Tag

Xót xa cảnh 3 đứa trẻ sống dựa vào bà tuổi đã cao ở Hà Nội

Xã hội 23/05/2020 17:30
aa
TTTĐ - Sau khi sinh ra, 3 đứa trẻ được gửi về cho người phụ nữ gần 70 tuổi nuôi dưỡng trong căn nhà khoảng 10m2 ở Phùng Khoang (Hà Nội). Ngày ngày, bà lão phải đi rửa bát, dọn nhà thuê để nuôi 3 đứa trẻ đang bị khóa trái trong căn phòng nhỏ…

Xót xa cảnh 3 đứa trẻ sống dựa vào bà tuổi đã cao ở Hà Nội

Bữa cơm trưa đạm bạc của 4 bà cháu chỉ với độc nhất món canh bí đỏ, chuyện tưởng như không có ở giữa Hà Nội

Bài liên quan

Tháo gỡ, giải quyết hiệu quả những vướng mắc trong bảo vệ môi trường và quản lý đất đai tại Hà Nội

Hà Nội cần huy động sức mạnh của cộng đồng để bảo vệ môi trường

Hà Nội: Tuyệt đại đa số phụ huynh hoan nghênh sữa học đường

Hà Nội triển khai 19 giải pháp tổng thể khắc phục, giảm nồng độ bụi phát sinh

Ánh mắt buồn qua ô cửa sắt

Căn phòng rộng chưa đầy 10 mét vuông nằm sâu trong ngõ 67 phố Phùng Khoang (phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) là nơi ở của bà Nguyễn Thị Ly (68 tuổi) cùng 3 đứa cháu, chắt. Hằng ngày bà Ly đi rửa bát, dọn nhà thuê để kiếm tiền trang trải cuộc sống cho 3 đứa trẻ (gồm 1 cháu và 2 chắt ngoại).

Ba đứa trẻ hằng ngày ở trong căn phòng phía sau cánh cửa sắt bị khoá. Chúng chỉ quanh quẩn ở trong nhà chơi với nhau, tự ăn uống rồi lăn ra ngủ cho tới khi bà Ly đi làm về. Cuộc sống khốn khó khiến bà Ly phải khoá cửa nhốt các cháu ở trong nhà để đi làm kiếm tiền.

Mỗi khi đi làm bà Ly lại khoá cửa nhốt 3 đứa cháu, chắt ở trong căn phòng nằm sâu trong một con ngõ ở Phùng Khoang (Hà Nội)
Mỗi khi đi làm bà Ly lại khoá cửa nhốt 3 đứa cháu, chắt ở trong căn phòng nằm sâu trong một con ngõ ở Phùng Khoang (Hà Nội)

Khi thấy có người gọi cửa, bé Phạm Khánh Vy (10 tuổi) mở tấm chắn khóa cửa, ghé khuôn mặt vào ô vuông nhỏ với đôi mắt tròn ngơ ngác, thỏ thẻ nói vọng ra ngoài. Thấy khách hỏi, một bé gái khác thò mặt vào tấm chắn cửa bên cạnh. Cô bé bị bệnh down thấy có người lạ, đôi mắt tròn xoe cười khinh khích.

Dù đã 10 tuổi nhưng bao năm qua bé Vy không được đến trường. Khi chúng tôi hỏi con có muốn được đến lớp học không? Ánh mắt trong veo ấy như rực sáng, miệng đáp: “Cháu có, cháu muốn đi học lắm…!”.

Theo lời kể ngắt quãng của bé, hằng ngày bà Ly đi làm từ sáng đến tối mới về. Ở nhà, Vy có trách nhiệm trông và cho 2 đứa nhỏ hơn ăn, ngủ. Cứ như vậy, cuộc sống của ba đứa trẻ được lập trình đều đặn từ ngày này qua ngày khác.

