Xây dựng văn hoá học đường trên không gian mạng
Bàn giải pháp đột phá văn hóa học đường, lan tỏa khát vọng cho học sinh Bài 166: “Văn hóa phong bì”, nói tục… làm hỏng văn hóa học đường Bài 12: Báo động về tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường |
Những tác động của không gian mạng khi học trực tuyến
Theo lãnh đạo Cục An toàn Thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), việc phát triển công nghệ trong thời kỳ 4.0 đặc biệt là trong giai đoạn bùng phát đại dịch Covid-19 đã tác động làm thay đổi ảnh hưởng tới học sinh, sinh viên trên toàn thế giới. Môi trường học đường và cách thức giao tiếp giữa học sinh với học sinh, học sinh với thầy cô cũng thay đổi chuyển từ hình thức truyền thống sang online. Dạy và học trực tuyến đã trở thành xu thế đồng nghĩa thời gian của trẻ em, thanh, thiếu niên tăng mạnh, chưa kể việc thực hiện phong toả, giãn cách xã hội cũng khiến cuộc sống của trẻ em dường như “gắn chặt” trên không gian mạng.
Học trực tuyến khiến cho trẻ có nhiều cơ hội và thời gian sử dụng mạng xã hội |
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh cho rằng, văn hóa không gian mạng, ảnh hưởng đến văn hóa học đường bởi đây là sự tương tác từ bối cảnh.
“Cùng với những ưu điểm vượt trội thì ảnh hưởng tiêu cực của “không gian ảo” cũng dần bộc lộ một cách rõ nét. Với chế độ mở, không qua khâu kiểm duyệt, nội dung nên trên mạng luôn có những chuỗi, khối không tin khổng lồ, đa diện và không kiểm soát. Phân tích trên bình diện tin, có không ít thông tin xấu độc hại, sai sự thật, thiếu kiểm chứng khiến người nhận tin nhầm tưởng. Phân tích trên bình diện ý nghĩa tương tác, khá nhiều tin tác động tiêu cực đến đời sống xã hội gây bức xúc, hoang mang... Văn hóa nơi không gian mạng có hay không, có lẽ không nhất thiết để tranh cãi nếu chúng ta nhìn theo dấu ấn nghĩa rộng của tử văn hóa. Sự chân thật, sự rõ ràng tin có thể nói, khó có thể xác định trong thực tiễn. Lên mạng, không ít người đã khai tin giả về bản thân, hay việc sử dụng nick, avatar hoặc lý lịch cá nhân có mục tiêu tô vẽ chân dung bằng cách nói quá, nói dối là một thực tế. Ngay với học sinh việc dùng tên ảo, các tên định danh để định vị bản thân cũng trở thành lựa chọn. Hay một số học sinh thể hiện cá tính bằng cách dùng các màu sắc tang tóc các hình ảnh đầy bí ẩn, ma quái mô tả về mình. Sự phức tạp về văn hóa hình ảnh ngôn từ đã lôi kéo không ít học sinh, sinh viên lựa chọn và làm bạn”, GS.TS Huỳnh Văn Sơn chia sẻ.
Tăng cường giám sát, quản lý hệ thống
Theo GS.TS Huỳnh Văn Sơn “Xây dựng văn hóa học đường đúng nghĩa không thể thiếu việc quản lý và xây dựng văn hóa mạng trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay”
Việc xây dựng văn hóa học đường đúng nghĩa cần đảm bảo thực thi bằng nhiều giải pháp trong đó nhất thiết xây dựng văn hóa mạng trong bối cảnh chuyển đổi số là rất quan trọng, thậm chí là điều kiện cơ bản.
GS.TS Huỳnh Văn Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM |
Cũng theo GS.TS. Huỳnh Văn Sơn, cần phổ biến bằng nhiều hình thức và đánh giá hiệu quả phổ biến này để đảm bảo việc tuân thủ Luật An ninh mạng (2018), Bộ ứng xử quy tắc trên mạng xã hội (2021). Bên cạnh đó, cần chú ý bồi dưỡng cho giáo viên một cách căn bản, có tầm nhìn về việc sử dụng Internet, nhất là kỹ năng chuyển đổi số và phát triển các giá trị văn hóa học đường trên không gian mạng. Ngoài ra, cần hỗ trợ học sinh làm quen, khai thác và sử dụng Internet một cách chủ động. Tăng cường chức năng giám sat của Bộ ngành có liên quan, nhất là các biện pháp quản lý hệ thống. Cuối cùng là xây dựng các chương trình hành động cụ thể gắn với các đề án hoặc đầu tư một đề án cụ thể, bài bản do Thủ tướng ra quyết định vơí sự tham gia và thực hiện của các Bộ ngành là vấn đề cần quan tâm.
Nhiều học sinh khi được hỏi đều cho rằng, các em ủng hộ việc trang bị kỹ năng sử dụng internet hay mong mỏi cần có những hướng dân sử dụng mạng xã hội hoặc hướng dẫn thực hiện các thao tác sử dụng internet thông minh. “Chúng em cần sử dụng internet, nếu được dạy các kỹ năng cần thiết hay ai đó cung cấp cho chúng em các gợi ý an toàn, văn hóa thì rất hay. Nhiều khi chúng em cũng không biết mình bị ảnh hưởng bởi sự bắt chước nhưng rõ ràng là sau khi xem lại cũng thấy xấu hổ về ngôn ngữ, về cách thể hiện của mình”, một em học sinh lớp 6 cho biết.
Có thể nói, trong bối cảnh phải học online như hiện nay, văn hóa trong học đường đang dần bị tác động tiêu cực mạnh mẽ bởi không gian mạng. Các nhà trường, thầy cô hay chính học sinh đều cần chủ động thay đổi và việc đầu tiên trong việc xây dựng văn hoá học đường cần bắt đầu từ thực hiện văn hoá ứng xử trên mạng xã hội.