Xử phạt nghiêm vi phạm giao thông để thiết lập kỷ cương, kỷ luật
Để đảm bảo triền khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 68/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe, thay thế cho Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 123/NĐ-CP), có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025
Có thể thấy hiện nay, tình hình trật tự, an toàn giao thông, tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, nhất là tại các thành phố lớn diễn biến hết sức phức tạp, gây thiệt hại cho xã hội, cho người dân. Tình trạng vi phạm giao thông diễn ra rất phổ biến, cần thiết lập lại trật tự vần hóa giao thông.
Chính vì vậy, Ban soạn thảo Nghị định sau quá trình nghiên cứu, kế thừa những kết quả đạt được của việc thực hiện Nghị định 100, tham khảo kinh nghiệm của nhiều quốc gia..., nhận thấy rằng cần thiết phải tăng mức xử phạt đủ mạnh để bảo đảm tính răn đe đối với một số nhóm hành vi, hành vi vi phạm với lỗi cố ý nguy hiểm, là nguyên nhân trực tiếp gây tai nạn giao thông.
![]() |
Việc nâng mức xử lý vi phạm hành chính để răn đe, giáo dục một bộ phận người tham gia giao thông có ý thức chấp hành chưa tốt |
Một số hành vi, nhóm hành vi vi phạm về quy tắc giao thông như: Không chấp hành hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông; quá tốc độ, quay đầu, lùi xe, đi ngược chiều, đi vào đường cấm, khu vực cấm, lùi xe, đi ngược chiều trên cao tốc; chạy lạng đánh võng; rải vật sắc nhọn... vì đây là những hành vi lỗi cố ý và là nguyên nhân của rất nhiều các vụ tai nạn giao thông trọng đã xảy ra trong thời gian qua.
Một số hành vi, nhóm hành vi vi phạm về điều kiện của phương tiện tham gia giao thông, xâm phạm trật tự quàn lý nhà nước như xe không gắn biển số, gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp, che dán biển số; cơi nới kích thước thành thùng vì hiện nay, rất nhiều cá nhân cố tình đi xe không gắn biển số, che dán biển số để thực hiện các hoạt động phạm pháp, vận hàng lậu, hàng cấm, hoạt động tội phạm, trốn tránh sự quản lý của cơ quan chức năng, trốn tránh phạt “nguội” của Hệ thống giám sát, do vậy cần tăng chế tài để bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật.
Kinh nghiêm của việc thực hiện Nghị định 100 đối với việc xử lý vi phạm về nồng độ cồn, đến nay bước đầu đã tạo được thói quen “đã uống rượu bia, không điều khiển phương tiện tham gia giao thông” của người dân và được đông đảo các tầng lớp nhân dân ủng hộ.
Nghị định mới quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe đã xử lý nghiêm khắc những hành vi là nguyên nhân gây tai nạn giao thông, thể hiện ý thức coi thường pháp luật khi tham gia giao thông với việc nâng mức phạt tiền rất cao, thậm chí tịch thu phương tiện đối với một số hành vi như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều, chạy xe lạng lách, đánh võng...
![]() |
Theo Nghị định 168, việc xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm giao thông chính là để thiết lập kỷ cương, trật tự khi tham gia giao thông đường bộ |
Cụ thể, đối với người điều khiển ô tô vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông mức phạt tiền nâng từ 4 triệu đồng - 6 triệu đồng lên 18 triệu đồng - 20 triệu đồng, vi phạm nồng độ cồn ở mức từ 0,25mg - 0,4mg/l khí thờ hoặc từ 80mg/100ml máu sẽ được tăng mức xử phạt thêm 2 triệu đồng (từ 16 - 18 triệu đồng lên 18 - 20 triệu đồng).
Một số hành vi như chuyển hàng trên xe không chằng buộc chắc chắn; cản trở, không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thực thi nhiệm vụ; không chấp hành hiệu lệnh chỉ dẫn của người điều khiển giao thông... sẽ có mức phạt cao gấp 3 - 30 lần so với hiện hành.
Đã đến lúc phải thay đổi những thói quen xấu khi tham gia giao thông vì nó làm méo mó hình ảnh văn minh đô thị, hình ảnh của đất nước khi đối tác, du khách nước ngoài đánh giá thấp hoặc lo sợ khi đi ra đường, làm giảm nhu cầu đầu tư nước ngoài.
Tai nạn đã cướp nhiều nhân lực quý giá của đất nước, gây hệ lụy khiến nhiều gia đình phải chăm lo người tai nạn khuyết tật, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Mỗi người tham gia giao thông chỉ cần hình thành thói quen chấp hành như: Tuân thủ tín hiệu đèn giao thông, không vượt ẩu, không lái xe khi đã uống rượu, bia... thì sẽ giảm tai nạn và luôn nhớ nhà là nơi để về.
Theo Nghị định 168, việc xử phạt nghiêm khắc các hành vi vi phạm giao thông chính là để thiết lập kỷ cương, trật tự khi tham gia giao thông đường bộ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sắp thông xe kỹ thuật loạt cầu nối Quốc lộ 14B vào Mỹ Sơn

Đồng Nai: Chuyển mục đích hơn 2,5 ha rừng để làm cầu Phước An

Hợp long cầu Thanh An nối liền hai tỉnh Tây Ninh và Bình Dương

Pháp sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trong các dự án giao thông chiến lược

Tăng cường xử phạt để hạn chế học sinh vi phạm giao thông

Tuyên truyền phá bỏ xe tự chế để ngăn ngừa tai nạn

Thủ tướng kiểm tra hiện trường một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm

Hiệu quả từ kênh zalo phản ánh tình hình vi phạm giao thông

Đồng Nai: Đề xuất phát triển đường sắt tốc độ cao
