Việt Nam sẽ là cường quốc năng lượng xanh của Châu Á
Việt Nam tiếp tục áp thuế thép hình chữ H nhập khẩu từ Malaysia Việt Nam công nhận "hộ chiếu vắc xin" của 44 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam đi đúng hướng trong ứng phó đại dịch Covid-19 |
Theo Techwire Asia, Việt Nam nhận thấy việc chuyển đổi sang năng lượng xanh cấp bách hơn bao giờ hết. Là một trong những nền kinh tế có tốc độ phát triển nhanh nhất ở Đông Nam Á, Việt Nam đã chứng tỏ sự nghiêm túc khi theo đuổi quá trình chuyển đổi năng lượng xanh, đặc biệt là khi áp dụng điện Mặt Trời.
Trên thực tế, theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), Việt Nam hiện có công suất lắp đặt điện Mặt Trời cao nhất Đông Nam Á, tạo ra 16.500MW vào cuối năm 2020. Thống kê của Cơ quan năng lượng tái tạo quốc tế (IRENA), cho thấy tính đến cuối năm 2020, Việt Nam lọt top 10 quốc gia có công suất lắp đặt năng lượng Mặt Trời cao nhất thế giới.
Do đó, Techwire Asia nhận định, xét đến tiềm năng điện Mặt Trời và các mục tiêu năng lượng xanh đến năm 2050, Việt Nam hội tụ mọi điều kiện để trở thành quốc gia dẫn đầu khu vực và toàn cầu về năng lượng tái tạo. Đối với các dự án điện gió, Việt Nam có một trong những nguồn tài nguyên gió tốt nhất ở Đông Nam Á, với tiềm năng ước tính là 311 GW.
Việt Nam sẽ là cường quốc năng lượng xanh của Châu Á (Ảnh: Manan VATSYAYANA/AFP) |
Các chuyên gia thị trường cũng dự đoán nếu Việt Nam duy trì tốc độ mở rộng năng lượng tái tạo nhanh như 2 năm qua thì sẽ tiếp tục leo cao hơn nữa trong bảng xếp hạng. Ngoài ra, Việt Nam còn có khả năng vượt qua các quốc gia như Italy và Australia về phát triển năng lượng tái tạo và các giải pháp năng lượng sáng tạo.
Theo Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), Việt Nam là nước tiêu thụ điện lớn thứ hai ở Đông Nam Á. Đây là một trong những khu vực có nhu cầu năng lượng tăng nhanh nhất trên thế giới trong 20 năm qua, nhu cầu tăng ở mức ổn định 6%/năm. Bốn nước tiêu thụ điện lớn nhất là Indonesia, Việt Nam, Thái Lan và Malaysia, chiếm hơn 80% tổng nhu cầu trong khu vực.
Việc Chính phủ Việt Nam cam kết thúc đẩy cung cấp năng lượng và nhu cầu mạnh mẽ về cải thiện chất lượng không khí là những động lực cơ bản quan trọng trong hướng đi này. Các quy định và chính sách hỗ trợ được thiết kế và thực thi tốt như thuế nhập khẩu (FiT), ưu đãi thuế và miễn tiền thuế đất cũng được coi là những yếu tố cơ bản thúc đẩy tăng trưởng năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng Mặt Trời ở Việt Nam.