Vụ giả danh công an xin cho bạn vi phạm giao thông: Có thể bị xử phạt đến 30 triệu đồng
Đối tượng Đào Minh Tuấn
Bài liên quan
Vụ nổ ở Linh Đàm khiến nhiều người bị thương: Có dấu hiệu tội Giết người
Bắt giữ đối tượng sử dụng hung khí gây ra hàng loạt vụ cướp tài sản của xe ôm Grab
Truy nã Đào Thị Hương Lan, nguyên giám đốc Sở Tài chính TP HCM
“Hé lộ” nguyên nhân vụ nổ bưu phẩm ở Linh Đàm khiến 3 người bị thương
Hành vi cầm dao, súng giả xông vào ngân hàng cướp tài sản sẽ bị xử lý như thế nào?
Nổ lớn ở khu chung cư Linh Đàm khiến nhiều người bị thương, một nạn nhân bị vật nhọn cắm vào cổ
Trước đó vào khoảng 8 giờ ngày 9/9, Tổ công tác Đội CSGT số 6 đang làm nhiệm vụ trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, thì phát hiện một nam thanh niên điều khiển xe máy không đội MBH, nên đã ra hiệu lệnh dừng xe để kiểm tra.
Trong quá trình lập biên bản đối với người điều khiển xe vi phạm, bất ngờ Đào Minh Tuấn chạy đến, xưng là lãnh đạo một phòng nghiệp vụ của Công an TP Hà Nội và đưa ra một số hiệu CAND để xin CSGT bỏ qua lỗi vi phạm cho nam thanh niên không đội mũ bảo hiểm.
Nghi vấn đối tượng không phải là cán bộ công an, Tổ công tác đã tiến hành xác minh nhanh và phối hợp Công an phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm giữ người này lại để làm rõ.
Tại cơ quan công an, danh tính đối tượng được làm rõ là Đào Minh Tuấn (34 tuổi, ở Chí Linh, Hải Dương) thừa nhận mình không phải là cán bộ Công an. Tuấn khai nhận, đã đặt mua “số hiệu giả” qua mạng của một người không quen biết, với số tiền là 300.000 đồng.
Số hiệu CAND giả và GPLX của Đào Minh Tuấn |
Trao đổi với PV báo Tuổi trẻ Thủ đô về vụ việc trên, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Đoàn LSTP Hà Nội) cho biết: Cá nhân nào có hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc để thực hiện hành vi trái pháp luật mới cấu thành tội phạm này. Nếu hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc chỉ để khoe khoang hay mục đích nào khác không phải để thực hiện hành vi trái pháp luật thì không cấu thành tội phạm. Nếu hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc để gian dối chiếm đoạt tài sản thì sẽ cấu thành tội phạm tương ứng đó như tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Xét hành vi của đối tượng, đã tàng trữ số hiệu CAND là hành vi vi phạm pháp luật. Do đó cần thiết phải làm rõ nguồn gốc số hiệu CAND và mục đích sử dụng để làm căn cứ xử lý tương ứng theo quy định của pháp luật.
Nếu có căn cứ xác định đối tượng chỉ sử dụng số hiệu CAND để nhằm khoe khoang hay xin sỏ CSGT bỏ qua vi phạm như vụ việc này thì chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Tuy nhiên, hành vi tàng trữ số hiệu CAND là vi phạm trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự. Hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 19 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về sử dụng trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu dành riêng cho lực lượng Công an nhân dân:
1. Phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng đối với hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu.
2. Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với hành vi mua, bán hoặc đổi trái phép trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu.
3. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng đối với hành vi sản xuất trái phép hoặc làm giả trang phục, cấp hiệu, phù hiệu, số hiệu.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 1, 2 và Khoản 3 Điều này.