Tag

Xét tuyển vào lớp 6 trường chất lượng cao: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

Giáo dục 03/06/2018 14:00
aa
TTTĐ - Sở GD-ĐT vừa công bố phương án tuyển sinh vào các lớp đầu cấp cho các trường học tại Hà Nội. Theo đó, các trường chất lượng cao công lập thay vì việc thi để tuyển sinh đầu cấp thì sẽ xét tuyển kết hợp với tiêu chí phụ hoặc làm bài kiểm tra đánh giá năng lực.

Xét tuyển vào lớp 6 trường chất lượng cao: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm

Học sinh đỡ áp lực

Theo công bố của Sở GD-ĐT Hà Nội, năm nay Sở cho phép các trường THCS chất lượng cao và trường ngoài công lập tuyển sinh vào lớp 6 có số học sinh đăng kí vượt quá chỉ tiêu được lựa chọn tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc xét tuyển kết hợp với kiểm tra đánh giá năng lực.

Tuy nhiên, các trường công lập chất lượng cao đều lựa chọn phương thức xét tuyển. Ngoài Trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam (hệ THCS) do Sở quản liý thì các trường khác thuộc các quận, huyện quản lý cũng được đề xuất phương án xét tuyển.

Xét tuyển vào lớp 6 trường chất lượng cao: Phụ huynh thở phào nhẹ nhõm
Các trường chất lượng cao công lập thay vì việc thi để tuyển sinh đầu cấp thì sẽ xét tuyển kết hợp với tiêu chí phụ hoặc làm bài kiểm tra đánh giá năng lực. Ảnh minh họa.

Như vậy các trường THCS Cầu Giấy; hệ THCS trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, THCS Nam Từ Liêm, THCS Chu Văn An (Thanh Trì), THCS Ngô Sỹ Liên (Chương Mỹ), THCS Nguyễn Huy Tưởng (Đông Anh), THCS Đô Thị Việt Hưng (Long Biên), THCS Trưng Vương (Mê Linh), THCS Sơn Tây, THCS Thanh Xuân sẽ xét tuyển vào lớp 6 bằng hình thức xét tuyển.

Theo ông Phạm Văn Đại, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, phương án xét tuyển học bạ để tuyển sinh vào lớp 6 đã được các trường sử dụng nhiều năm nay và không có vấn đề gì khó khăn xảy ra. Do vậy, năm nay các trường “hot” có thể sử dụng các tiêu chí phụ như mọi năm vẫn thực hiện để tiếp tục tuyển sinh lớp 6 năm học 2018-2019.

Ngay sau khi có thông tin này, nhiều phụ huynh đã thở phào nhẹ nhõm, anh Trần Văn Tuấn, năm nay nộp hồ sơ cho con vào trường THCS Ngô Sĩ Liên (Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết: “Trong 5 năm học, con tôi phấn đấu học tập và có thành tích học tập tốt. Bình thường, trường THCS dựa vào những thành tích đó để xét tuyển nhưng năm nay nghe nói sẽ thi, thành ra là cháu vất vả, áp lực nhiều. Nghỉ Hè lẽ ra là thời gian để nghỉ ngơi nhưng bây giờ, con tôi lại lao vào ôn thi. Nếu không thi thì chúng tôi thấy nhẹ nhõm quá, cả cháu và chúng tôi đều thoải mái. Tôi được biết, nhiều gia đình có nhu cầu cho con học trường “điểm” nên phải cho đi luyện thi hết lò thi này đến lò khác, không ai kiểm định được chất lượng. Họ cho con đi ôn thi 3-400 nghìn đồng mỗi buổi mà mỗi tuần ôn 5 buổi liền, thì đầu óc đâu học cho lại. Việc không thi mà xét tuyển là rất tốt cho học sinh và phụ huynh. Tuy nhiên, tôi thấy thời gian công bố muộn nên các con đã luyện thi gần xong rồi”.

Chị Nguyễn Thị Hiền ở quận Thanh Xuân, năm nay cũng đăng kí cho con vào trường THSC Thanh Xuân (quận Thanh Xuân) cho biết, mấy tháng trước tôi nghe nói Sở cho phép các trường “điểm” trong đó có cả trường công lập chất lượng cao có thể làm bài thi đầu vào, vì vậy tôi đã cho cháu học thêm khắp nơi. Tôi thấy cháu tội lắm. Tôi nghĩ rằng, không thi đầu vào là hợp lý, đỡ gây tốn kém cho gia đình và không tạo áp lực cho học sinh.

