Tag

Xây dựng chính sách đột phá để thu hút nhà khoa học nước ngoài

Giáo dục 14/11/2024 20:00
aa
TTTĐ - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 522/TB-VPCP ngày 14/11/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia đổi mới giáo dục và đào tạo về định hướng giải pháp thực hiện đổi mới giáo dục và đào tạo theo Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị.
Nhà khoa học trẻ với khát vọng cống hiến vì cộng đồng Kết nối, phát huy trí tuệ của các nhà khoa học trẻ Khai thác "kho vàng ròng" từ nhà khoa học để phát triển Thủ đô Tôn vinh Nhà khoa học của nhà nông
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Tại Thông báo trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia kết luận: Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển nhanh, bền vững, bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và được xác định rõ trong Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương và Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị.

Đột phá chất lượng giáo dục và đào tạo, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phải gắn với các yếu tố về thời gian, trí tuệ, khát vọng, tự lực và hội nhập với tinh thần phát huy tự lực, tự cường, tự tin, tự chủ, tự hào dân tộc; lấy con người là trung tâm, là chủ thể, mục tiêu, động lực và là nguồn lực chủ yếu cho sự phát triển; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, trong đó lấy nguồn lực bên trong là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài là quan trọng và đột phá.

Trong tháng 11/2024, trình Chính phủ dự thảo Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW

Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp, rà soát kỹ, tiếp thu tối đa ý kiến của các thành viên Ủy ban Quốc gia và các đại biểu dự họp, khẩn trương hoàn thiện dự thảo Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị, trình Chính phủ ban hành trong tháng 11 năm 2024, trong đó lưu ý bám sát chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là tại Nghị quyết Đại hội XIII, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Trung ương và Kết luận số 91-KL/TW của Bộ Chính trị; bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, cơ quan, địa phương và tình hình, yêu cầu thực tiễn.

Nội dung Chương trình hành động ngắn gọn, rõ ràng để thực hiện, thể hiện rõ tinh thần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, dễ đôn đốc, dễ kiểm tra, đánh giá, làm việc nào dứt điểm việc đó.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương, các cơ sở giáo dục, đào tạo; tạo điều kiện thuận lợi, nâng cao tính tự chủ, sáng tạo của các địa phương với tinh thần "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Bộ Giáo dục và Đào tạo nâng cao chất lượng dạy và học, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, việc dạy và học phù hợp lứa tuổi học sinh, truyền cảm hứng cho học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, thầy cô giáo là động lực; xây dựng, rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách để đẩy mạnh hình thành, phát triển thiết chế xã hội học tập và học tập suốt đời.

Bộ Giáo dục và Đào tạo chú trọng rà soát quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục và đào tạo; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực khoa học cơ bản, truyền thống và các ngành, lĩnh vực mới nổi; tăng cường huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, bảo đảm chi ngân sách nhà nước cho giáo dục, đào tạo tối thiểu 20% tổng chi ngân sách nhà nước; từng bước đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ 2 trong trường học, đồng thời đào tạo ngoại ngữ khác theo nhu cầu.

Tại Thông báo trên, Thủ tướng cũng cho ý kiến đối với các kiến nghị của Ủy ban Quốc gia.

Cụ thể, về Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo bám sát chủ trương, định hướng của Bộ Chính trị tại Kết luận số 91-KL/TW, khẩn trương rà soát, hoàn thiện hồ sơ dự thảo Chiến lược, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chậm nhất trong quý I năm 2025 bảo đảm trình tự, thủ tục và chất lượng.

Về thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, bảo đảm sự đồng bộ, liên thông từ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp đến giáo dục đại học, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo chức năng, nhiệm vụ rà soát, đánh giá tổng thể thực trạng, những bất cập, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân của những khó khăn vướng mắc, bài học kinh nghiệm, lựa chọn phương án tốt nhất, đề xuất, kiến nghị giải pháp cụ thể, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Nâng cao chất lượng nhân lực ngành giáo dục

Về nâng cao chất lượng nhân lực, quản lý viên chức ngành giáo dục, Bộ Nội vụ chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát, đề xuất đối với biên chế ngành Giáo dục; nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý biên chế, tiêu chuẩn viên chức, trong đó lưu ý yếu tố tăng quy mô trường, lớp học ở thành phố lớn, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đông dân cư; xây dựng các trường phổ thông theo mô hình liên cấp, giảm điểm trường lẻ gắn với nâng cao chất lượng, phù hợp tình hình và yêu cầu thực tiễn, điều kiện vùng, miền, địa phương, đất nước.

