Tag

Xã Tân Xã, huyện Thạch Thất: Không biển cấm, đập nước thành “bãi tắm” lí tưởng

Bạn đọc 08/04/2016 06:02
aa
Vài năm trở lại đây, cứ vào hè, hàng trăm người dân xã Tân Xã (Thạch Thất) và các xã lân cận lại kéo nhau ra đập nước Quán Trăn để “giải nhiệt”. Chiều nào đập nước trị thủy cung cấp nước nông nghiệp cho nhiều xã trên địa bàn huyện Thạch Thất cũng “vui như hội”, bất chấp việc lòng đập có nhiều chỗ sâu tới 20 mét không hề có biển cảnh báo, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Xã Tân Xã, huyện Thạch Thất: Không biển cấm, đập nước thành “bãi tắm” lí tưởng

Vài năm trở lại đây, cứ vào hè, hàng trăm người dân xã Tân Xã (Thạch Thất) và các xã lân cận lại kéo nhau ra đập nước Quán Trăn để “giải nhiệt”. Chiều nào đập nước trị thủy cung cấp nước nông nghiệp cho nhiều xã trên địa bàn huyện Thạch Thất cũng “vui như hội”, bất chấp việc lòng đập có nhiều chỗ sâu tới 20 mét không hề có biển cảnh báo, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.

Gần một tháng nay, cứ khoảng 4 giờ chiều, khi trời vừa ngớt nắng, 3 mẹ con chị Đỗ Thị Liên (thôn 3, xã Tân Xã) lại hăm hở chở nhau ra đập Quán Trăn cách nhà chừng một cây số. Những ngày hè oi nóng, con đập không chỉ trở thành bãi tắm lí tưởng của riêng gia đình chị. Cứ chiều tới, cùng với chị Liên, hàng trăm phụ huynh lại chở ba, chở bốn trên xe đạp, xe máy đưa con cháu đến đây. Hầu hết các gia đình đều tay xách nách mang những chiếc phao cỡ lớn làm từ… săm ô tô. Được biết, người dân đến tắm đông nhất từ 16-19h hàng ngày. Những ngày nóng đỉnh điểm 39-40 độ C, số lượng người đổ ra đập lên tới con số hàng nghìn.

Trong ánh chiều vàng, hàng trăm người dân, phần đông là thanh niên và trẻ em tung tăng bơi lội dưới chân con đập. Trên cây cầu bắc qua đập, nhiều thanh niên tụ tập nhảy từ trên cầu cao xuống để thử cảm giác mạnh, lôi cuốn nhiều học sinh cấp 2 hào hứng làm theo. Những màn hất bổng, nhảy cao trên nước không đúng quy cách thi nhau được thể hiện. “Mặc dù độ cao chỉ chừng 5 mét nhưng mực nước dưới chân cầu chỉ xâm xấp 3-4 mét, xung quanh chân cầu là bờ kè, nhiều đá tảng rất nguy hiểm. Tôi đã nhắc nhở các cháu nhiều lần nhưng chúng không sợ vì thanh niên thích cảm giác mạnh” - ông Lê Văn Thành (thôn Kim Bông, xã Tân Xã) thở dài. Ông Thành cho biết thêm, mực nước trong đập sâu, ra xa có đoạn sâu tới 20-25m nhưng nhiều trường hợp khi bơi lội lại không mặc áo phao nữa. Những thanh niên thì lúc nào cũng chơi vơi cách xa bờ hàng chục mét. "Nhiều hôm 19h, nhiều người vẫn “liều mình” bơi lội khi trời đã tối mịt. Điều này là vô cùng nguy hiểm vì lòng hồ rất sâu, khi có trường hợp khẩn cấp sẽ không có ai biết để ứng cứu" - ông Thành nói.

Xã Tân Xã, huyện Thạch Thất: Không biển cấm, đập nước thành “bãi tắm” lí tưởng

Xã Tân Xã, huyện Thạch Thất: Không biển cấm, đập nước thành “bãi tắm” lí tưởng

Hàng trăm người dân ra đập Quán Trăn tránh nắng

Theo bà Lê Thị Tâm – Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Thạch Thất, nhu cầu bơi lội của người dân thì có nhưng số lượng người dân lớn, trong khi cả huyện có 2 bể bơi tư nhân giá cao, vé trẻ em khoảng 150 nghìn đồng/lượt. Người dân không đủ khả năng chi trả nên đành phải tìm đến con đập Quán Trăn. Tình trạng này đã kéo dài vài năm nay, dù Ban quản lí đập Quán Trăn đã nhiều lần cảnh báo đến người dân nhưng chẳng ai sợ. Người dân thì vẫn "bất chấp", bởi theo họ: “Trời nóng thế này, cả làng có mỗi con đập, trẻ con cả mấy xã qua tắm. Chúng tôi chỉ biết nhắc chúng cẩn thận và kêu người để ý mỗi buổi chiều, mép đập nước khá nông, cộng thêm việc có nhiều người cùng tắm nên cũng đỡ nguy hiểm”.

Trước đây, chỉ có người dân ở Tân Xã ra đây bơi lội. Nay, con đập thu hút rất nhiều người dân các xã lân cận trên địa bàn huyện Thạch Thất như Cần Kiệm, Hữu Bằng, Liên Quan, Kim Quang, Thạch Hòa… Đông đúc chẳng khác gì bãi biển thu nhỏ. Với đà này, nhiều quán nước mọc lên mở dịch vụ cho thuê áo phao, săm ô tô với giá 15.000 đồng/giờ. Nhiều người ở xã khác đến tắm, không nắm rõ độ sâu của con đập nên thỉnh thoảng xảy ra đuối nước. Giữa mùa hè năm 2013, đập nước Quán Trăn đã cướp đi sinh mạng một bé gái xã Tân Xã, người nhà phải thuê thợ lặn tìm kiếm 2 ngày mới thấy. Nguy hiểm là thế nhưng xung quanh bờ đập Quán Trăn không hề có biển báo về mực nước sâu nguy hiểm.

