Tag

Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh

Xã hội 13/03/2018 14:21
aa
TTTĐ - Sáng ngày 9/3, tại thành phố Đồng Hới- Quảng Bình, Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam phối hợp với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Lễ khởi động Dự án “Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh”.

Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh

Dự án nhằm loại trừ triệt để ảnh hưởng của bom mìn sót lại sau chiến tranh, bảo đảm an toàn cho nhân dân trong lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Năng lực quản lý, điều hành công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh sẽ được nâng cao. Nạn nhân bom mìn sẽ được hỗ trợ kịp thời để có thể cải thiện chất lượng cuộc sống, tái hòa nhập cộng đồng. Dự án cũng sẽ giúp nâng cao ý thức phòng tránh tai nạn bom mìn cho nhân dân.

Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh


Dự Lễ khởi động Dự án có các đồng chí: Trung tướng Lê Hiền Vân, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam; Thiếu tướng Phùng Ngọc Sơn, Tư lệnh Binh chủng Công binh- ủy viên cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 701- Tổng Giám đốc Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam; Bà Lee Myion, Công sứ Đại sứ quán Đại Hàn Dân Quốc tại Việt Nam; Bà Caitlin Wiesen, Giám đốc Quốc gia Chương trình phát triển LHQ tại Việt Nam; Ngài Kim Jinoh, Giám đốc Quốc gia Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc; Đại biểu các cơ quan Bộ quốc phòng, Bộ lao động thương binh và xã hội, Bộ Tư lệnh Công binh, BTL quân khu 4, tỉnh Quảng Bình và Bình Định; Đại diện Nhóm đối tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam, các tổ chức quốc tế, phi chính phủ tại Việt Nam.

Các cuộc chiến tranh kéo dài ở Việt Nam đã để lại một số lượng bom mìn, vật nổ đa dạng và hết sức nguy hiểm cho cuộc sống của người dân. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh, Chính phủ Việt Nam đã đặc biệt quan tâm đến việc khắc phục hậu quả chiến tranh, rà phá bom mìn nhằm đảm bảo sự bình yên, tạo điều kiện ổn định dân sinh, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống cho nhân dân.

Theo kết quả dự án điều tra, hiện nay Bình Định có diện tích đất đai còn bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ với tỷ lệ cao, chiếm hơn 40% diện tích toàn tỉnh với 159/159 đơn vị cấp xã bị ô nhiễm bom mìn. Tỉnh Quảng Bình có diện tích đất đai còn bị ô nhiễm bom mìn, vật nổ chiếm gần 28% diện tích toàn tỉnh.


Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh

Phát biểu tại Lễ khởi động dự án, bà Lee Myion - Công sứ Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết: “Chính phủ Hàn Quốc, thông qua Cơ quan hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), đã cam kết tài trợ 20 triệu đô la Mỹ cho dự án này”. Bà Lee Miyon cũng cho hay dự án mới này đánh dấu một mốc quan trọng nữa trong tình hữu nghị chân thành giữa nhân dân hai nước và bày tỏ sự tin tưởng rằng dự án này sẽ giúp hiểu rõ hơn những thách thức mà Việt Nam đang phải đối mặt và cùng nhau nỗ lực vượt qua những thách thức đó để có thể đưa hai dân tộc đến gần nhau hơn nữa. KOICA cũng cam kết đẩy mạnh hợp tác với Chính phủ Việt Nam để dự án này có thể góp phần tạo ra sự thay đổi thực sự trong cuộc sống của nhiều người dân ở miền Trung Việt Nam.


Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh


Cùng quan điểm đó, bà Caitlin Wiesen, Giám đốc quốc gia của UNDP tại Việt Nam nói: “Dự án khắc phục hậu quả bom mìn này có tầm quan trọng rất lớn trong việc đẩy mạnh phát triển bền vững ở Việt Nam, đặc biệt đối với người dân vẫn còn bị ảnh hưởng bởi bom mìn sau chiến tranh. Dự án sẽ phát huy năng lực khắc phục hậu quả bom mìn mà Việt Nam đã xây dưng, tiếp tục nâng cao, mở rộng trình độ chuyên môn và chia sẻ với các nước khác trong khu vực và trên toàn cầu”.

Phát biểu tại Lễ khởi động dự án, Trung tướng Lê Hiền Vân, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó trưởng Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh ở Việt Nam, nhấn mạnh: “Ban Chỉ đạo Quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn và chất độc hóa học sau chiến tranh và Bộ Quốc phòng Việt Nam luôn đánh giá cao sự phối hợp của Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) và UNDP đã phối hợp với Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) trong thời gian qua và mong tiếp tục nhận được sự hợp tác, hỗ trợ quý báu, chung tay góp sức của cộng đồng quốc tế giúp Việt Nam khắc phục hậu quả sau chiến tranh, vì mục tiêu cao cả và nhân văn”.


