WHO: Tái dương tính Covid-19 không phải là tái nhiễm
Hàn Quốc ghi nhận nhiều ca tái dương tính Covid-19 (Ảnh: CNN)
Bài liên quan
Điều gì xảy ra nếu không có vắc-xin ngừa Covid-19?
Sự nguy hiểm của 'làn sóng lây nhiễm thứ hai' dịch Covid-19
Phát hiện mới về virus SARS-CoV-2
Cậu bé 9 tuổi mắc Covid-19 không lây cho 172 người tiếp xúc
Trước đó, giới chức y tế Hàn Quốc thông báo đã có hơn 100 ca tái dương tính với virus SARS-CoV-2 trong tháng trước. Thông tin này đã làm gia tăng tâm lý lo ngại về nguy cơ tái nhiễm ở những bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh.
Tuy nhiên, theo kết quả tổng hợp và phân tích các dữ liệu mới nhất hiện nay, các chuyên gia WHO nhận định nhiều khả năng cơ thể những bệnh nhân này đang trong quá trình đào thải nốt số virus còn sót lại trong phổi, một phần trong giai đoạn phục hồi.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ thể những người mắc Covid-19 sẽ tạo ra kháng thể bắt đầu từ khoảng một tuần hoặc lâu hơn sau khi nhiễm bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, hiện vẫn chưa rõ liệu cơ thể có tạo ra khả năng miễn dịch đủ mạnh để không bị lây nhiễm trở lại hay không hoặc nếu có, hệ miễn dịch này sẽ có tác dụng trong bao lâu.
Đối với một số loại virus như bệnh sởi, những người khỏi bệnh hầu như sẽ được miễn dịch trong cả phần đời còn lại. Đối với các loại virus Corona gây bệnh viêm đường hô hấp, khả năng miễn dịch của cơ thể có thể kéo dài từ vài tháng tới vài năm
Mặc dù vậy, WHO cho rằng vẫn cần tiếp tục nghiên cứu đối với các bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính sau khi được tuyên bố khỏi bệnh. Ngoài ra, WHO nhấn mạnh, cần thu thập nhiều mẫu bệnh phẩm một cách có hệ thống từ các bệnh nhân đã hồi phục để tìm hiểu xem cơ thể cần mất bao lâu đào thải hết virus và không còn khả năng lây truyền cho người khác.