Về tới đầu ngõ, thấy chúng tôi đứng ngoài cửa, bà Ly cất tiếng chào khách từ phía xa. Nghe tiếng bà, 3 đứa trẻ hét lên vui sướng: “Bà đã về… Bà đã về…!”. Cánh cửa sắt vừa mở ra, đứa lớn, đứa bé ôm lấy bà rồi chạy ra đầu ngõ ngó nghiêng…

Bắt đầu câu chuyện, bà Ly chỉ vào từng đứa trẻ kể: “Đứa lớn nhất tên Phạm Khánh Vy năm nay 10 tuổi. Đứa thứ 2 năm nay 7 tuổi, tôi thường gọi là Vân, cháu bị down không biết nói. Còn đứa nhỏ nhất tên Sam Bô, được 2 tuổi rưỡi. Hai đứa nhỏ chưa được khai sinh và đặt tên chính thức. Cả ba đứa chưa một ngày được đến trường”.

Bà Ly kể trước đây bà có nhà ở quận Thanh Xuân (Hà Nội) nhưng chồng bà bị ung thư nên năm 2014 phải bán đi để lấy tiền chữa bệnh. Về mua căn phòng này rộng chưa đầy 10m2, phải làm thêm gác xép để lấy chỗ 4 bà cháu chui ra, chui vào. Đến nay dù đã ở đây được 6 năm nhưng hộ khẩu vẫn ở quận Thanh Xuân.

Bà Ly liên tục gạt nước mắt khi kể về thân phận của 3 đứa trẻ và hoàn cảnh của mình
Bà Ly liên tục gạt nước mắt khi kể về thân phận của 3 đứa trẻ và hoàn cảnh của mình

Khi hỏi về bố mẹ của 3 cháu nhỏ, bà Ly cố gạt đi những giọt nước mắt nói: “Đó là câu chuyện buồn, xấu hổ lắm, tôi chẳng muốn kể làm gì!”. Bà có 4 người con, con trai cả bị bệnh hiểm nghèo mất năm 31 tuổi. Ba người con sau thì nay đây mai đó, cuộc sống không ổn định. Bà cũng không biết con cháu mình đang làm gì, ở đâu, sống chết thế nào?

Trong 3 đứa trẻ, bé gái tên Vân là cháu ngoại của bà Ly. Còn cháu Khánh Vy và Sam Bô là chắt ngoại của bà. Dù nhiều năm nuôi nấng, chăm sóc các cháu nhưng bà Ly cũng không biết bố lũ trẻ là ai, vì không có hôn thú gì. Con, cháu cứ sinh các bé xong lại bỏ lại cho bà nuôi nấng, thi thoảng mới gọi điện về hỏi thăm. Bà Ly cũng không thể liên lạc được với số điện thoại đó nữa.

“Hai đứa lớn mẹ chúng bỏ lại đây từ khi vài tháng tuổi. Còn đứa nhỏ nhất tên Sam Bô, Tết vừa rồi mẹ nó gọi điện bảo đem về gửi. Tôi không nhận và nói về quê rồi. Vậy mà nó vẫn thuê xe Grab mang cháu bé tới gửi ở nhà hàng xóm. Đến chiều tối, khi tôi đi làm về thì người hàng xóm bế thằng bé sang. Tôi giận lắm nhưng chẳng lẽ đều là cháu, chắt mà mình lại không nuôi, sao nỡ bỏ nó được”, bà Ly buồn rầu nói.

Sẽ sớm cho bé 10 tuổi đến trường

Bà Ly chỉ có duy nhất giấy khai sinh của bé Vy. Bé Vân bị bệnh down chỉ còn sót lại mảnh giấy chứng sinh photo nên không thể làm giấy khai sinh. Bé Sam Bô thì bà cũng không biết cháu sinh ra ngày tháng năm nào, bà chỉ đoán được 2,5 tuổi. Cũng chính vì vướng mắc giấy tờ nên 3 đứa nhỏ đang ở với bà không làm được khai sinh, chưa được đến trường.

