiến thức, hỗ trợ tài chính, tư vấn chính sách về vấn đề này, đồng thời, tìm kiếm các nguồn rò rỉ rác thải nhựa và đưa ra giải pháp ngăn chặn. Việc phát triển nền kinh tế tuần hoàn cũng sẽ góp phần đánh giá chuỗi giá trị của nhựa để phát triển thị trường tái chế.

“Các quốc gia cần chú trọng xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý với những quy định, chính sách phù hợp với nền kinh tế tuần hoàn, đặc biệt là hạn chế sử dụng nhựa và khuyến khích tái sử dụng, tái chế. Cần có sự phối hợp của cả Nhà nước và các bên liên quan, đặc biệt là khu vực tư nhân, tạo nền tảng để khu vực tư nhân phát huy thế mạnh. WB có thể kết nối quan hệ đối tác các bên, cùng chính phủ các nước chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này”, bà Kwakwa cho biết.

Việt Nam tham dự đối thoại quốc tế hướng tới giải quyết thách thức về nhựa đại dương
Các diễn giả tham gia buổi đối thoại trực tuyến “Rác thải nhựa đại dương tại khu vực Đông Á và Thái Bình Dương: Khủng hoảng và cơ hội”

Theo ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch IFC, các công ty tư nhân luôn mong muốn một môi trường đầu tư ổn định, pháp lý minh bạch, nhất quán. "Họ sẽ tạo ra những đổi mới sáng tạo để tăng hiệu quả xử lý rác thải nhựa. Các giải pháp có thể triển khai phân kỳ, thí điểm để cho thấy lợi ích rồi sau đó triển khai trên quy mô lớn. Quan trọng là chúng ta cần có chính sách chủ động để thúc đẩy tái chế tái sử dụng", Phó Chủ tịch IFC chia sẻ thêm.

Ủng hộ phát triển kinh tế tuần hoàn của Việt Nam, ông Tạ Đình Thi cho biết, việc thay đổi cách tiếp cận chuyển đổi từ các mô hình kinh tế truyền thống sang kinh tế tuần hoàn được coi là công cụ hiệu quả để giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa ở khu vực ven biển Việt Nam. Để thực hiện có hiệu quả phát triển nền kinh tế tuần hoàn, bên cạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ, ngành trong việc chỉ đạo chặt chẽ, sát sao các hoạt động, hoàn thiện hệ thống các quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở cho việc xử lý tái chế chất thải... thì cần có sự tăng cường liên kết giữa các viện, trường, các nhà khoa học và doanh nghiệp để sớm tập trung nghiên cứu hoàn thiện công nghệ tái chế xử lý chất thải phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

Đọc thêm

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025 Môi trường

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025

TTTĐ - Sáng kiến “Làm sạch Trái Đất” tại biển Phước Hải thu hút gần 200 tình nguyện viên cùng thu gom hơn 420kg rác thải nhựa, góp phần hồi sinh vẻ đẹp đại dương và nuôi dưỡng ý thức sống xanh.
Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng Môi trường

Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng

TTTĐ - Với hàng loạt hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, Công ty Cổ phần Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị UBND tỉnh Đồng Nai xử phạt tổng số tiền gần 1 tỷ đồng.
Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam Môi trường

Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam

TTTĐ - Công ty Quang Nguyễn ngang nhiên cắm bảng "tiếp nhận giá hạ miễn phí" nhưng bản chất là tiếp nhận chất thải tại Cụm công nghiệp Cẩm Sơn.
Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU Môi trường

Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đề xuất truy tố 7 vụ án hình sự vi phạm trong khai thác, truy xuất nguồn gốc đánh bắt thủy, hải sản trên biển.
Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch Nhịp sống phương Nam

Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch

TTTĐ - Điện máy Xanh từng bước thực hiện cam kết "phủ xanh nước sạch đến mọi gia đình Việt" bằng việc phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức "Ngày hội máy lọc nước", với điểm đến đầu tiên tại Tiền Giang.
Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững Môi trường

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững

TTTĐ - Sáng 16/4, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy tiếp và làm việc với bà Quách Phương, Thứ trưởng Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc nhân dịp Thứ trưởng tham dự Hội nghị thượng đỉnh Đối tác vì Tăng trưởng xanh và Mục tiêu toàn cầu đến năm 2030 (P4G).
Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C Môi trường

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 16/4, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/4, nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông, riêng Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng với nền nhiệt có nơi trên 35 độ C.
“Hoa và Rác” đến Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường Môi trường

“Hoa và Rác” đến Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sau thành công vang dội tại Thành phố Hồ Chí Minh và Huế, chương trình nghệ thuật “Hoa và Rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường đã đến Hà Nội với hai đêm diễn tại Nhà hát Lớn. Đêm nhạc quy tụ 120 nghệ sĩ đến từ Feelings Art House ở thành phố Hồ Chí Minh cùng sự tham gia của nhóm sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Bắc Bộ sáng và đêm trời rét Môi trường

Bắc Bộ sáng và đêm trời rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 14/4, nhiều khu vực có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Riêng khu vực Bắc Bộ trời rét vào sáng và đêm với nền nhiệt ở vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C.
Xem thêm