Tag

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù gỡ "nút thắt" cải tạo chung cư cũ

Xã hội 15/08/2023 06:35
aa
TTTĐ - Cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ là một trong những hạn chế, tồn tại của TP Hà Nội trong nhiều năm qua. Khởi động từ năm 1999, đến nay, đây vẫn là vấn đề "đau đầu" đối với các cơ quan chức năng. Việc sửa đổi Luật Thủ đô lần này được kỳ vọng sẽ bổ sung những quy định mới về hoạt động cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, làm khung pháp lý quan trọng để TP gỡ “nút thắt” cho vấn đề này.
Đẩy mạnh tuyên truyền, tạo sự đồng thuận của Nhân dân trong triển khai cải tạo chung cư cũ Hà Nội di dời dân tại 10 chung cư cũ Không để "trượt" tiến độ cải tạo chung cư cũ

Cần thiết bổ sung các quy định mới

Hà Nội hiện có 1.579 nhà chung cư cũ, quy mô từ 2 đến 5 tầng, tập trung chủ yếu tại 4 quận nội thành; Trong đó, nhiều nhà đã xuống cấp nghiêm trọng, hư hỏng nặng, tiềm ẩn nguy hiểm về an toàn, tính mạng và tài sản cho người dân.

Thời gian qua, TP đã tiến hành kiểm định được 401 chung cư; Thực hiện việc di dời người dân ra khỏi các chung cư nguy hiểm cấp độ D. Hà Nội cũng đã hoàn thành xây mới và đưa vào sử dụng đối với 18 chung cư cũ, 14 dự án đang được triển khai. TP đã giao 19 nhà đầu tư lập quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 để thực hiện cải tạo, xây dựng lại 30 khu chung cư, đồng thời có nhiều biện pháp để ưu đãi, kêu gọi nhà đầu tư tham gia cải tạo chung cư cũ.

Tuy nhiên, kết quả trên vẫn còn khiêm tốn so với yêu cầu đặt ra. Việc cải tạo, nâng cấp, chỉnh trang các khu chung cư cũ trong nội thành chậm và còn nhiều vướng mắc về cơ chế, chính sách. Năng lực của một số chủ đầu tư, nhà đầu tư, nhà thầu, tư vấn ở một số dự án còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Công tác rà soát, đánh giá, lập danh mục khu chung cư cũ, nhà cũ xuống cấp để công bố thu hút đầu tư còn chậm.

Do đó, nhiệm vụ đặt ra khi sửa đổi Luật Thủ đô năm 2012 là cần có những cơ chế đặc thù về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị nội đô và phát triển nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người dân.

Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù gỡ
Theo TS Đỗ Xuân Trọng, cần tạo cơ chế để người dân sở hữu chung cư cũ, nhà ở cũ được góp vốn cùng nhà đầu tư cải tạo

Trên cơ sở kế thừa Điều 16 Luật Thủ đô năm 2012, Điều 30, Điều 32 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có những sửa đổi, bổ sung kịp thời các quy định về cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị, phù hợp chủ trương: “Cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị gắn với bảo tồn, phát huy giá trị và khai thác hiệu quả, bền vững các công trình, không gian lịch sử văn hóa tại khu vực nội đô lịch sử” trong Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị.

Cụ thể, tại khoản 2 Điều 30 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), “việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, nhà ở cũ, nhà nhiều hộ xuống cấp cấp phải tuân thủ quy hoạch được phê duyệt bảo đảm hài hòa lợi ích Nhà nước, người dân và nhà đầu tư”.

Theo TS Đỗ Xuân Trọng (Trường Đại học Luật Hà Nội), việc đặt ra yêu cầu này là cần thiết bởi khi không đảm bảo hài hoà lợi ích sẽ cản trở đến tốc độ cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ. Điều này được minh chứng trong thực tiễn thời gian qua khi cơ chế, chính sách chưa cụ thể làm cho người dân chưa được hưởng bồi thường, hỗ trợ hợp lý và nhận thức được nghĩa vụ trong việc di dời khỏi nhà chung cư cũ xuống cấp nguy hiểm. Nhà đầu tư cũng không “mặn mà” đầu tư khi bị hạn chế về tầng cao xây dựng, nhất là ở khu vực trung tâm.

