Tag

Xác định 2 vùng động lực phát triển Thủ đô

Tin tức 26/04/2023 14:03
aa
TTTĐ - Đề cương định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định 3 khâu đột phá và 2 vùng động lực phát triển Thủ đô.
Sáng tạo, đổi mới, tạo động lực phát triển Thủ đô Cần quan tâm đầu tư, tạo động lực phát triển khoa học công nghệ Phát triển đô thị là động lực phát triển của nền kinh tế

Sáng 26/4, tại Hội nghị lần thứ 12 Ban Chấp hành Đảng bộ TP Hà Nội khoá XVII, Ban Cán sự Đảng UBND TP đã trình bày Tờ trình về tình hình triển khai và Đề cương định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Xác định 2 vùng động lực phát triển Thủ đô
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn trình bày Tờ trình tại hội nghị

3 khâu đột phá về thể chế, hạ tầng và nhân lực

Trình bày Tờ trình, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn cho biết, Đề cương xác định 3 khâu đột phá và 2 vùng động lực phát triển Thủ đô.

Cụ thể, trong 3 khâu đột phá, về thể chế: Cần nghiên cứu xây dựng mô hình chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn và các thể chế đặc thù, vượt trội để đảm bảo yêu cầu và mục tiêu phát triển Thủ đô “văn hiến- văn minh - hiện đại”; Gắn liền với đó là xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhất là các cơ chế, chính sách để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, phát triển thông minh. Trong đó, ưu tiên tập trung rà soát, sửa đổi Luật Thủ đô (hiện thành phố đang tích cực phối hợp với Bộ Tư pháp để triển khai các bước theo quy định).

Về phát triển hạ tầng, ưu tiên tập trung phát triển nhanh hạ tầng giao thông, hạ tầng số, hạ tầng khoa học công nghệ; Cần nghiên cứu đột phá trong xây dựng hạ tầng số để xây dựng và phát triển nền kinh tế số, chính phủ số, xã hội số; Đẩy nhanh các công trình hạ tầng giao thông để tạo sức hút và tính lan tỏa trong phát triển.

Về nhân lực, coi nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân tài, hiền tài là nguồn lực cơ bản, mang tính hiệu quả và đột phá nhất. Trong đó, chú trọng các giải pháp thu hút nhân tài từ các nước đến làm việc tại Hà Nội.

Đối với 2 vùng động lực phát triển Thủ đô, qua nghiên cứu bước đầu, các chuyên gia cho rằng việc xác định vùng động lực phát triển Thủ đô giai đoạn tới, có thể là: Vùng động lực tại khu vực TP Bắc sông Hồng là TP về dịch vụ với các loại hình dịch vụ chất lượng cao như tài chính ngân hàng, giáo dục, du lịch, hội thảo... theo hướng thông minh và hội nhập; Một phần dịch vụ logistics, công nghiệp phụ trợ phục vụ các chuỗi sản xuất công nghiệp xung quanh như Bắc Giang, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Tập trung phát triển chuỗi đô thị bắc sông Hồng gồm Vĩnh Phúc - Hà Nội (Mê Linh - Sóc Sơn - Đông Anh - Gia Lâm, gắn với mô hình thành phố trong Thủ đô) - Hưng Yên song song với vành đai động lực Phú Thọ - Thái Nguyên, Bắc Giang của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ. Đây chính là động lực kết nối, lan tỏa, liên kết vùng đô thị phía Bắc và cả nước.

Vùng động lực khu vực TP phía Tây là TP khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, giáo dục và đào tạo với Khu công nghệ cao Hoà Lạc là hạt nhân.

Quang cảnh hội nghị
Quang cảnh hội nghị

Đề xuất tăng thẩm quyền cho Hà Nội

Về giải pháp thực hiện quy hoạch, Đề cương đưa ra một số giải pháp về tổ chức thực hiện và giám sát thực hiện quy hoạch: Huy động vốn đầu tư; Phát triển nguồn nhân lực; về môi trường, khoa học và công nghệ và đổi mới sáng tạo; về cơ chế, chính sách liên kết phát triển; quản lý, kiểm soát phát triển đô thị và nông thôn...