Chuẩn bị tâm lý cho phụ huynh

Trao đổi với phóng viên báo Tuổi Trẻ Thủ đô, bà Lê Thị Tượng, Hiệu trưởng trường THCS Ngô Sĩ Liên (Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết: “Số lượng hồ sơ đăng ký vào trường mọi năm thường gấp đôi chỉ tiêu. Những năm trước, chúng tôi vẫn xét tuyển và thêm các tiêu chí phụ nhưng tôi băn khoăn về lâu dài, khi Bộ không cho thi học sinh giỏi cấp tiểu học thì khó cho việc xét tiêu chí phụ để xét tuyển. Các tiêu chí theo học bạ ở bậc tiểu học thì toàn học sinh giỏi, khó cho việc lựa chọn. Vì vậy, trường tôi cũng đề xuất với Phòng GD-ĐT huyện Chương Mỹ, tới đây trường sẽ thông báo trước một năm với phụ huynh, khi mà không thi học sinh giỏi nữa thì trường sẽ dùng bài thi đánh giá năng lực, làm bài kiểm tra nhưng không căng thẳng”.

Ông Phạm Ngọc Anh, Trưởng phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy cũng cho rằng: “Thực ra Sở vẫn chỉ đạo các trường xét tuyển hoặc xét tuyển kèm theo bài kiểm tra đánh giá năng lực. Sở không bắt buộc phải làm theo tiêu chí nào. Trường THCS Cầu Giấy là trường chất lượng cao nhưng quận không chọn phương án thi khảo sát vì thi khảo sát đánh giá năng lực phải có thời gian để chuẩn bị chứ không phải tung ra làm ngay. Ngoài ra, tôi nghĩ cũng phải có thời gian cho phụ huynh nắm được, tung ra làm ngay sẽ tạo áp lực cho phụ huynh nên quận tôi chọn phương án năm nay vẫn xét tuyển theo hình thức như năm ngoái”.

Có thể thấy rằng, khi Sở GD-ĐT Hà Nội chưa công bố phương án tuyển sinh đầu cấp, nhiều phụ huynh đã lo lắng, nghe ngóng thông tin và cho con đi học thêm khắp nơi, ôn luyện thi ngày, đêm. Tuy nhiên, phương án cho phép xét tuyển đã khiến không ít phụ huynh như trút được ghánh nặng.


Năm 2015-2016 chỉ có khoảng 52% phụ huynh đăng ký tuyển sinh đầu cấp qua mạng. Con số này tăng lên 73% năm 2017 và năm nay dự kiến sẽ còn cao hơn.

Theo ông Phạm Quốc Toản, Phó trưởng phòng quản lý thi và Kiểm định chất lượng (Sở GD&ĐT Hà Nội), mới đây, trong 3 ngày chạy thử nghiệm phần mềm đăng ký trực tuyến tuyển sinh lớp 6 tại website http://tsdaucap.hanoi.gov.vn, 3.700 hồ sơ đăng ký thành công. Tuy nhiên, việc đăng ký tuyển sinh qua mạng lần này mới chỉ dừng ở mức thử nghiệm. Hệ thống sẽ hủy kết quả đăng ký để đến ngày chính thức tuyển sinh phụ huynh mới đăng ký lại.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã lập 1 tổ trực trên hệ thống để hỗ trợ, hướng dẫn phụ huynh đăng ký. Mô hình đăng ký thử nghiệm được tiến hành các bước như thật để phụ huynh được tập dượt.

Trong 3 ngày thử nghiệm, đơn vị nhận được 138 cuộc gọi của phụ huynh để hỏi về cách thức đăng ký, quy trình dù điều này đã được hướng dẫn tỉ mỉ trên website. Đa số phụ huynh quên mã số, mật khẩu, tài khoản của con hoặc yêu cầu hỗ trợ thông tin vì việc khai báo ở trường trước đó chưa đầy đủ. Một số trường hợp thuộc khu chung cư mới, mới đưa vào sử dụng chưa được cập nhật dữ liệu của công an.

Ông Toản cũng khuyến cáo phụ huynh, việc hệ thống báo đăng ký thành công trong 3 ngày thử nghiệm hoàn toàn là chương trình đăng ký thử, thông tin không có giá trị. Những thông tin này sẽ bị xóa và đến ngày đăng ký tuyển sinh trực tuyến chính thức như thông báo, phụ huynh mới đăng ký thật cho con. Sở GD&ĐT Hà Nội đã chuẩn bị kỹ lưỡng điều kiện cơ sở vật chất để không xảy ra tình trạng quá tải.


