Tag

Rác thải nhựa có xu hướng tăng cao trong mùa dịch

Quốc tế 15/09/2020 14:55
aa
TTTĐ - Các hộp nhựa dùng một lần hay khẩu trang y tế trang vứt đi đã trở thành phổ biến khắp Châu Á khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu.
Covid-19 khiến nhu cầu sử dụng đồ nhựa dung một lần tăng mạnh (Ảnh: AFP)
Covid-19 khiến nhu cầu sử dụng đồ nhựa dung một lần tăng mạnh (Ảnh: AFP)

Nhiều nhà môi trường đánh giá sự gia tăng rác thải nhựa và rác thải y tế có thể tạo ra thảm họa môi trường và làm suy yếu những nỗ lực tái chế đã đạt được trong suốt thời gian dài trước đó.

Với ước tính khoảng 129 tỷ khẩu trang được sản xuất phổ biến bằng polypropylene và 65 tỷ găng tay được sử dụng trên toàn cầu mỗi tháng, việc quản lý chất thải đang trở thành thách thức ngày càng lớn đối với các thành phố khi đối phó với hậu quả của đại dịch Covid-19.

Chất thải nhựa thừa có tuổi thọ ít nhất 500 năm làm tăng thêm sự dư thừa của vật liệu. Chất thải nhựa đã làm tắc nghẽn các con sông, trôi dạt vào bờ biển và chìm dưới đáy, được tìm thấy trong bụng cá voi và các loại chim biển.

Nhựa không biến mất hoàn toàn mà thay vào đó phân hủy thành những mảnh nhỏ vô hình được gọi là vi nhựa. Những hạt vi nhựa này có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người khi chúng xâm nhập vào chuỗi thức ăn.

Rất lâu trước khi đại dịch xảy ra, các nhà bảo tồn đã cảnh báo về mối đe dọa sinh thái và sức khỏe con người do ô nhiễm rác thải nhựa gây ra. Giờ đây, vấn đề đang trở nên khó khăn hơn khi mọi người ưu tiên sức khỏe và sự an toàn trước đại dịch mà quên rằng các sản phẩm nhựa sử dụng một lần không bảo vệ họ tốt hơn so với những sản phẩm tái sử dụng khác.

Khi dịch Covid-19 càn quét, nhu cầu đối với các thiết bị bảo hộ cá nhân sử dụng một lần như khẩu trang, găng tay, áo choàng bệnh viện, tấm chắn mặt... càng tăng mạnh. Theo một báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á, thủ đô Manila, Philippines dự kiến là thành phố thải ra nhiều rác y tế nhất khu vực Đông Nam Á, với 280 tấn mỗi ngày.

Đốt rác thải nhựa không phải là giải pháp tối ưu (Ảnh: Stockholm International Water Institute)
Đốt rác thải nhựa không phải là giải pháp tối ưu (Ảnh: Stockholm International Water Institute)

Trong nỗ lực giải quyết vấn đề này, Cục Quản lý Môi trường của Philippines đã ban hành một bản ghi nhớ cho phép xử lý chất thải phòng chống dịch Covid-19 bằng cách đốt bỏ chúng.

Tuy nhiên, ông Von Hernandez, điều phối viên phong trào Toàn cầu không sử dụng nhựa cho rằng, đốt rác thải là một giải pháp sai lầm. “Đốt những vật liệu như vậy sẽ biến chúng thành ô nhiễm độc hại ghê gớm, khiến cộng đồng bị tổn hại nhiều hơn, từ đó khiến họ trở nên nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn”, Hernandez nói.

Quá trình này sẽ giải phóng các hạt vật chất, bao gồm cả các hạt bụi mịn PM2.5 cực kỳ nguy hiểm vào bầu khí quyển. Theo một số nghiên cứu, điều này còn liên quan đến việc tăng tỷ lệ tử vong do dịch Covid-19.

Việc đốt rác thải cũng khiến con người phải tiếp xúc với các chất độc polychlorinated dioxin và furan. Đây là chất độc hại nhất được biết đến hiện nay. Theo Tổ chức Y tế thế giới chúng gây chết người ở nồng độ rất thấp và tồn tại trong môi trường hàng thế kỷ.

Do đó, tái sử dụng vẫn là phương pháp xử lý tiết kiệm và phù hợp hơn cả. Jorge Emmanuel, chuyên gia về xử lý an toàn chất thải nguy hại, trợ giảng về khoa học và kỹ thuật môi trường tại Đại học Silliman, Philippines phân tích: “Trong hệ thống phân cấp quản lý chất thải, việc ngăn ngừa phát sinh chất thải được ưu tiên hơn việc xử lý và tiêu hủy. Virus SARS-CoV-2 gây ra bệnh Covid-19 thuộc nhóm mầm bệnh dễ bị tiêu diệt nhất. Người ta có thể tiêu diệt virus hiệu quả khi ngâm vật liệu bị nhiễm trong thuốc tẩy 1%, cồn etylic 70% trong 5 phút hay ngâm trong nước nóng 70 độ”.