Theo tờ trình, trong hệ thống các giải pháp nêu trên, các chuyên gia gợi ý rằng cần chú ý đến việc xây dựng thể chế, chính sách, cụ thể là Luật Thủ đô (sửa đổi) để thể chế hóa một cách đồng bộ, thống nhất các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện xây dựng và phát triển Thủ đô. Trong đó, chỉ đưa vào Luật Thủ đô những cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội, ưu tiên áp dụng.

Trong đó, thí điểm trước một số cơ chế, chính sách đã có chủ trương tại các nghị quyết của Trung ương. Cụ thể, tăng cường phân cấp, phân quyền cho Thủ đô thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết công việc phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ đặc thù của Thủ đô - trọng tâm là các lĩnh vực đầu tư, tài chính, quy hoạch, đất đai, quản lý trật tự xây dựng, giao thông, môi trường, dân cư, tổ chức bộ máy, biên chế (Nghị quyết số 04/NQ-CP của Chính phủ).

Trao quyền cho Thủ đô được ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật, định mức chi. Cho phép TP thẩm quyền quyết định điều chỉnh quy hoạch, quy hoạch phân khu, phương án kiến trúc, thiết kế quản lý đô thị theo tiêu chuẩn, quy chuẩn đặc thù để xây dựng và phát triển đô thị thông minh (Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/1/2022 của Bộ Chính trị); Được quyết định và chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy biên chế, về cơ chế chính sách tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công; Hoàn thiện tổ chức, bộ máy chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, liên thông, phù hợp với vai trò, vị trí và yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới.

Cho phép TP được quyết định cơ chế, chính sách ưu đãi thu hút xã hội hoá đối với các lĩnh vực văn hoá, thể thao, khoa học và công nghệ, vệ sinh môi trường... và các cơ chế thu hút nguồn lực xã hội hoá như: BT, đầu tư sử dụng công, đầu tư công quản lý tư, thuê dịch vụ... (Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của Bộ Chính trị)...

Đọc thêm

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại Tin tức

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại

TTTĐ - Chúng ta phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến thì phải trở lại…
Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06 Tin tức

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06

TTTĐ - Sáng 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị.
Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi Tin tức

Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi

TTTĐ - Sáng 28/6, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP.
Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Với nhiều đột phá ở các khía cạnh khác nhau về quy mô, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển, Luật Thủ đô (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Hà Nội; đồng thời lan tỏa cho cả vùng xung quanh Thủ đô.
Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới Tin tức

Việt Nam thúc đẩy mạnh mẽ các động lực tăng trưởng mới

TTTĐ - Chiều 27/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về tới Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tham dự Hội nghị WEF Đại Liên 2024 và làm việc tại Trung Quốc (từ ngày 24-27/6) với những kết quả quan trọng, dấu ấn và điểm nhấn nổi bật, tiếp tục cụ thể hóa, triển khai những định hướng, tầm nhìn hợp tác chiến lược của lãnh đạo cấp cao thành những dự án cụ thể, hiệu quả, thiết thực, mang tính đột phá.
Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên Tin tức

Hỗ trợ doanh nghiệp từ cơ chế, chính sách đến chăm lo đoàn viên

TTTĐ - Chiều 27/6, Ban Chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09 Thành ủy Hà Nội tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Nhân dân làng cổ Đường Lâm Tin tức

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Nhân dân làng cổ Đường Lâm

TTTĐ - Ngày 27/6, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng đoàn công tác đến thăm, tặng quà các gia đình chính sách, gia đình tiêu biểu trên địa bàn xã Đường Lâm, thị xã Sơn Tây nhân Ngày gia đình Việt Nam 28/6 và Ngày Thương binh Liệt sỹ 27/7.
Xem thêm