“Tôi cũng đã hỏi để làm thủ tục nhưng cần rất nhiều giấy tờ, giờ tôi già rồi không đủ sức chạy để lo nữa. Chỉ thương các cháu sống mà không được đặt tên, muốn đi học mà không được đến trường. Cháu Vân bị bệnh down nếu làm được giấy khai sinh thì tôi gửi con bé vào trung tâm bảo trợ xã hội để cháu có cuộc sống tốt hơn. Bé Sam Bô, tôi sẽ tìm bằng được mẹ cháu về để chăm sóc. Ở với mẹ nó sẽ có cuộc sống tốt hơn. Còn con bé Vy, tôi cũng mong cháu được đến trường. Con bé nó muốn đi học lắm, đáng ra giờ nó lên lớp 4 rồi vậy mà vẫn ở nhà”, bà Ly nói.

Trước khi chúng tôi ra về, bé Vy thì thầm: “Cháu muốn được đi học lắm. Nghe các bác nói nếu đi học cháu phải học với các em 6 tuổi, cháu cũng đồng ý…”.

Hằng ngày khi bà đi vắng, Vy sẽ chăm sóc cho hai em nhỏ
Hằng ngày khi bà đi vắng, Vy sẽ chăm sóc cho hai em nhỏ

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Lụa, Phó Chủ tịch UBND phường Trung Văn cho biết, trường hợp 4 bà cháu (1 cháu, 2 chắt) nhà bà Ly rất phức tạp. Bố mẹ các cháu đều không sinh sống ở địa bàn, cũng không biết họ ở đâu. Bà Ly có chồng đã mất, bán nhà rồi chuyển về phường Trung Văn sinh sống.

“Khi chúng tôi đặt vấn đề thì bà Ly chỉ bảo ở tạm thôi. Tổ dân phố cũng nói, bà ở tạm cũng nên làm tạm trú tạm vắng nhưng bà Ly chưa làm dù sống tại phường nhiều năm.

Về trường hợp của cháu Vy (10 tuổi) mong muốn được đi học, bà Lụa cho biết, UBND phường đã trực tiếp trao đổi với Hiệu trưởng trường Tiểu học Trung Văn tìm cách cho cháu được đi học vào năm học mới tới đây.

Hồ sơ của cháu chỉ có mỗi giấy khai sinh, chúng tôi rất muốn tìm bố mẹ cháu bé mà không thể nào liên hệ được để làm tạm trú cho cháu. Với hoàn cảnh éo le của cháu Vy thì cô hiệu trưởng sẵn sàng tiếp nhận vào đợt tuyển sinh tới đây. Nếu giải quyết được giấy tờ vướng mắc thì nhà trường sẽ hỗ trợ cho cháu đi học, các cô cũng sẽ quyên góp giúp đỡ cháu”, bà Lụa cho biết.

Bữa cơm trưa của 4 bà cháu chỉ có độc nhất món canh bí đỏ nhưng các bé ăn rất ngon miệng
Bữa cơm trưa của 4 bà cháu chỉ có độc nhất món canh bí đỏ nhưng các bé ăn rất ngon miệng

Về trường hợp hai cháu nhỏ còn lại, vị Phó Chủ tịch UBND phường Trung Văn cũng nêu rõ, cả hai cháu không có giấy chứng sinh, phường không có cách nào giải quyết hai trường hợp này. Cháu bé bị down, bà Ly có mong muốn cho cháu vào trung tâm bảo trợ xã hội tuy nhiên bố mẹ cháu bé vẫn còn nên bà Ly không thể giám hộ cho cháu bé được.

“Nếu chúng tôi đưa cháu đi trung tâm bảo trợ, bố mẹ cháu về không đồng ý thì phường sẽ rất khó xử. UBND phường cũng đã họp và cử cán bộ xuống yêu cầu bà Ly cung cấp giấy tờ nhưng bà cũng không có giấy tờ gì liên quan, cũng không có số để liên lạc với bố mẹ cháu bé.

Nhìn hoàn cảnh của 4 bà cháu như thế cũng rất thương tâm nhưng để giải quyết phải có giấy tờ. Đằng này, cả 4 bà cháu có mỗi duy nhất giấy khai sinh của bé Vy và sổ hộ khẩu của bà Ly ở quận Thanh Xuân, ngoài ra không có giấy tờ gì liên quan đến hai cháu nhỏ còn lại”, bà Lụa nói.