Tuy nhiên, theo TS Đỗ Xuân Trọng, quy định trên cũng cần xem xét khi chưa làm rõ việc cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ phải tuân thủ quy hoạch nào đã được phê duyệt và như thế nào được coi là đảm bảo hài hoà giữa lợi ích của Nhà nước, người dân và nhà đầu tư; Cũng như chủ thể nào có trách nhiệm trong việc đảm bảo hài hoà lợi ích trên.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã bổ sung thẩm quyền cho HĐND TP Hà Nội trên một số nội dung. Trong đó, cho phép HĐND TP được quyền quy định: “Chính sách cải tạo, xây mới nhà ở cũ, nhà nhiều hộ xuống cấp, chung cư cũ, chỉnh trang nhà ở các ô phố và niên hạn sử dụng các nhà chung cư cao tầng” mặc dù có tính đặc thù nhưng không phù hợp với quy định của Luật Nhà ở năm 2014.

“Như vậy, nếu giữ nguyên quyền trên của HĐND TP Hà Nội trong việc cải tạo, xây dựng lại chung cư, nhà ở cũ cũng sẽ tựa như “một con tàu trật bánh” thay vì mang dáng dấp một “chính sách đặc thù”- TS Đỗ Xuân Trọng nhìn nhận.

Tạo cơ chế để người dân góp vốn đầu tư, định cư tại chỗ

Để nâng cao hơn nữa hoạt động cải tạo, chỉnh trang, tái thiết đô thị thông qua xu hướng xây dựng lại chung cư cũ, nhà ở cũ, chỉnh trang phố cổ, phố cũ trong thời gian tới, TS. Đỗ Xuân Hòa đề xuất: Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần quy định cụ thể hoạt động cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, nhà ở cũ, nhà nhiều hộ xuống cấp tuân theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt; Qua đó đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Luật Thủ đô và Luật Nhà ở.

Dự Luật cũng cần nhấn mạnh việc cân bằng lợi ích giữa Nhà nước - người dân - doanh nghiệp với các giải pháp cho từng chủ thể.

Trong đó, cần tạo cơ chế để người dân sở hữu chung cư cũ, nhà ở cũ được góp vốn cùng nhà đầu tư cải tạo; Sau đó người dân sẽ có những ưu đãi nhất định trong việc chọn căn, chọn tầng tuỳ theo tỷ lệ vốn góp. Nhà đầu tư được Nhà nước hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi, giải phóng mặt bằng. Đối với các hộ nhất định không chịu di dời, chính quyền sẽ có biện pháp cưỡng chế để đảm bảo tiến độ dự án

Về thẩm quyền của HĐND TP Hà Nội, TS Đỗ Xuân Trọng đề nghị bổ sung thẩm quyền cho HĐND TP trong việc quy định hình thức cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ để tạo ra các “chính sách đặc thù” cho Thủ đô trong bối cảnh hiện nay và đây là cơ sở phát huy tính sáng tạo cho chính quyền Thủ đô trong từng giai đoạn...

Triển khai cải tạo, xây dựng, tái thiết đô thị nhằm tạo ra các khu nhà ở mới góp phần thay đổi diện mạo của Thủ đô là yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay của Hà Nội. Hy vọng tới đây, với các quy định, cơ chế mới được đưa ra tại Luật Thủ đô (sửa đổi), TP Hà Nội sẽ nhanh chóng gỡ được "nút thắt" trong cải tạo, xây mới các chung cư cũ, tạo diện mạo mới cho đô thị Thủ đô theo hướng văn minh, hiện đại.

Đọc thêm

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai Muôn mặt cuộc sống

Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai

Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, Ngày hội Nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikTok Creators Summit Việt Nam 2024) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã chào đón sự tham gia của hơn 200 nhà sáng tạo nội dung trong nước và quốc tế.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7 BHXH & Đời sống

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

TTTĐ - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình với chi phí hợp lý và mức bảo vệ cao lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi bệnh/thương tật (không giới hạn số lượng bệnh/thương tật) nhằm đảm bảo tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và an tâm chăm sóc sức khỏe chu toàn.
Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp Đô thị

Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp

TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn những chính sách ưu đãi từ chính quyền thành phố để mạnh dạn, có động lực đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội sau này.
Mánh khóe lừa đảo qua game online: Người chơi dễ trở thành nạn nhân Muôn mặt cuộc sống

Mánh khóe lừa đảo qua game online: Người chơi dễ trở thành nạn nhân

TTTĐ - Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, các chiêu trò lừa đảo qua mạng ngày càng trở nên phổ biến và tinh vi. Một trong những hình thức lừa đảo liên tục được cơ quan chức năng cảnh báo, đó là lừa đảo thông qua các trò chơi (game) trực tuyến.
Xem thêm