Vĩnh Phúc: Đề xuất tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia đình Đại Phúc
Theo công văn số 9562/UBND - VX3, Di tích lịch sử Quốc gia đình Đại Phúc, thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên đã được đưa vào danh mục tu bổ, tôn tạo năm 2024, theo Nghị quyết số 71/2019/NQ-HĐND ngày 23/10/2019 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc, Quy định về cơ chế hỗ trợ đầu tư, tu bổ hệ thống di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2019-2025.
Theo như lộ trình tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia đình Đại Phúc từ di tích sớm thành phế tích nếu cứ chần chừ, đùn đẩy |
Đình Đại Phúc là di tích lịch sử cấp Quốc gia được công nhận năm 1992, đình nằm ở thôn Đại Đức, thị trấn Đạo Đức, huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). Đình được xây dựng năm 1847, thờ vua Lý Nam Đế (Lý Bí, Lý Bôn).
Trước đây, đình Đại Phúc nằm trên một gò cao sát sông Cà Lồ. Đình vốn dĩ là một đình to và có niên đại sớm xưa kia nổi tiếng trong vùng. Do chiến tranh và thời gian tàn phá hiện nay đình còn một tòa hậu cung được vào đầu thế kỷ 19. Phần đình còn lại hiện nay chủ yếu của thời Nguyễn.
Đầu năm 1933, đình được tu bổ chủ yếu bằng cách xây gạch xung quanh. Cột trụ ở ngoài đắp nổi hình tượng con phượng. Về trang trí nội thất đáng chú ý nhất là bộ cửa võng và những bức trạm là các tác phẩm điêu khắc, sơn son thiếp vàng lộng lẫy, lấy đề tài tứ linh làm nội dung chính thể hiện.
Các nghệ nhân xưa kia dựng đình và trang trí đã vượt qua được luật xa gần trong nghệ thuật tạo hình, đồ sộ về hình khối nhưng vẫn chặt chẽ về kiến trúc tôn giáo. Trong đình còn lưu giữ được nhiều di vật quý như: Tượng Lý Nam Đế bằng gỗ mít và long ngai sơn son thiếp vàng, một đôi ngựa gỗ (một trắng, một đen), bốn cây đèn….
Hy vọng rằng, sau công văn chỉ đạo này di tích lịch sử Quốc gia đình Đại Phúc sớm được tu nổ, tôn tạo để người dân có nơi sinh hoạt văn hóa. Nếu như theo công văn trên, đến năm 2024 đình Đại Phúc mới tu bổ, tôn tạo thì có muộn không?