WHO cảnh báo Omicron đặc biệt nguy hiểm với những người chưa tiêm chủng
WHO cho biết sự gia tăng toàn cầu về các ca nhiễm mới là do Omicron. Nó dễ lây truyền hơn so với biến thể Delta, vốn chiếm ưu thế trước đây.
Theo bác cáo, hơn 15 triệu ca mắc mới COVID-19 đã được ghi nhận vào tuần trước. Đây là mức tăng theo tuần cao nhất từ đầu dịch đến nay.
WHO nhấn mạnh nếu càng nhiều người bị lây nhiễm, càng nhiều người phải nhập viện, kéo theo đó là càng số lượng lớn bệnh nhân tử vong.
Ngoài ra, sự lây nhiễm tràn lan sẽ dẫn đến nguy cơ xuất hiện những biến thể mới với độ nguy hiểm và khả năng lây lan thậm chí có khả năng vượt Omicron.
Do đó, WHO nhấn mạnh toàn thế giới không nên chủ quan trước biến thể này, đồng thời bác bỏ những quan điểm cho rằng Omicron có thể là nhân tố tích cực chấm dứt đại dịch.
Đồng thời, Tổ chức Y tế thế giới cũng cảnh báo biến thể Omicron của COVID-19 là nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người chưa tiêm vắc xin phòng bệnh.
![]() |
WHO cảnh báo Omicron đặc biệt nguy hiểm với những người chưa tiêm chủng (Ảnh: Bloomberg) |
Giám đốc WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết: “Trong khi Omicron gây ra bệnh ít nghiêm trọng hơn Delta song nó vẫn là một loại virus nguy hiểm, đặc biệt là đối với những người chưa tiêm chủng”.
Mặc dù không thể hoàn toàn ngăn chặn sự lây nhiễm, song vắc xin đã giúp ngăn ngừa nguy cơ tử vong và diễn tiến nặng của bệnh nhân COVID-19. Trên thực tế, số đông bệnh nhân COVID-19 nhập viện điều trị là người chưa tiêm chủng. Đây là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy hiệu quả phòng bệnh của các loại vắc xin ngừa COVID-19.
Bên cạnh vắc xin thì khẩu trang đã được chứng minh hiệu quả trong việc phòng chống dịch bệnh.
Một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học tại Đại học Central Florida (Mỹ) đã chỉ ra việc đeo khẩu trang giúp giảm đến hơn 50% khoảng cách mà mầm bệnh có thể di chuyển trong không khí do việc nói hoặc ho so với khi không đeo khẩu trang.
Phát hiện này rất quan trọng vì các mầm bệnh virus trong không khí. Chẳng hạn như virus SARS-CoV-2 có thể nằm bên trong và được truyền qua các giọt bắn hoặc aerosol, những giọt bắn li ti hòa lẫn trong không khí được hình thành trong hoạt động hô hấp của con người như nói và ho.
Kết quả cho thấy cả khẩu trang vải lẫn khẩu trang y tế đều có tác dụng giảm khoảng cách của giọt bắn.
Cụ thể, đeo khẩu trang vải giúp giảm gấp đôi khoảng cách giọt bắn di chuyển, còn đeo khẩu trang y tế giúp giảm xấp xỉ 2,5 lần khoảng cách giọt bắt di chuyển so với lúc không đeo khẩu trang.
![]() |
![]() |
![]() |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch CPP, Chủ tịch Thượng viện Campuchia

Đưa kim ngạch thương mại Việt Nam - Campuchia sớm đạt 20 tỷ USD

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Bộ trưởng Bộ Công tác về quân nhân xuất ngũ Trung Quốc

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Đông Phi Tanzania

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Nhật Bản Ishiba Shigeru

Minh chứng về mối quan hệ đặc biệt "có một không hai" Việt Nam - Lào

Chuyến thăm của Chủ tịch nước Lương Cường truyền thông điệp mạnh mẽ về giá trị trường tồn của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào

Chủ tịch nước Lương Cường đến Viêng Chăn, bắt đầu thăm cấp Nhà nước đến Lào