Theo thông báo của Sở GD&ĐT Hà Nội, thời gian phụ huynh học sinh đăng ký tuyển sinh trực tuyến vào lớp 1, lớp 6 và mầm non năm học 2018-2019 trên địa bàn Hà Nội cụ thể: Từ ngày 1 đến 3/7, phụ huynh đăng ký trực tuyến cho học sinh vào lớp 1. Từ ngày 4 đến 5/7, phụ huynh đăng ký trực tuyến cho trẻ 5 tuổi vào trường mầm non.

Từ ngày 7 đến 9/7, phụ huynh đăng ký trực tuyến cho học sinh vào lớp 6 các trường THCS trên địa bàn. Việc đăng ký tuyển sinh trực tuyến sẽ giúp phụ huynh không mất thời gian đi lại, đảm bảo quyền lợi tuyển sinh đúng tuyến cho học sinh cũng như giúp các trường, phòng, sở quản lý học sinh theo đúng phân cấp đúng tuyến phường, xã.

Quốc Tấn


Tin liên quan

Đọc thêm

Dự thảo nhiều điểm mới trong quy định khen thưởng, kỷ luật học sinh Giáo dục

Dự thảo nhiều điểm mới trong quy định khen thưởng, kỷ luật học sinh

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh.
Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu Giáo dục

Bữa trưa miễn phí cho học sinh: Chủ trương đúng, lợi ích dài lâu

TTTĐ - Gợi mở về bữa trưa miễn phí cho học sinh Hà Nội của Tổng Bí thư Tô Lâm khiến phụ huynh mừng vui, phấn khởi. Phía sau bữa trưa miễn phí là sự quan tâm thiết thực đến việc phát triển thể chất, tinh thần, tương lai thế hệ trẻ.
Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga Giáo dục

Nhịp cầu giáo dục thắt chặt quan hệ hữu nghị Việt - Nga

TTTĐ - Phòng Văn hóa Việt - Nga trở thành một không gian giao lưu văn hóa giúp học sinh thêm am hiểu về tinh hoa văn hóa thế giới, một không gian học tập với phương châm “học đi đôi với hành”.
133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học Giáo dục

133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học

TTTĐ - Sáng 8/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) công bố danh sách 133 học sinh được miễn thi tốt nghiệp, ưu tiên xét tuyển đại học năm 2025.
Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định Giáo dục

Quận Hai Bà Trưng xác minh thông tin giáo viên dạy thêm sai quy định

TTTĐ - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, đang khẩn trương xác minh thông tin giáo viên Trường THCS Vân Hồ dạy thêm chưa đúng quy định.
Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng Giáo dục

Cảnh báo thủ đoạn lôi kéo học sinh mở tài khoản ngân hàng

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa có công văn gửi các đơn vị về việc tuyên truyền học sinh, sinh viên cảnh báo thủ đoạn lôi kéo, dụ dỗ học sinh, sinh viên mở tài khoản ngân hàng, thuê bao di động để chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam Giáo dục

Cơ quan Giáo dục New Zealand tổ chức loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành cho học sinh sinh viên Việt Nam

TTTĐ - Trong tháng 5 này, Cơ quan Giáo dục New Zealand (Education New Zealand - ENZ) phối hợp cùng các đối tác tổ chức một loạt hoạt động trải nghiệm mới mẻ dành riêng cho học sinh sinh viên (HSSV) Việt Nam: Từ lớp học sáng tạo theo phong cách Kiwi”, trại hè mini” khám phá đất nước, con người New Zealand, cho đến Ngày hội Phiêu lưu New Zealand độc đáo.
10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội Khởi nghiệp sáng tạo

10.000 người tham gia ngày hội kết nối giáo dục nghề nghiệp Hà Nội

TTTĐ - Ngày hội gắn kết giáo dục nghề nghiệp Thủ đô với thị trường lao động năm 2025 diễn ra sáng 11/5 tại Cung Thiếu nhi Hà Nội - Cơ sở 2 (đường Phạm Hùng, phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với sự tham dự của khoảng 10.000 người.
Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới Giáo dục

Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục Giáo dục

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

TTTĐ - Trong 3 năm triển khai (2022 - 2025), phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục Hà Nội bước đầu đã thể hiện quyết tâm của Thủ đô trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, khắc phục hạn chế, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành Hà Nội.
Xem thêm