Vụ khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ: Hậu quả dai dẳng sau 18 năm
![]() |
Đám khói độc bao phủ sau vụ tấn công toà tháp đôi 11/9/2001. Ảnh: AFP
Mặc dù 18 năm đã đi qua nhưng những ký ức về thảm kịch vẫn không thể quên với nhiều người dân Mỹ. Hơn thế nữa, những di chứng để lại của nó vẫn còn rất nặng nề.
Theo kết quả khảo sát của hãng tin CNN, những người đầu tiên đến hiện trường vụ khủng bố ngày 11/9 tại Mỹ, gồm lính cứu hỏa, lực lượng cứu hộ và tình nguyện viên giúp đỡ dọn dẹp... có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi và gan.
Nguyên nhân do họ tiếp xúc nhiều với bụi có các chất độc hại như thủy ngân, amiang và nhiên liệu phản lực trong quá trình dọn dẹp khu vực. Mức độ ảnh hưởng có thể kéo dài nhiều năm về sau.
Theo chương trình Sức khỏe Trung tâm thương mại thế giới (chương trình điều trị cấp liên bang giúp đỡ những người sống sót), 10.000 người trong số họ bị chẩn đoán mắc ung thư.
![]() |
Cô Jaquelin Febrillet bị chẩn đoán mắc ung thư vú có thể do khói độc từ vụ tấn công khủng bố 18 năm về trước tại New York. Ảnh: AFP |
Bên cạnh đó, nhiều người dân tuy không nằm trong số hàng nghìn nhân viên trên nhưng sức khỏe cũng bị ảnh hưởng không kém.
Ngày 11/9/2001 không tặc lao máy bay vào Trung tâm Thương mại thế giới, cô Jacquelin Febrillet mới 26 tuổi, làm việc cách đó cách đó hai tòa nhà.
18 năm sau, Febrillet được chẩn đoán bị ung thư vú di căn và nguyên nhân có thể do khói độc từ vụ tấn công. “Tôi đã ở đó vào ngày 11/9. Những năm về sau, tôi vẫn làm việc ở đó. Tuy nhiên, chúng tôi chưa từng được cảnh báo chuyện gì có thể xảy ra”, Febrillet, hiện đã là mẹ của ba con cho biết.
Một trường hợp khác, anh Richard Fahrer khi đó mới 19 tuổi. Ngày xảy ra vụ khủng bố anh không có mặt ở hiện trường nhưng lại thường xuyên làm khảo sát đất đai trong thời gian 2001 - 2003 ở phía Nam Manhattan, nơi Trung tâm Thương mại thế giới sụp đổ.
18 tháng trước, người bố trẻ (nay 37 tuổi), bị chẩn đoán mắc ung thư đại tràng. Căn bệnh này thường xuất hiện ở đàn ông lớn tuổi và trong gia đình Fahrer không ai có tiền sử bị bệnh này.
Theo thống kê đến cuối tháng 6 năm nay, những trường hợp như Febrillet và Fahrer đã lên đến con số 21.000 người. Trong số này, gần 4.000 người mắc ung thư, phổ biến nhất là ung thư tuyến tiền liệt, vú và da.
Tuy các chuyên gia y tế không thể xác định nguyên nhân gây ung thư ở mỗi bệnh nhân nhưng họ lưu ý có mối tương quan rõ ràng giữa tỷ lệ người nhiễm bệnh và người phơi nhiễm với đống đổ nát độc hại. Tỷ lệ này dự kiến sẽ tăng thêm khi những người phơi nhiễm nhiều tuổi hơn. Nguy cơ tăng theo tuổi tác và một số loại ung thư, bao gồm ung thư phổi mất từ 20 - 30 năm mới phát bệnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

UAE hoan nghênh Việt Nam xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế IRENA

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi thăm Việt Nam

Việt Nam, Pháp nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