Việt Nam - Hàn Quốc hợp tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh


Theo Thiếu tướng Phùng Ngọc Sơn, Tư lệnh Binh chủng Công binh- ủy viên cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 701- Tổng Giám đốc Trung tâm hành động bom mìn quốc gia Việt Nam thì đây là một trong những dự án rà phá bom mìn bằng nguồn tài trợ nước ngoài có quy mô tương đối lớn, hỗ trợ cho người dân vùng bị ô nhiễm bom mìn vì mục tiêu nhân đạo, an sinh xã hội, hỗ trợ phát triển bền vững nằm trong kế hoạch ưu tiên của Chương trình 504, phù hợp với định hướng hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Ban Chỉ đạo 504 (nay là Ban Chỉ đạo 701) về công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh tại Việt Nam.

Tin liên quan

Đọc thêm

Khơi mạch nguồn tự hào, vun đắp tình yêu lịch sử cho kiều bào Nhịp sống phương Nam

Khơi mạch nguồn tự hào, vun đắp tình yêu lịch sử cho kiều bào

TTTĐ - Thông qua phim ảnh, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh mong muốn cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài nhận thức sâu sắc hơn về lịch sử cách mạng hào hùng của dân tộc, tạo ra niềm tin, sự đoàn kết thống nhất một lòng trong kỷ nguyên mới.
Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần Muôn mặt cuộc sống

Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần

TTTĐ - Nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần lúc 22h51 ngày 20/5/2025 tại nhà riêng do tuổi cao, sức yếu, hưởng thọ 88 tuổi.
Quận Ba Đình (Hà Nội) phát động “Tháng hành động vì trẻ em” Muôn mặt cuộc sống

Quận Ba Đình (Hà Nội) phát động “Tháng hành động vì trẻ em”

TTTĐ - Ngày 21/5, UBND quận Ba Đình phát động “Tháng hành động vì trẻ em” và trao giải cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc quận Ba Đình năm 2025.
Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm Muôn mặt cuộc sống

Trao hỗ trợ “Mái ấm Công đoàn” cho đoàn viên huyện Gia Lâm

TTTĐ - Ngày 21/5, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hà Nội Phạm Quang Thanh đã trực tiếp đến thăm và trao hỗ trợ kinh phí xây dựng “Mái ấm Công đoàn” cho 2 đoàn viên thuộc LĐLĐ huyện Gia Lâm.
Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn bị tai nạn lao động Muôn mặt cuộc sống

Thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn bị tai nạn lao động

TTTĐ - Ngày 21/5, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã đến thăm, tặng quà đoàn viên công đoàn Trường Tiểu học Nhị Khê, huyện Thường Tín bị tai nạn lao động.
Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ Việt Nam Nhịp sống phương Nam

Phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân của MTTQ Việt Nam

TTTĐ - Ngày 21/5, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với Dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường Xã hội

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai sẽ đặt tại xã, liên xã, phường

Sắp tới, các chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện sẽ chuyển thành các Chi nhánh đặt tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc khu vực liên xã, phường.
Điều chỉnh hình thức sử dụng đất đấu giá tại Đông Anh Đô thị

Điều chỉnh hình thức sử dụng đất đấu giá tại Đông Anh

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định điều chỉnh một số nội dung tại Quyết định số 6382/QĐ-UBND ngày 14/12/2023 liên quan đến việc sử dụng và đấu giá quyền sử dụng đất tại huyện Đông Anh.
Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát Muôn mặt cuộc sống

Cơ chế mở cần đi kèm với cơ chế giám sát

TTTĐ - Việc ban hành Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển nhà ở xã hội là nhằm tháo gỡ vướng mắc, đơn giản hóa thủ tục để thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực xây dựng nhà ở xã hội; hoàn thành mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội. Đồng tình với việc thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù song theo nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cần có các cơ chế giám sát để tránh trục lợi chính sách trong phát triển nhà ở xã hội.
Tiết kiệm điện hiệu quả bắt đầu từ nơi công sở Đô thị

Tiết kiệm điện hiệu quả bắt đầu từ nơi công sở

TTTĐ - Các cơ quan, công sở cần chú trọng, phát huy vai trò tiên phong, gương mẫu trong việc sử dụng điện một cách tiết kiệm và hiệu quả.
Xem thêm