Về hướng nghiệp, phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan rà soát, tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14 tháng 5 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về Đề án giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 - 2025; hoàn thành trong năm 2025.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Về nguồn lực đầu tư cho giáo dục, Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính nghiên cứu, tổng kết các mô hình tốt, cách làm hay, làm cơ sở xây dựng đề án, cơ chế, chính sách huy động nguồn lực phát triển giáo dục và đào tạo, trong đó lưu ý lấy nguồn lực Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, kích hoạt các nguồn lực xã hội và với tinh thần "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ Nhân dân và doanh nghiệp".

Về thu hút chuyên gia nước ngoài, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu, xây dựng đề án, cơ chế, chính sách đột phá để thu hút, sử dụng chuyên gia, nhà khoa học nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài về giảng dạy, nghiên cứu, làm việc ở các cơ sở giáo dục Việt Nam.

Về thiết chế xã hội học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam và các cơ quan liên quan nghiên cứu, rà soát hoàn thiện thiết chế xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời, trong đó lưu ý có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tất cả mọi người bình đẳng trong tiếp cận xã hội học tập và học tập suốt đời.

Nhật Trường

Đọc thêm

Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025? Giáo dục

Khi nào công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025?

TTTĐ - Theo kế hoạch của Bộ GD&ĐT, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ được công bố sớm hơn năm ngoái 1 ngày.
Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn Giáo dục

Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn

TTTĐ - Dự thảo Luật Giáo dục nghề nghiệp giao quyền tự chủ nhiều hơn cho Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), cấp tỉnh và cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025 Giáo dục

3 thí sinh sử dụng AI để giải đề thi tốt nghiệp THPT 2025

TTTĐ - Tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có 3 thí sinh dùng điện thoại, chụp đề thi tốt nghiệp rồi nhờ AI giải, 1 em khác dùng camera đính ở tay áo gửi đề ra ngoài.
Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi Giáo dục

Thí sinh “sốc” trước độ khó của đề thi, Bộ GD&ĐT đã có phản hồi

TTTĐ - Kết thúc kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, 17h chiều 27/6, Bộ GD&ĐT tổ chức họp báo. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng chủ trì cuộc họp.
41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

41 thí sinh vi phạm quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 ghi nhận 41 thí sinh bị đình chỉ thi do sử dụng tài liệu và mang điện thoại vào phòng thi.
Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh Giáo dục

Kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội: An toàn, chủ động, nghiêm túc, tất cả vì quyền lợi thí sinh

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính thức khép lại khi các thí sinh chương trình Giáo dục phổ thông 2006 hoàn thành bài thi Ngoại ngữ. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, kỳ thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội ghi dấu với sự an toàn, nghiêm túc, chủ động, tất cả vì quyền lợi của thí sinh.
Các môn tự chọn chú trọng đánh giá năng lực, phân hóa rõ Giáo dục

Các môn tự chọn chú trọng đánh giá năng lực, phân hóa rõ

TTTĐ - Là kỳ thi đầu tiên của chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đề thi các môn tự chọn được đánh giá chung là có cấu trúc mới mẻ, theo định hướng phát triển năng lực người học và sự phân hóa rõ ràng sau mỗi câu hỏi.
Thí sinh thở phào sau giờ thi môn tự chọn, tổ hợp Giáo dục

Thí sinh thở phào sau giờ thi môn tự chọn, tổ hợp

TTTĐ - Ghi nhận tại các điểm thi, đa số thí sinh thở phào sau khi hoàn thành bài thi môn tự chọn và tổ hợp môn sáng 27/6.
TP Hồ Chí Minh: Hơn 500 thí sinh bỏ thi, 2 em đi trễ trong ngày thi thứ hai Giáo dục

TP Hồ Chí Minh: Hơn 500 thí sinh bỏ thi, 2 em đi trễ trong ngày thi thứ hai

TTTĐ - Ngày thứ 2 của kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, TP Hồ Chí Minh vắng hơn 500 thí sinh, có 2 thí sinh đi trễ do bị hư xe.
Thí sinh dự thi chương trình mới được thể hiện đúng sở trường Giáo dục

Thí sinh dự thi chương trình mới được thể hiện đúng sở trường

TTTĐ - Kết thúc môn thi cuối trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, nhiều thí sinh dự thi theo Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 bày tỏ sự phấn khởi khi được lựa chọn môn thi phù hợp với năng lực và sở trường của bản thân.
Xem thêm