Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất thế giới
Rác thải nhựa gây mất mỹ quan và ô nhiễm
Bài liên quan
Thanh thiếu nhi Ba Đình chung tay chống rác thải nhựa
Rác thải nhựa bủa vây khắp ngõ chợ
PV GAS: Chung tay Vì một cộng đồng không rác thải nhựa
Học sinh Nam Từ Liêm chống rác thải nhựa
Hướng đến mục tiêu loại bỏ hoàn toàn rác thải nhựa ra biển
Bà Nguyễn Thị Phương Dung, Vụ Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế (Bộ NN&PTNT) cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng rác thải nhựa nhiều nhất trên thế giới, ước tính trung bình mỗi năm có khoảng 0,28-0,73 tấn rác thải nhựa được thải ra biển, trong đó 80% lượng rác từ đất liền, 20% còn lại đến từ các hoạt động trên biển. Rác thải nhựa đang gây ra những tác động tiêu cực đến sức khỏe các sinh vật biển do mắc vào ngư lưới cụ hoặc ảnh hưởng bởi đường tiêu hóa. Dự tính đến năm 2050, rác thải nhựa trong môi trường biển sẽ nhiều hơn cá nếu không có sự can thiệp hiệu quả.
Theo kết quả nghiên cứu Chương trình giám sát rác thải nhựa tại 11 Khu bảo tồn biển tại Việt Nam của Trung tâm hỗ trợ phát triển xanh (Green Hub) và IUCN trong khoảng thời gian 2 tháng (5-6/2019), các cán bộ thu được 1,3 tấn rác thải khác nhau với mật độ 172 vật rác/m chiều dài. Rác thải nhựa là thành phần chiếm số lượng và trọng lượng nhiều nhất (92 %), tiếp đến là thủy tinh, gỗ, cao su…
Trong bối cảnh đó, Chính phủ đã giao Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia về giảm rác thải nhựa đại dương đến năm 2030. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cũng đã có định hướng xây dựng kế hoạch hành động giảm rác thải nhựa cho ngành thủy sản.
Cụ thể, đến năm 2025, xây dựng và hoàn thiện các cơ chế, chính sách, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học chuyên sâu phục vụ quản lý rác thải nhựa đại dương; tạo đột phá trong nhận thức của toàn xã hội về sử dụng các sản phẩm nhựa, thải bỏ chất thải nhựa ra môi trường và tác hại của rác thải nhựa đại dương tới tài nguyên, môi trường, các hệ sinh thái biển và sức khoẻ con người; Giảm thiểu 50% rác thải nhựa địa phương; 50% ngư cụ đánh bắt cá bị mất hoặc bị vứt bỏ sẽ được thu gom; 80% các khu du lịch, dịch vụ ven biển không sử dụng sản phẩm nhựa dụng một lần và túi ni lông khó phân huỷ; bảo đảm tối thiểu 1 năm hai lần thu gom, làm sạch rác thải nhựa tại các bãi tắm biển; 80% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa.
Tiến đến năm 2030, chấm dứt việc thải bỏ ngư cụ trực tiếp xuống biển; Giảm thiểu 75 % rác thải nhựa đại phương; 100% các khu bảo tồn biển không còn rác thải nhựa; Hoàn thiện và triển khai rộng rãi cơ chế mở rộng (hay tăng cường) trách nhiệm của nhà sản xuất trong lĩnh vực sản xuất bao bì, ngư cụ và đóng gói sản phẩm có liên quan đến nhựa, thí điểm triển khai mô hình kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam.
Hội thảo là dịp Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), đại diện 12 Khu bảo tồn biển/ Vườn quốc gia và các tổ chức phi chính phủ cùng nhau thảo luận những hoạt động ưu tiên góp phần giảm thiểu ô nhiễm nhựa trong ngành thủy sản. Đây được xem là một trong những nỗ lực tích cực và cụ thể của Tổng cục Thủy sản trong cuộc chiến chống “ô nhiễm trắng” tại Việt Nam.
* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019