Thành Lộc

Đọc thêm

Cà Mau bước vào chặng đường phát triển mới Xã hội

Cà Mau bước vào chặng đường phát triển mới

TTTĐ - Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau giữa hai đồng chí Lữ Văn Hùng và Nguyễn Hồ Hải không chỉ là một thủ tục hành chính, mà còn đánh dấu bước chuyển mình của tỉnh trong thời điểm lịch sử sau hợp nhất, hướng tới bộ máy hiệu lực, chính quyền gần dân và khát vọng tăng trưởng mạnh mẽ.
Hà Nội lắp đặt màn hình LED phục vụ Lễ diễu binh, diễu hành Xã hội

Hà Nội lắp đặt màn hình LED phục vụ Lễ diễu binh, diễu hành

TTTĐ - Hà Nội sẽ lắp đặt màn hình LED và loa truyền thanh nhằm đáp ứng nhu cầu theo dõi trực tiếp Lễ kỷ niệm, diễu binh, diễu hành của đông đảo Nhân dân và du khách tại nhiều địa điểm trên địa bàn thành phố.
Tỉnh Quảng Trị phê duyệt đấu giá quyền khai thác 20 mỏ khoáng sản Xã hội

Tỉnh Quảng Trị phê duyệt đấu giá quyền khai thác 20 mỏ khoáng sản

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị đặt ra yêu cầu cho những tổ chức, cá nhân muốn tham gia đấu giá 20 mỏ khoáng sản phải đảm bảo vốn chủ sở hữu ít nhất bằng 30% tỉ suất đầu tư.
Bài 3: Đặt lợi ích Nhân dân lên trên hết, trước hết Xã hội

Bài 3: Đặt lợi ích Nhân dân lên trên hết, trước hết

TTTĐ - "Sắp xếp giang sơn không chỉ để đất nước "gọn gàng" hơn, mà để khơi dậy khát vọng phát triển mạnh mẽ hơn. Muốn vậy, phải thay đổi tư duy, nâng cao năng lực hành động và đặt lợi ích của Nhân dân lên trên hết”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, chia sẻ.
Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ và Thanh Hóa tiếp tục mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm qua và sáng sớm 10/7, khu vực vùng núi và trung du Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to.
Lâm Đồng: Phân công nhiệm vụ lãnh đạo chủ chốt Xã hội

Lâm Đồng: Phân công nhiệm vụ lãnh đạo chủ chốt

TTTĐ - Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Hồ Văn Mười vừa ký quyết định số 179/QĐ-UBND về việc phân công nhiệm vụ cho Chủ tịch và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Chính quyền TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng cán bộ cơ sở của tỉnh Bình Dương (cũ) Xã hội

Chính quyền TP Hồ Chí Minh đồng hành cùng cán bộ cơ sở của tỉnh Bình Dương (cũ)

TTTĐ - Buổi làm việc giữa Thường trực UBND TP Hồ Chí Minh với lãnh đạo 36 xã, phường và các sở, ngành khu vực Bình Dương cũ không chỉ nhằm đánh giá lại quá trình sắp xếp bộ máy sau ngày 1/7 mà còn là dịp để lắng nghe, đồng hành cùng cơ sở
Phát động các phong trào thi đua mang màu sắc riêng của phụ nữ Xã hội

Phát động các phong trào thi đua mang màu sắc riêng của phụ nữ

TTTĐ - Chiều 9/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Thanh Xuân tổ chức Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ, đồng thời tổ chức Hội nghị Ban chấp hành mở rộng.
Phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới trong hoạt động Xã hội

Phát huy tinh thần đoàn kết, đổi mới trong hoạt động

TTTĐ - Ngày 9/7, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Đông Anh tổ chức Hội nghị Ban chấp hành lần thứ nhất (phiên mở rộng).
Nhớ về nhà trí thức yêu nước Nguyễn Hữu Thọ Xã hội

Nhớ về nhà trí thức yêu nước Nguyễn Hữu Thọ

TTTĐ - Tại tọa đàm "Thời tuổi trẻ của cố luật sư Nguyễn Hữu Thọ", các đại biểu đã ôn lại những kỷ niệm, những dấu ấn không quên về cố luật sư yêu nước.
Xem thêm