Trên thực tế trong đại dịch Ebola, các tấm nhựa đã được khử khuẩn có thể được phơi dưới ánh nắng sau đó sử dụng lại. Ánh nắng chiếu trực tiếp có thể làm giảm khả năng lây nhiễm của virus tới 90% cứ sau 7 đến 13 phút. Phương pháp đơn giản này sử dụng nguyên liệu sẵn có và phù hợp với những nơi có thu nhập thấp như các nước đang phát triển. Nó có thể giảm thiểu đáng kể chất thải PPE - thiết bị bảo hộ cá nhân sử dụng một lần.

Vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa ở Đông Nam Á giữa đại dịch Vấn nạn ô nhiễm rác thải nhựa ở Đông Nam Á giữa đại dịch
Ô nhiễm “trắng” - vấn đề không của riêng một quốc gia Ô nhiễm “trắng” - vấn đề không của riêng một quốc gia
Nỗ lực chống rác thải nhựa trên thế giới Nỗ lực chống rác thải nhựa trên thế giới
Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới

Đọc thêm

Lãnh đạo Việt Nam – Liên bang Nga trao đổi thư mừng Quốc tế

Lãnh đạo Việt Nam – Liên bang Nga trao đổi thư mừng

Nhân dịp kỷ niệm 30 năm ngày ký Hiệp ước về những nguyên tắc cơ bản của quan hệ hữu nghị giữa CHXHCN Việt Nam và Liên bang Nga (16/6/1994 - 16/6/2024), ngày 16/6, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm trao đổi thư mừng với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Phạm Minh Chính trao đổi thư mừng với Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin.
Hợp tác phát triển nhân lực ngành hàng không vũ trụ Thế giới 24h

Hợp tác phát triển nhân lực ngành hàng không vũ trụ

TTTĐ - Ngày 7/6, tại Hà Nội, trường Đại học Khoa học và Công nghệ Hà Nội (USTH) cùng Tập đoàn Airbus đã tổ chức lễ kỷ niệm ghi dấu mốc quan trọng trong quan hệ đối tác song phương nhằm phát triển nguồn nhân lực và bồi dưỡng các chuyên gia đẳng cấp thế giới trong tương lai cho ngành hàng không vũ trụ Việt Nam.
Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng Nhìn ra thế giới

Tàu Thường Nga-6 hạ cánh xuống phần tối Mặt Trăng

Sáng 2/6, tàu Thường Nga-6 (Chang'e-6) đã hạ cánh xuống phần tối của Mặt Trăng, lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại tiến hành thu thập mẫu vật.
Phát huy tinh thần cộng đồng doanh nhân Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản Thế giới 24h

Phát huy tinh thần cộng đồng doanh nhân Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản

TTTĐ - Ngày 17/5, trong khuôn khổ sự kiện “Ngày TP Hồ Chí Minh tại Osaka, Nhật Bản”, UBND TP Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức chương trình “Gặp gỡ, giao lưu với cộng đồng doanh nhân Việt Nam và cộng đồng người Việt tại Osaka, Nhật Bản”.
Nhà báo Thụy Sĩ ấn tượng với vị thế nổi bật của Việt Nam Thế giới 24h

Nhà báo Thụy Sĩ ấn tượng với vị thế nổi bật của Việt Nam

TTTĐ - Nhà báo Thụy Sĩ Alain Jourdan cho rằng Việt Nam đang trên đà trở thành một quốc gia then chốt ở trung tâm của khu vực mà thế giới đang hướng tới.
Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài Nhìn ra thế giới

Hàn Quốc cần trên 62.000 lao động nước ngoài

Hàn Quốc sẽ cần khoảng 62.000 lao động thời vụ người nước ngoài để đáp ứng tình trạng thiếu nhân lực khu vực nông thôn trong mùa cao điểm.
Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển Nhìn ra thế giới

Đưa quan hệ Việt Nam - Cuba sang giai đoạn đồng hành phát triển

Vừa qua, tại La Habana, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã hội kiến với đồng chí Miguel Diaz-Canel, Bí thư Thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cuba, Chủ tịch nước Cuba.
Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế Nhìn ra thế giới

Cuba nỗ lực đảm bảo an sinh bất chấp khó khăn kinh tế

Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel khẳng định nước này đang rất nỗ lực để đảm bảo lương thực cho người dân, giữa vô vàn khó khăn về kinh tế, bao gồm cả những trở ngại do bị bao vây cấm vận.
Việt Nam, Cuba hợp tác chặt chẽ trong các tiến trình quan trọng của LHQ Thế giới 24h

Việt Nam, Cuba hợp tác chặt chẽ trong các tiến trình quan trọng của LHQ

TTTĐ - Ngày 9/4, Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Cuba tại Liên hợp quốc (LHQ) mới được bổ nhiệm, ông Ernesto Soberon Guzman, đã tới chào xã giao Đại sứ, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc Đặng Hoàng Giang.
Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu Nhìn ra thế giới

Tổng cục Du lịch Singapore khởi động chiến dịch MICE toàn cầu

TTTĐ - Tổng cục Du lịch Singapore (STB) vừa chính thức khởi động chiến dịch toàn cầu mới, góp phần khẳng định vị thế "Thành phố MICE tốt nhất thế giới” của Singapore, qua đó quảng bá đảo quốc như một điểm đến tổ chức các sự kiện doanh nghiệp tạo nên nhiều giá trị tích cực lâu dài.
Xem thêm