Không chỉ tiềm ẩn nguy cơ đe dọa tính mạng, khu vực để xe dọc bờ đập khoảng 500m chiều nào cũng mất trật tự vì người dân chen chúc nhau. Triền đê trên đập luôn xảy ra tình trạng chật cứng xe cộ. Dù đã quen với cảnh tượng này, nhưng ông Lê Đình Dũng bày tỏ: “Nếu chính quyền không kịp thời đưa ra những biện pháp thiết thực giải tỏa hay cắm biển báo, khuyến cáo người dân mức độ nguy hiểm, tình trạng lộn xộn này chẳng biết đến bao giờ chấm dứt? Chưa kể, nếu người các nơi còn tiếp tục kéo về, các dịch vụ phát sinh thì chẳng bao lâu nữa rác thải sẽ ngập đê, con đập cũng chẳng giữ được dòng nước sạch như hiện nay nữa”.

Thiết nghĩ, cần phải có sự vào cuộc của cơ quan chức năng trong việc tổ chức và quy hoạch vùng nước này để đảm bảo tính an toàn cho người dân khi tắm ở đây.

Tú Linh

Tin liên quan

Đọc thêm

Việc bảo vệ sức khỏe, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân phải được đặt lên trên hết Bảo vệ người tiêu dùng

Việc bảo vệ sức khỏe, quyền, lợi ích hợp pháp của Nhân dân phải được đặt lên trên hết

TTTĐ - Sáng 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân Bảo vệ người tiêu dùng

Thủ tướng yêu cầu kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

Sáng 14/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì làm việc với các bộ, ngành, cơ quan Trung ương để đánh giá về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả những tháng đầu năm 2025 và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới.
Quảng Nam: Chợ mới để không, người dân tranh thủ phơi lúa Đường dây nóng

Quảng Nam: Chợ mới để không, người dân tranh thủ phơi lúa

TTTĐ - Chợ Bình Long do Công ty CP Đầu tư và Xây dựng 501 thi công hoàn thành đã nhiều tháng qua nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào hoạt động, gây lãng phí.
Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép Đường dây nóng

Kon Tum: Khẩn trương kiểm tra trang trại chăn nuôi heo trái phép

TTTĐ - Trang trại chăn nuôi heo được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp thuộc địa bàn xã Pô Kô, huyện Đăk Tô (tỉnh Kon Tum) nhưng Chủ tịch UBND xã Pô Kô lại cho rằng... "không sai phạm".
Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép Đường dây nóng

Hải Dương: Yêu cầu dừng ngay các trạm trộn bê tông không phép

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương yêu cầu dừng ngay hoạt động, giải toả ngay toàn bộ trạm trộn, công trình ở bãi sông không có chủ trương đầu tư dự án hoặc nội dung chủ trương đầu tư được duyệt không có hạng mục trạm trộn.
Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai Đường dây nóng

Siết chặt kỷ cương trong quản lý đất đai

TTTĐ -Thực hiện chỉ đạo thành phố Hà Nội về việc tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, nhiều huyện đã đình chỉ điều hành công việc một số Chủ tịch xã để tập trung xử lý dứt điểm các vi phạm về đất đai và trật tự xây dựng.
Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê Đường dây nóng

Quảng Nam: Xe chở đất "đại náo" làng quê

TTTĐ - Xe tải vận chuyển vật liệu "lũ lượt" ra, vào khu dân cư để san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam khiến môi trường bị ô nhiễm.
Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè! Đường dây nóng

Phường Dương Nội (quận Hà Đông): Mở nhà hàng trên vỉa hè!

Thành phố Hà Nội đã có chỉ đạo thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo trật tự, văn minh và mỹ quan đô thị trên địa bàn. Tuy nhiên, tại nhiều tuyến đường trên địa bàn phường Dương Nội (quận Hà Đông, Hà Nội), tình trạng lấn chiếm lòng đường, vỉa hè vẫn diễn ra, gây bức xúc dư luận. Câu hỏi đặt ra: Ban chỉ đạo 197 phường Dương Nội quên mất nhiệm vụ của mình hay sao mà để tình trạng này diễn ra triền miên như vậy?
Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm Đường dây nóng

Dư luận đánh giá tích cực các quyết định xử lý vi phạm

TTTĐ - Tiếp xúc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, người dân tiểu khu Phú Mỹ (thị trấn Phú Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) thừa nhận có vi phạm đất đai tại đây. Trước đó, huyện Phú Xuyên đã có động thái được dư luận đánh giá là quyết liệt khi quyết định đình chỉ công tác của hai đồng chí Chủ tịch UBND cấp xã để tập trung chỉ đạo, tổ chức khắc phục, xử lý các vi phạm trong lĩnh vực đất đai, trật tự xây dựng tại địa phương.
Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì? Đường dây nóng

Tự ý xây dựng trên đất nông nghiệp đối diện hậu quả pháp lý gì?

TTTĐ - Việc tự ý xây dựng nhà ở hoặc công trình trên đất nông nghiệp mà không thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất là một vấn đề đáng quan tâm từ lâu. Hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật mà còn kéo theo nhiều rủi ro nghiêm trọng về tài sản, quyền lợi và thậm chí trách nhiệm hình sự.
Xem thêm